Kinh nghiệm đi chùa Thiên Mụ là hành trang để du khách khám phá ngôi chùa linh thiêng bậc nhất tại Huế, giúp bạn có một hành trình đầy niềm vui mà vẫn thể hiện được sự tôn kính và niềm tin tâm linh. Cùng 3vi.vn tìm hiểu xem những kinh nghiệm này là gì nhé.
Đôi nét về chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa lâu đời tại Huế, còn được người dân gọi với cái tên quen thuộc khác là chùa Linh Mụ. Ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh đồi Hà Khê, hương thẳng ra sông Hương thơ mộng. Chùa thuộc địa phận của phường Kim Long, thành phố Huế và cách trung tâm chỉ khoảng 10 phút chạy xe.
Chùa Thiên Mụ cổ kính đã được xây dựng từ đời vua Nguyễn Hoàng thế kỷ 17, khoảng những năm 1602. Hơn 400 năm đã trôi qua, Thiên Mụ là ngôi chùa hiếm hoi vẫn giữa được sự nguyên vẹn theo suốt chiều dài lịch sử và những thăng trầm của thời đại.
Chùa Thiên Mụ được bao phủ bởi bốn bề cây xanh
Từ thời xưa, nơi đây đã nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng và được các đời vua chúa dành cho sự tôn sùng, kính trọng. Theo sử sách ghi chép lại các đời nhà Nguyễn đã liên tục thực hiện trùng tu, sửa chữa chùa Thiên Mụ, đặc biệt là vào đời chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho đúc một chiếc chuông lớn nặng tới 2 tấn và khắc trên đó một bài minh. Không những vậy vị chúa này còn cho người sang tận Trung Hoa mua về hơn 1000 bộ kinh Phật để thờ cúng tại lầu Tàng Kinh, thuộc chùa Thiên Mụ. Chính vì thế cho đến ngày nay, kinh nghiệm đi chùa Thiên Mụ cho thấy ngôi chùa này vẫn mang một màu sắc tâm linh vô cùng đậm nét, khiến người người muốn ghé thăm.
Chùa Thiên Mụ bên bờ sông Hương hữu tình
Cách di chuyển đến chùa Thiên Mụ?
Vì chùa Thiên Mụ chỉ cách trung tâm thành phố 5km nên việc di chuyển rất đơn giản. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy, ô tô, taxi hoặc đi theo tour. Ngoài ra bạn còn có thể lựa chọn di chuyển bằng tàu trên sông Hương để vừa vãn cảnh sông vừa chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp chùa Thiên Mụ từ xa.
Về đường đi, theo kinh nghiệm đi chùa Thiên Mụ thì du khách nên di chuyển qua đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái vào Yết Kiêu. Từ đây đi thêm một đoạn, tiếp tục rẽ trái vào qua Lê Duẩn. Đi đến vòng xoay bạn chỉ cần rẽ phải vào đường Kim Long, đi thêm 2km thì sẽ tới chùa.
Vị trí trên google: Chùa Thiên Mụ
Kinh nghiệm đi chùa Thiên Mụ có gì hấp dẫn?
3.1 Kinh nghiệm đi chùa Thiên Mụ khám phá lối kiến trúc độc đáo
Khi đến với ngôi chùa linh thiêng bậc nhất này, du khách sẽ phải choáng ngợp trước lối kiến trúc truyền thống đặc trưng, những công trình thuộc khuôn viên chùa được đầu tư xây dựng vô cùng độc đáo.
Cổng vào của chùa Thiên Mụ
Đầu tiên phải kể đến tòa tháp hình bát giác bảy tầng nổi bật giữa khuôn viên, được đặt tên là Phước Duyên. Tòa tháp này được xây dựng vào khoảng thế kỷ 19 dưới thời vua Thiệu Trị. Tòa tháp được xây dựng theo lối kiến trúc quen thuộc của các công trình đền chùa thế kỷ 18 – 19. Xung quanh tòa tháp là khá nhiều cây cối, những cây hoa đại tán rộng tỏa hương thơm ngào ngạt. Đây cũng chính là góc check-in được rất nhiều bạn trẻ yêu thích khi đến chùa Thiên Mụ.
Tòa tháp Phước Duyên là công trình kiến trúc nổi bật nhất của chùa Thiên Mụ
Đi sâu hơn vào khuôn viên chùa, bạn sẽ nhìn thấy cổng tam cửa, thêm một đoạn là 12 tác phẩm điêu khắc. Đây được coi là những người bảo vệ khổng lồ, được tạc khuôn mặt hung dữ và có chút đáng sợ. Điều đặc biệt là cả 12 bức tượng đều từ vật liệu gỗ nhưng trải qua năm tháng vẫn sừng sững ở đó canh gác cho ngôi chùa.
