Kinh nghiệm tham quan làng Chăm An Giang được rất nhiều người tìm kiếm để chuẩn bị cho hành trình khám phá văn hóa và con người nơi đây. Hãy để cẩm nang du lịch 3vi.vn mang đến cho bạn trọn bộ kinh nghiệm chi tiết nhất, làm hành trang cho chuyến đi du lịch An Giang nhé.
Nên đến tham quan làng Chăm An Giang vào thời gian nào trong năm?
Theo Kinh nghiệm tham quan làng Chăm An Giang của đa số tín đồ du lịch thì bạn có thể đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm đều được. Tuy nhiên, vì người Chăm theo tôn giáo hoàn toàn khác người Việt nên để tìm hiểu về văn hóa của họ, bạn có thể chọn đến vào các dịp lễ hội lớn:
– Lễ Roja được tổ chức vào ngày 10/12 Hồi lịch.
– Lễ Ramadan (hay còn được gọi là lễ ăn chay) kéo dài từ ngày 1 đến hết ngày 30/9 Hồi lịch.
– Lễ sinh nhật của Giáo chủ Muhammad tổ chức vào ngày 12/3 Hồi lịch.
Hòa mình vào không khí lễ hội sẽ là cách đơn giản nhất để bạn có thể hiểu hơn về văn hóa của Chăm. Không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt với rất nhiều điều thú vị đang chờ đợi bạn khám phá.
Người Chăm tại An Giang theo đạo Hồi nên văn hóa và tín ngưỡng của họ sẽ có rất nhiều sự khác biệt độc đáo để bạn khám phá
Xem thêm: Bỏ túi kinh nghiệm đi rừng tràm Trà Sư đầy đủ và chi tiết nhất
Những Kinh nghiệm tham quan làng Chăm An Giang
2.1 Kinh nghiệm tham quan làng Chăm An Giang di chuyển như thế nào?
Ở An Giang, làng Chăm được nhiều người biết đến nhất là Châu Giang. Đây là một xóm nhỏ, có rất đông người Chăm sinh sống, cách thành phố Châu Đốc chỉ một con sông. Vì thế, đường di chuyển đến Làng Chăm Châu Giang sẽ khá thuận tiện, bạn có thể tham khảo một trong hai cách dưới đây:
– Nếu muốn di chuyển theo đường bộ thì bạn có thể chọn gọi taxi hoặc thuê xe máy, rồi tìm đường đến bến phà Châu Giang, cách khu vực trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng hơn 3km. Tại đây, bạn mua vé đi phà để qua địa phận xã Châu Phong. Sang được bên kia, bạn chỉ cần đi hơn 1km nữa là sẽ đến được làng Chăm Châu Giang.
– Di chuyển bằng đường sông thì bạn có thể đến ngã ba Châu Đốc (cách khách sạn Victoria 500m) hoặc lại bến đò Châu Giang để thuê tàu. Chi phí đi tàu phụ thuộc vào điểm đến của bạn và số lượng người cùng đi. Tuy nhiên, theo Kinh nghiệm tham quan làng Chăm An Giang của các tín đồ du lịch thì vé tàu tương đối rẻ, mang lại cho bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị khi lênh đênh trên sống.
Những em bé người Chăm trong trang phục truyền thống
2.2 Kinh nghiệm ăn uống khi đến làng Chăm
Theo Kinh nghiệm tham quan làng Chăm An Giang, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đậm chất Hồi giáo. Trong làng có một số quán ăn nhỏ mà bạn có thể ghé vào thưởng thức những món ăn hấp dẫn dưới đây:
– Cà ri Chà truyền thống: Đây là món ăn khá quen thuộc với người Chăm, thường được chế biến từ thịt bò, dê, cừu, nấu cùng bột cà ri. Món cà ri Chà có vị rất béo vì họ cho thêm nước cốt dừa được thắng đặc sệt vào sau khi nấu xong. Nếu bạn thích các món ăn đậm đà, ăn được cay thì sẽ thấy hương vị món cà ri của người Chăm rất ngon.
– Đặc sản Cơm Nị Cà Púa An Giang: Món ăn độc đáo này mang vị ngọt béo của sữa, thêm chút bùi bùi của đậu phộng, vị ngọt từ thịt bò đan xen cùng với vị cay xè của ớt. Món này còn cho thêm nho khô rồi trộn cùng cơm, hương vị rất mới lạ sẽ khiến bạn khó quên.
– Đặc sản Tung lò mò (Lạp xưởng bò) : Người Chăm thường làm tung lò mò rồi mang phơi ráo nước để bảo quản được lâu hơn. Khi muốn ăn thì sẽ mang cắt khoanh rồi nướng trên bếp than. Từng khoanh tung lò mò béo ngậy, lớp ruột bò bên ngoài căng ra dưới sức nóng, tỏa một mùi thơm rất kích thích vị giác. Theo Kinh nghiệm tham quan làng Chăm An Giang thì đây là món dễ ăn nhất, không có vị cay quá nồng và kén người ăn như hai món kể trên.
