Đi lễ Phật với kinh nghiệm đi cáp treo Chùa Hương mới nhất

Nếu du khách nào chưa biết có cáp treo tại chùa Hương thì bài viết kinh nghiệm đi cáp treo chùa Hương sẽ rất có ích cho các bạn đấy. Nếu như trước kia, muốn hành hương đến chùa Hương phải đi bộ, leo núi thì ngày nay du khách có thể tiết kiệm thời gian và công sức với cáp treo rồi. Vì vậy mà hãy sắp xếp ngay chuyến đi lễ Phật tại chùa Hương nhé.

Giới thiệu về cáp treo Chùa Hương

– Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.

Chùa Hương là một trong số những quần thể văn hóa – tôn giáo nổi tiếng của Việt Nam với các đền, chùa, đình thờ cúng tín ngưỡng. Để phục vụ nhu cầu viếng thăm, chiêm bái của du khách, hệ thống cáp treo chùa Hương đã được đưa vào khai thác từ năm 2006. Đơn vị chủ quản và vận hành hệ thống cáp treo là Công Ty Cổ Phần Vận Tải Và Du Lịch Hương Sơn.

Cáp treo được thiết kế và lắp đặt theo tiêu chuẩn Công nghệ, kỹ thuật của hãng Doppelmayr Cộng Hòa Áo (ISO 9001). Chiều dài cáp treo là 1200m với 7 trụ và 2 nhà ga là ga Thiên Trù và ga Hương Tích. Toàn bộ hệ thống có tất cả 45 cabin, mỗi ca bi chở tối đa 6 khách. Tần suất là 7 phút/ lượt và vận chuyển được 1500 khách/h. Hàng năm hệ thống được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên bằng các thợ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm của Công ty, dưới sự kiểm tra, giám sát của các chuyên gia hãng Doppelmayr. Hơn nữa hệ thống còn được kiểm định, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn của Trung tâm kiểm định, đăng kiểm Việt nam định kỳ hàng năm.

Đi lễ Phật với kinh nghiệm đi cáp treo Chùa Hương mới nhất

Tuyến cáp treo Chùa Hương được xây dựng từ 2006 và được bảo trì, kiểm định hàng năm

Ngoài ra, vào năm 2021 Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng “Tuyến cáp treo Hương Bình” thuộc địa phận TP Hà Nội, nối liền giữa hai khu di tích đó là chùa Long Vân (thuộc quần thể danh thắng chùa Hương, TP Hà Nội) và chùa Tiên (thuộc quần thể danh thắng hang động chùa Tiên, tỉnh Hòa Bình). Tuyến cáp treo sẽ rút ngắn thời gian di chuyển qua lại giữa hai danh thắng trên; góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Tổng chiều dài dự kiến toàn tuyến cáp treo dự kiến khoảng 3,5km.

Giá vé cáp treo Chùa Hương năm 2021

2.1 Giá vé cáp treo

Giá vé khứ hồi: 180.000 đồng/ người lớn; 120.000 đồng/ trẻ em.

Giá vé một chiều: 120.000 đồng/ người lớn; 90.000 đồng/ trẻ em

Đi lễ Phật với kinh nghiệm đi cáp treo Chùa Hương mới nhất

Kinh nghiệm đi cáp treo Chùa Hương – Giá vé cáp treo

2.2 Lịch chạy cáp treo

– Đối với ngày thường: Sáng từ: 09h30 – 12h30 và chiều từ: 14h00 – 15h30.

– Đối với ngày lễ hội diễn ra (3 tháng đầu năm): 05h30 – 18h30.

2.3 Lưu ý khác

– Giá vé cáp treo áp dụng cho cả du khách Việt Nam và nước ngoài.

– Trẻ em là người có chiều cao dưới 1.1m.

– Đối với trẻ em có chiều cao trên 1.1m thì tính giá vé như người lớn.

– Các đối tượng hưởng ưu đãi được miễn 50% tiền vé thắng cảnh

+ Người cao tuổi trên 60 tuổi (khi mua vé tại các cổng trạm quý khách phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước).

+ Người có công với cách mạng.

+ Người thuộc diện chính sách xã hội : Người tàn tật, người già neo đơn, các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Xem thêm: Đủ màu sắc mùa lễ hội Tản Viên Sơn Thánh của vùng đất Ba Vì linh thiêng

Kinh nghiệm đi cáp treo Chùa Hương

3.1 Thời gian thích hợp theo kinh nghiệm đi cáp treo Chùa Hương

Bạn có thể đi du lịch chùa Hương vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, những tháng vào mùa xuân (từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch) thì nơi đây đông đúc hơn hẳn. Vì đây là khoảng thời gian mọi người đi bái phật, lễ chùa rất đông. Nếu mục đích của bạn là đi tham quan, vãn cảnh là chính thì không nên lựa chọn khoảng thời gian này.

