Bún giấm nuốc – Hương vị của mảnh đất Cố đô

Bún giấm nuốc là món ăn mang hương vị Cố đô Huế đặc trưng nhất, món ăn mà bạn chẳng thể thưởng thức tại nơi nào khác ngoài xứ kinh kỳ. Theo chân 3vi.vn để khám phá hương vị và địa chỉ ăn bún giấm nuốc nức tiếng mà bạn không thể bỏ lỡ nhé.

Nét đặc biệt của bún giấm nuốc.

1.1 Nuốc là gì?

Nuốc là tên gọi dân gian quen thuộc của con nuốt – một loại nhuyễn thể không chân phổ biến tại các vùng đầm phá nước lợ tại Huế. Cũng chính là nuốt không phổ biến nên món ăn này trở thành đặc sản chỉ có tại mảnh đất Cố đô, nếu bạn muốn thưởng thức thì nhất định phải đến xứ kinh kỳ.

Bún giấm nuốc - Hương vị của mảnh đất Cố đô

Nuốc là một loại hải sản khá giống với sứa, được sử dụng làm nguyên liệu của khá nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn

Nuốc cùng họ với sứa, nhưng nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng khoảng trái tắc. Vào mùa hè, nuốc nổi thành từng mảng dày trong những đầm phá, được người dân địa phương vớt lên. Sau đó ngâm nuốc vào nước để giữ độ tươi, rồi mới mang ra các chợ đầu mối bán cho những nhà hàng, quán ăn. 

Bún giấm nuốc - Hương vị của mảnh đất Cố đô

Nuốc sau khi được rửa sạch và chế biến sơ qua thì đã trở thành loại thực phẩm siêu hấp dẫn, dù ăn tươi sống cũng rất thơm ngon

Nuốc khi chế biến được chia làm hai phần là tai và chân. Phần tai thì thích hợp để rửa sạch rồi ăn kèm với các loại rau sống, hoặc trộn gỏi cùng các loại mắm đặc trưng của Huế. Còn phần chân thì chính là linh hồn của món bún giấm nuốc, vị dai dai, giòn giòn, sần sật rất hợp để ăn cùng bún và các loại rau.

Xem thêm: Quán bún bò Huế chỉ bán vào ban đêm rất đặc sắc

1.2 Quá trình chế biến món bún giấm nuốc

Chân nuốc khi được mua về sẽ ngâm với nước lạnh cùng lá ổi đã được vò nát để giữ nguyên độ giòn. Khi gần ăn mới vớt ra để ráo nước, nếu vắt càng khô thì khi trộn bún sẽ càng ngon.

Bún giấm nuốc - Hương vị của mảnh đất Cố đô

Nuốc chính là linh hồn làm nên hương vị món bún giấm nuốc, khiến món ăn này hoàn toàn khác so với các món bún của Huế

Phần nước dùng là bí quyết làm nên hương vị thơm ngon của món bún giấm nuốc. Hương vị đậm đà tạo nên từ những con tôm tươi nguyên, được bóc vỏ bỏ đầu rồi chừa lại nguyên phần thân đẹp mắt. Sau đó gia vị sẽ được nêm nếm đầy đủ, ướp cho thấm vào từng thớ tôm. Còn thịt ba chỉ thì cắt hạt lựu vừa ăn, ướp gia vị. Tiếp theo nhấc chảo lên phi thơm hành, thêm chút ớt bột, rồi cho tôm thịt vào xào chín. Nên để lửa nhỏ cho đồ ăn chín từ từ, không bị cướp lửa. Nếm nước dùng vừa miệng rồi thì cho thêm cà chua bi cắt nhỏ, nước sôi nhừ cà chua thì tắt bếp. Lúc này màu vàng của tôm đã hòa cùng màu đỏ của cà chua tạo nên một hỗn hợp nước sốt sền sệt, sánh vàng rất bắt mắt. 

Phần rau sống ăn kèm với bún giấm nuốc nhất định phải có bắp chuối sứ trắng bào nhuyễn, đây chính là phần làm nên sự đặc biệt của món ăn. Ngoài ra cũng cần chuẩn bị thêm đậu phộng rang giã dập, bánh tráng tốt nhất là loại bánh tráng của miền Tây, mắm ruốc pha chua cay, thêm vài trái ớt xanh nữa thì đúng chuẩn hương vị xứ Huế.

