Kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long sẽ giúp kế hoạch khám phá Hạ Long của bạn có thêm nhiều thông tin cũng như dễ dàng lựa chọn thời gian phù hợp để khám phá Hạ Long được trọn vẹn nhất. Về “team” 3vi.vn và đừng vội bỏ qua bài viết này nếu bạn đang tìm kiếm kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long nhé.
Hữu ích ra sao khi tích luỹ kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long?
Tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long có ích hay không? Đương nhiên điều này rất cần thiết nếu bạn đang có ý định lên kế hoạch ghé thăm Hạ Long du xuân dịp năm mới đấy. Mùa xuân hàng năm cũng là thời diểm các lễ hội được tổ chức cực kỳ quy mô và rộng rãi, là cơ hội để thưởng ngoạn, dân hương, cầu bình an may mắn cho gia đạo đồng thời hiểu thêm về nét văn hoá đặc sắc của tỉnh.
Được một lần trong đời trải nghiệm lễ hội truyền thống lớn ở Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung sẽ không hề uổng phí một chút nào đâu. Nếu bạn đang cần tìm hiểu về kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long thì cùng 3vi.vn khám phá 1 loạt các lễ hội được tổ chức và các dịp đầu xuân hàng năm tại đây nhé.
Hạ Long là một di sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam hấp dẫn khá nhiều khách du lịch. Bên cạnh đó, các lễ hội Hạ Long cũng mang sức hút không hề thua kém
Kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long sẽ đưa bạn đến với những lễ hội đặc sắc phù hợp với từng thời điểm lên kế hoạch của bạn. Ảnh: TTXVN
Kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long tuỳ lễ hội và thời điểm
2.1 Kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long mở đầu cùng Lễ hội Yên Tử
Kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long lần này dẫn bạn đến đỉnh núi Yên Tử, là nơi nổi tiếng với thiền phái Trúc Lâm – Là “cái nôi” Phật giáo lớn nhất Việt Nam. Vào mỗi dịp đầu xuân, người dân địa phương cùng khách du lịch khắp tứ phương lại kéo nhau đến cùng hoà chung không khí nhộn nhịp, đông đúc tại lễ hội Yên Tử tại Quảng Ninh. Lễ hội được tổ chức từ mùng 10 tháng Giêng đến tháng 03 âm lịch tại chùa Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Ghé thăm núi thiêng Yên Tử, bạn sẽ được an nhiên, tĩnh tâm và tách mình khỏi những náo nhiệt, xô bồ chốn hồng trần đầy cám dỗ. Mọi người hướng về lễ hội với tất cả lòng thành tôn kính, nghiêm trang. Đặt biệt, dòng người leo bộ đến đỉnh núi thiêng nhằm bày tỏ lòng thành là hình ảnh quá đỗi quen thuộc. Mọi người cúi đầu vái lạy, cầu bình an, phước lành cho gia đình. Chuyến hành hương tâm linh lần này của bạn còn là cơ hội vãn cảnh chùa, đồng thời đắm chìm vào khung cảnh sắc nước hương trời, núi non hùng vĩ. Nếu bạn đang sắp xếp kế hoạch du xuân cùng gia đình thì đừng bỏ qua các hoạt đọng trẩy hội, tham quan và chiêm bái tại lễ hội Yên Tử nhé.
Xem thêm: Giải ngố với kinh nghiệm đi chùa Yên Tử từ A-Z khi du lịch Hạ Long
Sự đông đúc, náo nhiệt của dòng người hành hương đến trẩy hội Yên Tử
Dịp đầu xuân cũng là thời điểm diễn ra lễ hội Yên Tử
2.2 Lễ hội đền Cửa Ông
Tiếp theo trong loạt kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long, 3vi.vn sẽ gợi ý đến bạn một trong những lễ hội nổi tiếng nhất – Lễ hội đền Cửa Ông. Lễ hội diễn ra ở đền Cửa Ông, phường Cửa Ông, Tp. Cẩm Phả.
Thời gian diễn ra lễ hội: Từ mùng hai tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Phần chính hội được diễn ra ngày 2 tháng 3 âm lịch.
Lễ hội đền Cửa Ông được tổ chức nhằm tưởng niệm và tỏ lòng biết ơn đến tướng Trần Quốc Toản cùng các tướng lĩnh có công dẹp giặc, mang lại bình yên cho dân. Lễ hội 2 phần:
– Nghi lễ truyền thống bao gồm tế lễ và rước kiệu bài vị tướng Trần Quốc Toản, kiệu được rước từ đền ra miếu rồi quay trở lại đền
– Phần hội bao gồm các trò chơi dân gian và hoạt động văn hoá hấp dẫn, lôi cuốn như: Bịt mắt đập niêu, múa rồng, đẩy gậy, đánh trống, kéo co…
Ngoài ra, Đền Cửa Ông còn là toạ độ nổi tiếng linh thiêng từ những thuở sơ khai. Lữ khách từ khắp tứ phương đến đây có thể hòa mình vào không khí trang nghiêm, đồng thời cầu may mắn, sức khỏe cho gia đạo và bản thân. Lễ hội đền Cửa Ông cũng là dịp để bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc mộc mạc, hoang sơ của vịnh đảo Bái Tử Long.
Đền Cửa Ông là địa điểm diễn ra lễ hội
Quy mô lễ hội cực kỳ rộng lớn và quy tụ nhiều người dân địa phương, khách du lịch tham gia
Chặng đường rước kiệu bài vị tướng Trần Quốc Toản
2.3 Lễ hội chùa Ba Vàng
Khi tìm kiếm kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long không thể không kể đến Lễ hội du xuân chùa Ba Vàng toạc lạc ở lưng chừng núi Thành Đẳng, Tp. Uông Bí.