Đi lễ Phật với kinh nghiệm đi cáp treo Chùa Hương mới nhất

Vào mùa lễ hội Chùa Hương, hệ thống cáp treo luôn trong tình trạng đông đúc và quá tải

Vào cuối tháng 3 âm lịch, chùa Hương nổi bật với màu đỏ rực rõ của hoa gạo nở hai bên bờ suối Yến. Ngoài ra, các tháng 9, 10, 11, 12 cũng là thời điểm lý tưởng để bạn đi cáp treo chùa Hương để ngắm cảnh cũng như cảm nhận không khí yên bình nơi đây.

Đi lễ Phật với kinh nghiệm đi cáp treo Chùa Hương mới nhất

Ga Thiên Trù – Một trong 2 nhà ga của tuyến cáp treo Chùa Hương. @Ảnh: Báo pháp luật Việt Nam

3.2 Lưu ý khi đi cáp treo Chùa Hương

– Trước khi đi cáp treo, bạn cũng cần phải mua vé thắng cảnh và đò thuyền khi đến chùa Hương.

– Khi tới chùa, bạn cần ăn mặc trang phục kín đáo, lịch sự nhưng cần thoải mái để di chuyển.

– Nên xem dự báo thời tiết trước chuyến đi, nếu có khả năng mưa thì hãy đem theo áo mưa và ô để sử dụng nhé.

– Nên chọn các loại giày thể thao có độ êm và bám chân tốt.

– Nên chuẩn bị đồ lễ (nếu như bạn có ý định cúng lễ) cũng như đồ ăn tại nhà để tránh trường hợp bị ép giá nhé.

– Mùa lễ hội Chùa Hương sẽ khá đông du khách, nếu đi trong ngày bạn nên đi sớm để tránh tắc đường, nhiều đoàn đi từ 2h 3h sáng tùy khu vực. Nếu mục đích chính đi lễ nên chuẩn bị đồ ăn nhẹ, và đặt ăn trưa tại nhà hàng từ sớm, để lúc nghỉ trưa là có chỗ và đò ăn ngay.

– Đề phòng móc túi , tại khu vực đông người, mà vào mùa lễ thì chỗ nào cũng đông.

– Hạn chế mua bán đọng vật thú quí hiếm, động vật hoang dã.

Gợi ý lịch trình đi cáp treo chùa Hương 1 ngày tự túc

Có khá nhiều lịch trình với cáp treo chùa Hương mà bạn có thể lựa chọn. Trong bài viết này, 3vi.vn sẽ chia sẻ đến các bạn tuyến tham quan được nhiều du khách lựa chọn nhất. Đó là Bến Đục – Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Hương Tích – Chùa Giải Oan.

– 07h30 – 10h15: Bạn đi xe máy hoặc ô tô để đến bến đò chùa Hương – bến Đục.

– 10h30: Đi thuyền trên suối Yến để đến được đền, thờ trong khu di tích Hương Sơn. Xuống thuyền làm lễ tại Đền Trình để trình diện với các vị thần

11h30: Lễ Phật tại chùa Thiên Trù – ngôi chùa nổi tiếng là rộng và đẹp tạ Chùa Hương

– 12h30: Dừng chân, nghỉ ngơi ăn trưa. Sau đó đi cáp treo tuyến Thiên Trù – Hương Tích

– 13h30: Lễ phật tại động Hương Tích – nơi được mệnh danh là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Tiếp đó ghé chùa Giải Oan cách Động Hương Tích khoảng 2,5km

– 15h30: Đi cáp treo xuống chân núi rồi lên thuyền quay trở lại bến.

Xem thêm: Khám phá Quảng trường Ba Đình – Nơi lưu giữ lịch sử giữa lòng Hà Nội

Cáp treo chùa Hương là một phương tiện không thể thiếu được với những ai muốn viếng thăm, vãn cảnh một cách thuận tiện nhất. Nhưng nếu có kinh nghiệm đi cáp treo Chùa Hương thì chắc chắn các bạn sẽ có thể tránh được những trường hợp không đáng. Vì vậy nếu các bạn có chuyến du lịch Hà Nội thì đừng quên ghé vãn cảnh chùa Hương nhé. Hy vọng các bạn sẽ có chuyến lễ chùa bình yên và suôn sẻ nhé.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.