Một trong những điều thu hút khách du lịch đến với Hải Phòng chính những lễ hội. Trong đó có nhiều lễ hội truyền thống Hải Phòng thể hiện rõ tín ngưỡng của người dân Việt Nam từ xa xưa và được nối tiếp cho đến ngày nay. Những lễ hội này có ý nghĩa quan trọng với đời sống tâm linh của người dân Hải Phòng, cũng như mang lại nhiều điều thú vị và mới mẻ để các du khách khám phá. Trong đó, nhiều người tìm đến Hải Phòng vì 3 lễ hội tiêu biểu sau.
1 vì lễ hội truyền thống Hải Phòng – chọi trâu ngày 9/8 Âm lịch
Nhắc đến những lễ hội truyền thống Hải Phòng, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến hội chọi trâu. Đây là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời của người dân quận Đồ Sơn – Hải Phòng, được tổ chức vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Lễ hội này gắn bó với tục thờ cúng thủy thần và tục hiến sinh của người dân miền biển Hải Phòng, nên rất được chú trọng tổ chức.
Lễ hội truyền thống Hải Phòng chọi trâu nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, bao gồm cả người dân địa phương lẫn du khách nhiều nơi khác. Vì thế, không khí lễ hội càng thêm phần sôi động và nhộn nhịp mỗi khi được tổ chức.
Để lễ hội truyền thống chọi trâu ở Hải Phòng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, người dân nơi đây phải cất công chuẩn bị từ trước đó cả năm trời. Theo kinh nghiệm của những người chuyên tổ chức thì điều quan trọng nhất chính là phải lựa chọn và nuôi dưỡng trâu thật kỹ càng, cẩn thân, để đưa những con trâu khỏe khoắn nhất ra thi đấu, mang về chiến thắng cho chủ trâu.
Vậy nên, cứ sau Tết Nguyên Đán hằng năm, người dân Hải Phòng sẽ đi tìm trâu trên khắp cả nước để chọn ra những con trâu ưng ý nhất. Có người về tận Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh hoặc ngược lên các tỉnh vùng núi phía Tây Bắc để tìm kiếm. Vậy nên vào ngày tổ chức lễ hội truyền thống Hải Phòng chọi trâu chính là lúc quy tụ những con trâu khỏe mạnh, đẫy đà từ các vùng miền khác nhau trên toàn quốc.
Trâu được chọn phải là trâu đực, khỏe mạnh, có khả năng chịu đòn tốt. Những người có kinh nghiệm chọn trâu có da đồng, lông móc, dày và cứng, hàm đen, khoang bốn khoáy. Sừng trâu phải đen như gỗ mun và cong vênh lên như 2 cánh cung. Đặc biệt là ưu tiên chọn trâu có lưng dày, phẳng, ức rộng, cổ thon dài tham gia cuộc thi đấu.
Lễ hội truyền thống Hải Phòng chọi trâu được bắt đầu với phần tế thần Điểm Tước. Sau đó sẽ là lễ rước nước với nghi thức thay lọ nước thần, vốn từng được mỗi làng mang về đỉnh riêng. Kế đến là lễ Thành Hoàng dành cho những con trâu được tham gia lễ hội. Trong buổi lễ, những con trâu khỏe mạnh được chọn được gọi là Ông Trâu, thể hiện tâm linh, ước mơ của người dân nơi đây.
Sang ngày 9/8 Âm lịch, người dân sẽ rủ nhau đi xem lễ rước Ông Trâu. Những Ông Trâu được che lọng và múa cờ hai bên. Và kế đến sẽ chính là phần chọi trâu – điều được mong đợi nhất của lễ hội truyền thống Hải Phòng này.
Những Ông Trâu lao vào nhau với tốc độ cực nhanh, còn người dân sẽ ở bên ngoài cổ vũ, hò hét cùng với tiếng trống, tiếng kèn. Sau khi kết thúc lễ hội là phần rước trâu về đình làm lễ tế thần. Những Ông Trâu tham gia lễ hội sẽ bị giết thịt, lấy tiết canh và lông để cúng thần. Người dân đến xem lễ sẽ mua trâu để ăn cầu phúc, nhận may mắn.
