Những món ngon Huế làm nên tên tuổi của nền ẩm thực cố đô

Bạn đã biết những món ngon Huế duy chỉ vùng cố đô mới sở hữu chưa? Cùng khám phá ngay với 3vi.vn trong hành trình du lịch Huế lần này nhé.

Những món ngon Huế làm nên tên tuổi của nền ẩm thực cố đô

1.1 Bánh phất – Món ngon Huế hiếm có khó tìm

Sẽ chẳng sai khi nói rằng cố đô Huế là cái nôi của nhiều món bánh đặc sắc, hấp dẫn. Những món ngon Huế đã làm nên tên tuổi của nền ẩm thực cố đô vang danh khắp mọi nẻo gần xa có thể kể đến như Bánh ép, bánh khoái, bánh bèo, v.v. Nhưng đâu đó vẫn còn một món bánh Huế mà giờ đây gần như chỉ ở vùng cố đô này cũng chỉ còn vỏn vẹn vài người bán mà thôi. Đó chính là bánh phất.

Xem thêm: Bình dị dĩa Bánh xèo cá kình làng Chuồn – Ai từng ăn cứ tấm tắc khen ngợi

Điều thú vị đầu tiên của món ngon Huế này phải kể đến cái tên của nó. Sở dĩ gọi là bánh phất bởi vì người đầu bếp khi làm bánh đòi hỏi thao tác phải nhanh. Thay vì tráng bột, cho nhân vào và cuốn lại, họ sẽ phải gập hoặc lật bánh một cách nhanh chóng. Theo ngôn ngữ địa phương, động tác lật này được gọi là “phất” hoặc hất bánh. Vì lý do đó nên món ăn này đã được đặt là bánh phất và giữ cho đến tận ngày nay, trở thành điểm sáng thú vị trên tấm bản đồ ẩm thực cố đô.

Món ngon Huế này không chỉ độc đáo từ chính tên gọi mà còn gây thương nhớ với hương vị đặc sắc rất riêng của mình nữa. Bánh phất được làm từ bột gạo, có đôi nét tương đồng với bánh ướt nhưng nếu nhâm nhi và ngẫm nghĩ hồi lâu, bạn chắc chắn sẽ nhận thấy sự khác biệt.

Món ngon Huế này có phần nhân đầy đặn với rau củ thái hạt lựu đem đi xào cùng thịt luộc, chả, ăn kèm với rau sống và nước mắm pha chanh tỏi ớt. Nếu chỉ mới nghe qua, mọi người thường liên tưởng đến “người anh em” bánh cuốn, thế nhưng thật ra không phải thế.

Bánh phất có hai phiên bản, bao gồm nhân mặn và ngọt. Nếu như phần bánh phất mặn có nhân rau củ xào, thịt luộc và chả thì bánh ngọt sẽ được tráng từ bột lọc, dùng kèm với khoai lang, khoai tía, đậu xanh hoặc bí đỏ tùy theo người đầu bếp. 

Nghe qua có vẻ đơn giản, thế nhưng ít ai ngờ rằng, món ngon Huế này ngày trước lại chính là món tráng miệng cung đình, thường được dâng tiến vua trong những dịp tết đến xuân về. Để rồi theo dòng thời gian thoi đưa, bánh phất dần dần bị bỏ quên, chỉ còn lại những vùng quê Huế là còn người làm bánh này mà thôi. Điều này vô tình giúp bánh phất, thức quà bình dị của làng quê cố đô trở thành món ngon Huế mà ai ai nghe tên cũng đều mong được một lần thưởng thức.

Hiện nay, nếu muốn thưởng thức món ngon Huế này, bạn có thể ghé qua quán Bà Toàn tọa lạc tại số 9 đường Ưng Bình, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế. Đây là một trong số ít những quán hiếm hoi còn bán món ngon Huế này và lại còn giữ được hương vị ngày xưa nên quán luôn trong trình trạng tấp nập người ra vào, cốt chỉ để thưởng thức món bánh hấp dẫn này mà thôi.

Những món ngon Huế làm nên tên tuổi của nền ẩm thực cố đô

Bánh phất là món ngon Huế đã thất truyền từ lâu, hiện nay còn rất ít người bán ở cố đô

1.2 Bún giấm nuốc

Mặc dù là món ăn dân dã, thế nhưng sẽ rất khó để bạn tìm thấy nơi bán bún giấm nuốc ngoài phạm vi cố đô Huế. 

Món ngon Huế này tương đối giản đơn, chỉ là bún ăn kèm với nuốc, loại động vật nhuyễn thể có vẻ ngoài tương đồng với sứa biển nhưng có vị dai giòn, ngọt thanh và hấp dẫn hơn cả. Nuốc thường nổi thành từng mảng ở vùng nước lợ xứ Huế vào những ngày hè, thế nên nếu muốn thưởng thức đặc sản này, bạn nhớ áng chừng thời gian đi cho phù hợp. Mọi người thường đùa vui với nhau rằng, nếu đến cố đô vào đúng ngày hè oi ả, được một lần thưởng thức tô bún giấm ruốc thì dường như có cơn gió mát lành thổi lan khắp cơ thể.

Tuy trông hình thức có phần tương đối bình dị, thế nhưng sẽ mất kha khá thời gian để người đầu bếp tài hoa chốn kinh kỳ có thể chế biến được một phần bún giấm nuốc chuẩn chỉnh. Nuốc sau khi thu hoạch sẽ đem đi ngâm với nước lạnh hòa cùng lá ổi vò nát, khi thưởng thức mới vớt ra để ráo và vắt khô. Nếu vắt càng khô thì món ngon Huế này sẽ càng ngon hơn.