Bún giấm nuốc - Hương vị của mảnh đất Cố đô

Một tô bún giấm nuốc đúng chuẩn gồm khá nhiều loại topping, mới nhìn thôi đã thấy thơm ngon hấp dẫn rồi

Hương vị món bún giấm nuốc

Khi thưởng thức món bún giấm nuốc, thực khách sẽ lấy đầy một tô rau sống, với đủ các loại xà lách, rau thơm, bắp chuối, ngò… Tiếp theo rải lớp đậu phộng lên trên rồi thêm một chút ruốc, thêm sa tế và cuối cùng tất nhiên là linh hồn của món ăn – phần chân nuốc. 

Bún giấm nuốc - Hương vị của mảnh đất Cố đô

Những phần bún giấm nuốc trở thành lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng ở Huế, mang hương vị Cố đô khiến thực khách chẳng thể nào quên

Món bún giấm nuốc ăn ngon khi còn ấm vừa phải, không quá nóng nhưng cũng không lạnh ngắt. Mùi rau thơm nhè nhẹ, nước sốt ngọt đậm đà của hương vị tôm tươi hòa quyện. Hương vị nuốc sần sật ăn cùng bánh tráng giòn tan, vừa kích thích vị giác vừa mang lại những trải nghiệm ẩm thực vô cùng mới mẻ.

Bún giấm nuốc - Hương vị của mảnh đất Cố đô

Bún giấm nuốc ngon hơn khi cho thêm ớt bột, tương ớt vì khẩu vị của người miền Trung và người Huế nói riêng đều rất thích ăn cay

Xem thêm: Bánh Chưng Nhật Lệ Huế – Món đặc sản được truyền từ ngàn đời

Quán bún giấm nuốc Chi Lăng

Địa chỉ: Số 2 Chi Lăng, Tp. Huế

Khoảng giá: 25.000 VNĐ – 30.000 VNĐ

Mở cửa: 15:00 – 18:00

Bún giấm nuốc - Hương vị của mảnh đất Cố đô

Quán bún giấm nuốc Chi Lăng chắc chắn sẽ là điểm đến thưởng thức món ngon mà bạn không thể bỏ lỡ mỗi dịp đến Huế

Đến với Huế, để thưởng thức bún giấm nuốc tươi ngon, bạn nhất định phải ghé quán trên đường Chi Lăng. Tại đây, hương vị món ăn chế biến rất đậm đà, nguyên liệu được lựa chọn tỉ mỉ tạo nên những tô bún chất lượng.

Bún giấm nuốc - Hương vị của mảnh đất Cố đô

Quán bình dân nhưng hương vị món ăn thì vô cùng hấp dẫn, dù bạn khó tính đến đâu cũng sẽ say đắm với bún giấm nuốc tại đây

Bún giấm nuốc Chi Lăng gồm bún, đậu phộng, những con nuốc tươi ngon, nước dùng được quán chế biến theo công thức riêng, đặc sánh mà không hề ngán. Thêm vào đó là vài lát thịt heo cắt mỏng, tôm bóc vỏ cuộn tròn, ăn cùng bánh tráng và rau sống tươi rói, tất cả hòa quyện khiến bạn ăn chẳng thể nào ngừng.

Bún giấm nuốc - Hương vị của mảnh đất Cố đô

Cận cảnh một phần bún giấm nuốc bừa có màu sắc bắt mắt mà chất lượng thì không còn gì phải bàn

Tuy nhiên quán bún giấm nuốc Chi Lăng có không gian khá nhỏ , lại chỉ vào buổi chiều, 3h mở cửa thì 6h đã đóng nên việc bạn có thưởng thức được món bún đặc sản này hay không còn “tùy duyên” nữa đấy. Đôi khi bạn đến quán nhưng lại hết chân nuốc, nên đành ăn bún với nước sốt và các loại rau. 

Bún giấm nuốc - Hương vị của mảnh đất Cố đô

Hãy canh giờ đến quán Chi Lăng để được thưởng thức món bún giấm nuốc đúng chuẩn hương vị Huế nhé

Hi vọng với những chia sẻ của 3vi.vn về món ăn bún giấm nuốc độc đáo này, bạn sẽ có thêm một món ngon Huế không thể bỏ lỡ khi đến với xứ kinh kỳ. Chúc bạn có chuyến đi thật thuận lợi và nhiều trải nghiệm thú vị nhé.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.