Cổng tam quan của chùa Thiên Mụ đã được trùng tu để khang trang và kiên cố hơn
Kinh nghiệm đi chùa Thiên Mụ chỉ ra rằng càng đi vào bên trong bạn sẽ càng được mở mang tầm mắt với lối kiến trúc vừa tỉ mỉ, cầu kỳ vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Khu vực cung điện Đại Hùng là thánh địa chính của chùa. Bên trong trưng bày bức tượng Phật cùng những tác phẩm điêu khắc ấn tượng. Nơi đây cũng là nơi đặt chiếc chuông khổng lồ có chiều cao 2,5 mét được chúa Nguyễn Phúc Chu đúc.
Không gian chánh điện luôn chìm trong không khí tĩnh mịch trang nghiêm, ngập tràn hương khói. Nếu đã vào đây, du khách nên dừng lại, thắp nén nhang cho các vị thần linh để cầu chúc may mắn, sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đến buổi chiều, đây cũng là nơi các vị sư cùng nhau tụng kinh và cầu nguyện phước lành cho chúng sinh.
Cung điện Đại Hùng với phần sân rộng lớn
Khuôn viên Chùa Thiên Mụ không chỉ có kiến trúc đền chùa mà còn lưu lại những di tích lịch sử quý giá. Ngay sau cung điện Đại Hùng, bạn sẽ thấy tòa nhà trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị, trong đó phải kể đến chiếc ô tô đã từng chở nhà sư Thích Quảng Đức đến ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt để tự thiêu, nhằm phản đối chính sách chống tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ.
Chiếc ô tô đã từng chở nhà sư Thích Quảng Đức được lưu giữ đến tận ngày nay
Với kinh nghiệm đi chùa Thiên Mụ của nhiều du khách, khắp khuôn viên đều là những công trình kiến trúc ấn tượng. Bạn có thể ghé thăm điện Tạng, điện Quan Âm… Ngoài ra nơi đây còn là địa điểm trưng bày rất nhiều cổ vật quý giá, có ý nghĩa về cả lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Các tác phẩm như hoành phi, câu đối, tranh ảnh đều phản ánh những giai đoạn lịch sử vàng son của dân tộc, đồng thời là lịch sử lâu đời của ngôi chùa linh thiêng này.
Mỗi góc tại chùa Thiên Mụ đều phản ánh màu sắc tâm linh và lịch sử lâu đời
3.2 Tham quan đồi Hà Khê và check-in những hình ảnh ấn tượng
Khu vực đồi Hà Khê – nơi chùa Thiên Mụ được xây dựng có view sông Hương yên bình và êm ả. Nơi đây được bao quanh bởi một màu xanh mát mẻ, từ đây phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy được những cánh rừng thông cao vút, những con thuyền đang lững lờ trôi trên mặt nước sông Hương êm ả. Đặc biệt là khung cảnh hoàng hôn từ đây vô cùng kỳ vĩ, kinh nghiệm đi chùa Thiên Mụ của nhiều du khách đã chia sẻ với 3vi.vn rằng nhất định phải check-in cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp này.
Từ đồi Hà Khê du khách có thể ngắm nhìn trọn vẹn sông Hương êm đềm
Kinh nghiệm đi chùa Thiên Mụ và những điều cần tránh
Là một ngôi chùa linh thiêng nên khi đến chùa Thiên Mụ có một vài điều du khách phải chú ý vì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Theo lời kể của những người dân địa phương tại đây, thời xa xưa có một đôi trai gái yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cấm, cuối cùng đã gieo mình xuống bến thuyền trước chùa tự vẫn.
Nhưng số phận trớ trêu, chỉ mình chàng trai thiệt mạng còn cô gái thì dạt vào bờ, được cứu sống rồi lại bị ép gả cho một người khác. Vì uất hận, chàng trai đã không thể siêu thoát và “nhập” vào chùa Thiên Mụ. Cũng từ đây mà người ta truyền tai nhau rằng nếu cặp đôi nào yêu nhau đến chùa Thiên Mụ trở về đều sẽ chia tay. Đồng thời người dân tại đây cũng tin rằng những đôi trai gái không thật lòng yêu nhau hoặc làm ra những chuyện không hay tại đây nhất định sẽ gặp phải chuyện đen đủi, ảnh hưởng đến tình duyên và cả cuộc sống sau này.
Đến chùa Thiên Mụ du khách hãy giữa sự tôn kính và hành động chuẩn mực
Ngoài ra, như tất cả những ngôi chùa khác, khi du khách tham quan chùa Thiên Mụ thì hãy mặc trang phục kín đáo, lịch sự, đi nhẹ nói khẽ, không gây huyên náo, không buông những lời tục tĩu, báng bổ.
Trên đây là những kinh nghiệm đi chùa Thiên Mụ mà 3vi.vn muốn mang đến cho du khách. Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có một chuyến đi thật thuận lợi, khám phá Huế và ngôi chùa linh thiêng này một cách trọn vẹn nhất nhé.