Lễ hội diễn ra vào tháng Giêng âm lịch hàng năm và còn là dịp các tăng ni, Phật tử, dân địa phương cũng như khách du lịch tấp nập đến trẩy hội, đồng thời tận hưởng tiết trời ấm áp để cầu bình an, mạnh khoẻ trong năm mới.
Lễ hội Chùa Ba Vàng giúp lan tỏa những giá trị tinh thần tốt đẹp đến với người dân chính thức khai hội sau nghi lễ thỉnh chuông và gióng trống. Mọi người sẽ cùng nhau tiến hành các nghi thức nghiêm trang như: Dâng hương, thả bóng bay cầu bình an, sức khỏe và cầu quốc thái dân an. Trụ trì của chùa cũng kêu gọi các hành động thiết thực thể hiện tinh thần đoàn kết, xây dựng đất nước ngày một hưng thịnh, phồn vinh.
Toàn cảnh chùa Ba Vàng náo nhiệt vào những ngày diễn ra lễ hội
Số lượng tăng ni, Phật tử cùng khách tham gia thể hiện sức hút của lễ hội chùa Ba Vàng
2.4 Lễ hội Bạch Đằng
Lễ hội Bạch Đằng (hay Giỗ trận) được tổ chức tại đình, đền nổi tiếng với quy mô lớn như: Trần Hưng Đạo, bãi cọc Bạch Đằng, đình Yên Giang, đình Đền Công, đình Trung Bản, miếu Vua Bà… thuộc đất Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Lễ hội diễn ra trong khoảng 3 – 4 ngày và bắt đầu vào ngày 08 tháng 03 âm lịch hàng năm.
Lễ hội là dịp để mọi người tưởng nhớ đến công ơn vĩ đại trong cuộc chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tướng Ngô Quyền và Lê Hoàn cũng như các vị anh hùng khác đã hi sinh trong trận chiến này.
– Phần lễ: Dâng hương, khấn bái tổ chức thường niên ở đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà. Tiếp sau đó là hoạt động rước kiệu về đình Yên Giang
– Phần hội lôi cuốn, hấp dẫn với vô số cuộc thi, trò chơi dân gian tái hiện lại những cuộc tập trận gắn liền với người dân miền sông nước. Đây cũng chính là điểm nhấn gây sức hút kỳ lạ nhưng mãnh liệt đến tất cả người dân khắp mọi miền Tổ quốc
Lễ hội Bạch Đằng xứng đáng được lưu lại làm kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long. Hãy lên kế hoạch du xuân thật cẩn thận và canh chỉnh thời gian hợp lý để có cơ hội tiếp cận lễ hội Bạch Đằng nổi tiếng này nhé.
Đoàn rước kiệu trải dài cả một con đường lớn. Ảnh: VOVtv
Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo được rước về đình Yên Giang từ đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà. Ảnh: VOVtv
Không khí trang nghiêm và trịnh trọng bao trùm cả không gian tổ chức lễ hội
2.5 Lễ hội Tiên Công
Đã tìm hiểu để đúc kết kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long thì không thể nào không biết lễ hội lớn được công nhận là “Lễ hội văn hóa cấp quốc gia”, được đông đảo người dân đất mỏ ngóng chờ, lôi cuốn nhiều du khách trong và ngoài nước – Lễ hội Tiên Công.
Thời gian diễn ra lễ hội: Từ mùng 07 tháng Giêng âm lịch hàng năm
Địa điểm tổ chức: Vùng đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Lễ hội đặc sắc này được người dân địa phương quen gọi là lễ mừng thọ, được tổ chức để tưởng nhớ công ơn vĩ đại của 17 vị Tiên Công có công tạo dựng nên vùng đảo này, cũng như tỏ lòng biết ơn tới tổ tiên, cội nguồn. Trong lễ hội tái hiện lại rất nhiều phong tục tập quán đặc trưng nhằm nêu bật và thể hiện truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, các gia đình có cụ ông, cụ bà trên 80 tuổi đều được phong là “Cụ Thượng” khi đến ngày lễ bằng tất cả lòng cung kính của con cháu. “Cụ Thượng” được rước đi vòng quanh làng đến miếu Tiên Công vào ngày chính hội, cả đoàn rước cứ thế đi theo tiếng đàn nhạc và nhịp trống rộn ràng.
Hơn nữa, người dân còn chu đáo chuẩn bị nhiều lễ vật quý cốt để dâng hương. Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cũng là điểm nhấn gây hấp dẫn của những ngày diễn ra lễ hội Tiên Công độc đáo này.
Không từ ngữ nào có thể diễn ra quy mô to lớn của Lễ hội văn hoá cấp quốc gia này
Thử đến và trải nghiệm rồi bạn cũng sẽ có kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long cực kỳ phong phú để chia sẻ lại với hội cạ cứng đấy
Kinh nghiệm đi lễ hội Hạ Long mà 3vi.vn chia sẻ hi vọng có thể giúp ích phần nào cho những bạn trẻ đang cần tìm hiểu để lên kế hoạch du lịch, tham quan Hạ Long vào các dịp đầu xuân năm mới sắp tới. Đừng quên chia sẻ lại những khoảnh khắc đáng giá đầy ý nghĩa của bạn và gia đình với 3vi.vn nhé.