Cơm Nị Cà Púa An Giang là món ăn đậm chất Hồi Giáo, hương vị nồng nàn và rất khác biệt so với khẩu vị người Việt
Tung lò mò thì khá giống với lạp xưởng mà chúng ta vẫn thường ăn nhưng hương vị thì độc đáo hơn nhiều
2.3 Kinh nghiệm mua quà về sau chuyến đi thăm làng Chăm
Đến với làng Chăm Châu Giang, bạn có thể lựa chọn những món đồ dưới đây để mua về làm quà cho người thân, bạn bè:
– Những món đồ dệt thổ cẩm thủ công truyền thống tinh xảo và đẹp mắt.
– Các loại đồ trang sức thủ công xinh xắn.
– Đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm.
– Mua các món ăn đặc sản ở đây để mang về làm quà nhưng bạn cần chú ý cách bảo quản để đồ ăn không bị hỏng.
Khi đi du lịch nơi khác, mua bất cứ món đồ nào bạn cũng phải trả giá vì sợ bị chặt chém. Nhưng đến làng Chăm, bạn không nên làm như vậy. Các mặt hàng tại đây đều có mức giá phải chăng, đã niêm yết sẵn. Bên cạnh đó, theo Kinh nghiệm tham quan làng Chăm An Giang của các tín đồ du lịch thì việc trả giá có thể khiến người Chăm không hài lòng. Vì vậy, bạn nên tránh điều này để không gây ra những tình huống ngại ngùng nhé.
Những mặt hàng thổ cẩm của người Chăm rất tinh xảo nên bạn có thể chọn mua cho bản thân hoặc mang về làm quà
2.4 Một số lưu ý khi đến làng Chăm
Tiếp đến, còn một vài điều nữa bạn cần chú ý trong hành trình tham quan làng Chăm An Giang, cùng 3vi.vn điểm qua nhé:
– Đầu tiên, theo Kinh nghiệm tham quan làng Chăm An Giang, bạn cần chú ý không có những hành động hay ngôn từ soi mói, bình phẩm hay động chạm đến văn hóa và tín ngưỡng của người Chăm. Đặc biệt, nếu đến đây vào các dịp lễ hội, bạn sẽ thấy có rất nhiều tập tục lạ, khác biệt so với văn hóa đại chúng của người Việt. Tuy nhiên, dù có như vậy bạn cũng phải thể hiện sự tôn trọng với bản sắc riêng của họ, không buông ra những lời bình phẩm thiếu tôn trọng nhé.
– Các món ăn truyền thống của người Chăm mang phong cách đạo Hồi đậm nét, thậm chí có những món cay đến mức khó ăn. Vì thế, bạn có thể thích hoặc không nhưng không nên chê bai trước mặt người Chăm nhé.
– Thánh đường là nơi linh thiêng và tôn nghiêm nhất đối với tín ngưỡng và đời sống tinh thần của người Chăm. Vì thế, bạn chỉ được vào khi đã có sự cho phép của đơn vị quản lý. Đồng thời, bạn cũng cần chọn trang phục lịch sự, không đùa giỡn lớn tiếng trong thánh đường.
– Một điều rất quan trọng theo Kinh nghiệm tham quan làng Chăm An Giang đó là bạn cần tránh tiếp xúc hay đứng quá gần những cô thiếu nữ Chăm chưa chồng. Cách để nhận biết đó là những cô gái chưa kết hôn sẽ thường mang những chiếc khăn có màu sáng và được trang trí rực rỡ, lộng lẫy.
– Khi đến làng Chăm, bạn nên chọn trang phục nhã nhặn, lịch sự, tránh mặc váy ngắn. Như vậy thì sẽ không bị hạn chế các điểm tham quan, bạn có thể thoải mái xin phép vào thăm các đền, chùa truyền thống. Người Chăm tại làng Châu Giang không ăn thịt heo và không được đeo vàng nên bạn cũng lưu ý để không khiến họ cảm thấy khó chịu nhé.
– Cuối cùng, nếu muốn ở lại qua đêm trong làng thì bạn có thể xin phép ở lại nhà người Chăm. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đảm bảo tuân thủ tục lệ và quy định của gia chủ.
Thánh đường là nơi linh thiêng nhất của cộng đồng người Chăm nên bạn hãy thể hiện sự tôn kính nếu được vào tham quan nhé
Những cô gái người Chăm chưa chồng được nhận biết qua khăn đội đầu cầu kỳ và lộng lẫy như thế này
Trên đây là những Kinh nghiệm tham quan làng Chăm An Giang mà cẩm nang du lịch 3vi.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng với những thông tin này, bạn sẽ có được chuyến đi thật nhiều niềm vui và những trải nghiệm đáng nhớ nhé.