Nước sốt cũng là mảnh ghép không thể thiếu, đồng thời được xem là linh hồn của món ngon Huế này. Để có được phần nước sốt ngọt thanh, người đầu bếp sẽ dùng tôm tươi bóc vỏ bỏ đầu, đem đi ướp chút gia vị, sau đó xào cho săn lại cùng với thịt ba chỉ cắt hạt lựu vừa ăn. Khi hỗn hợp tôm và thịt ba chỉ săn lại thì thêm ớt bột, nước lọc và ninh cùng cà chua bi cắt nhỏ để có màu đẹp mắt. 

Một tô bún giấm nuốc khi dọn ra phục vụ thực khách sẽ bao gồm bún tươi, chả cá, tôm, bánh tráng và nuốc chân. Dùng kèm với món ngon Huế này sẽ là bắp chuối sứ xắt mỏng, kinh giới, giá và rau thơm các loại, thêm tí cay nồng của ớt xắt lại càng đậm đà và hấp dẫn hơn cả.

Để có thể thưởng thức món ngon Huế này đúng chuẩn, bạn nên ăn khi bún còn âm ấm. Lúc này, mùi thơm của các loại rau nêm, thêm tí đậm đà của sốt tôm thịt, chút dai giòn sần sật của nuốc và giòn tan của bánh tráng sẽ kích thích vị giác hơn cả. 

Mặc dù là món ngon Huế trứ danh, thế nhưng hiện nay tại cố đô chỉ có quán nằm ngay dưới chân cầu Gia Hội có bán mà thôi. Bạn nên dậy sớm để có thể thưởng thức một tô bún giấm nuốc chất lượng với mức giá phải chăng, khoảng tầm 30.000 VNĐ.

Những món ngon Huế làm nên tên tuổi của nền ẩm thực cố đô

Bún giấm nuốc với hương vị độc đáo duy chỉ vùng cố đô mới có mà thôi

1.3 Bánh đúc mật

Đã nhắc đến món ngon Huế thì làm sao bỏ qua được bánh đúc mật. Được làm từ bột gạo và lá bồng bồng, món ngon Huế này thường xuất hiện vào mỗi độ Tết đến, thế nên nếu muốn thưởng thức, bạn nên cân nhắc đến cố đô vào khoảng thời gian này nhé.

Bánh đúc mật có màu xanh bắt mắt, người bán cắt thành từng miếng vuông vắn và gói trong lá chuối tươi. Để thưởng thức đúng điệu, bạn nên dùng dao tre quết lớp mật mía vàng óng lên mặt bánh, sau đó nhâm nhi để cảm nhận trọn vẹn hương vị đặc sắc của món bánh dân dã này.

Nếu muốn thưởng thức món ngon Huế này, bạn có thể ghé qua các khu chợ dân sinh như An Cự, Bến Ngự hoặc căn nhà số 214 đường Phan Châu Trinh. Giá cho mỗi phần bánh đúc mật tầm 8 đến 10 miếng dao động trong khoảng từ 20.000 VNĐ đến 30.000 VNĐ, quá rẻ phải không nè?

Những món ngon Huế làm nên tên tuổi của nền ẩm thực cố đô

Bánh đúc mật là thức quà vặt được nhiều người yêu thích

1.4 Bánh bột lọc chiên

Bánh bột lọc Huế nổi tiếng thế nào ai cũng biết, nhưng bạn đã từng mường tượng rằng món ăn này nếu đem chiên lên sẽ có hương vị thế nào chưa? 

Tuy nhiên, bánh bột lọc chiên không phải là món bánh với phần nhân tôm thịt đầy đặn ở giữa. Ngược lại, món ngon Huế này là những viên bánh được nặn tròn với phần nhân  tôm nhỏ ở giữa, sau đó mang đi chiên trong chảo dầu sôi để lớp vỏ giòn rụm. 

Nếu muốn chế biến món ngon Huế này đúng chuẩn, người đầu bếp sẽ đem bánh đi đảo qua nước sôi sau đó trộn cùng ít dầu ăn. Đây là cách giúp bánh không bị nổ và bung nhân ra ngoài trong suốt quá trình chiên. Khi chín, vỏ bánh sẽ xù lên, có màu trắng đục hơi ngả vàng.

Bánh bột lọc chiên thường được người dân cố đô nhâm nhi vào những ngày gió se chùng chình về. Lúc này, bánh vừa chín tới có độ nóng hôi hổi lại giòn dai hấp dẫn, cắn một miếng liền cảm nhận được rõ độ ngọt, đậm đà của tôm tươi, chấm cùng chén nước chấm pha cay lại càng hấp dẫn hơn cả. Nếu thích, bạn cũng có thể dùng kèm với trứng cút hoặc tré để giảm bớt độ ngấy của dầu mỡ nhé.

Những món ngon Huế làm nên tên tuổi của nền ẩm thực cố đô

Bánh bột lọc chiên là một món ngon Huế thích hợp để nhâm nhi vào bữa xế

Cố đô Huế quả thật là vùng đất đầy ắp những điều thú vị. Không chỉ nổi tiếng với những địa danh hấp dẫn, vùng đất này vẫn còn đó nhiều món ngon Huế chờ đợi mọi người nhanh chân đến thưởng thức. Lưu ngay những món ngon mà 3vi.vn vừa bật mí vào cuốn sổ tay Cẩm nang du lịch để không bỏ lỡ những điều đặc sắc nhé bạn ơi.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.