Xem thêm: 11 địa điểm du lịch gần Hà Nội 2 ngày 1 đêm hấp dẫn
2 vì lễ hội truyền thống Hải Phòng – đánh pháo đất náo nhiệt
Lễ hội đánh pháo đất là một trong những lễ hội truyền thống Hải Phòng có bề dày lịch sử lâu đời, nhưng luôn được đón nhận cho tới ngày nay. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 3 tháng 8 âm lịch hằng năm tại các xã Tân Hưng, Tam Đa, Tân Liên, thuộc huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Tương truyền lễ hội được tổ chức lần đầu tiên từ giữa thế kỷ thứ I.
Loại đất sử dụng làm pháo được lấy từ khu vực đáy sông hoặc ở chỗ sâu trên đồng ruộng từ trước ngày thi. Sau đó sẽ được gạt hết lớp bùn đi và phơi cho se mặt. Sáng hôm sau người ta lấy chày hoặc tay luyện đất.
Đất được luyện nhào cho đến khi dẻo lại như kẹo, nhuyễn như bột làm bánh. Đồng thời chuyển từ màu đen sang màu hồng mịn óng ánh như sáp sẽ được dùng làm pháo. Pháo đất được nặn thành hình khối chữ nhật, với phần miệng hình tròn hoặc hình chữ nhật, bên trong đặt “cạnh pháo” là một thoi đất dài và mềm, nối hai thành pháo.
Tất cả mọi người đều có thể tham gia lễ hội truyền thống Hải Phòng này và thi nhau ném pháo đất. Tuy nhiên phần đông người tham gia thường là đàn ông con trai vì có sức mạnh vượt trội hơn. Người chủ trì sẽ chia những người dự thi thành nhiều “cỗ pháo”. Mỗi cổ pháo có từ 3 đến 4 người, được nhận 25 – 30kg đất để làm pháo nhanh.
Quá trình làm pháo bắt đầu bằng việc dàn đất ra rồi lên khuôn. Sau đó làm cánh pháo, rồi bấu “mép” là chỗ mỏng nhất ở cánh pháo để khi tung cánh pháo sẽ mở ra. Đồng thời làm “nắm kế” là những nắm đất tròn như quả cam, được dùng để đỡ cho cánh pháo không bị rã. Và sau đấy là chuốt bụng pháo, xem lại cánh pháo rồi mới xong.
Khi bắt đầu cuộc thi, người chủ trì, hay còn được gọi là ông quản pháo – là người có uy tín nhất trong các lần đánh pháo sẽ thúc một hồi trống. Trong tiếng trống rộn rã và những người hò hét cổ vũ, các cỗ sẽ chọn 1 người khỏe mạnh nhất vào thi, những người còn lại đứng để nâng pháo.
Đầu tiên là tung pháo. Người dự thi nhận pháo từ bạn, nâng lên ngang mặt rồi xoay mạnh 2 tay để tung lên, càng cao càng tốt và phải đảm bảo pháo khong bị chao đảo. Sau 3 lần tung pháo thì chuyển sang thi 3 lần đập úp 3 quả pháo khác.
Người dự thi nâng pháo lên ngang ngực, đập úp thật nhanh và mạnh xuống đất, để miệng pháo rơi xuống, phát ra tiếng nổ ròn vang. Pháo nổ càng to, cánh pháo mở càng dài thì càng chứng tỏ kỹ thuật và sức khỏe của người làm pháo tốt. Ban tổ chức sẽ cộng chiều dài cánh pháo của 3 lần tung để xếp giải. Đây là một trong những lễ hội truyền thống Hải Phòng thú vị, dân dã, có ý nghĩa lại tràn ngập niềm vui, nên hằng năm có nhiều người kéo về đây chiêm ngưỡng.
Xem thêm: 10 địa điểm du lịch 2/9 miền Bắc hoàn hảo
3 vì lễ hội truyền thống Hải Phòng – cầu ngư (rước cá sủ vàng) độc đáo
Lễ hội cầu ngư (rước cá sủ vàng) là một trong những lễ hội truyền thống Hải Phòng đặc sắc nhất. Đây là một trong những lễ hội tiêu biểu của đất Cảng, mang tính lâu đời, đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân Hải Phòng. Trong lễ hội có nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn du khách trên toàn quốc cũng như nước ngoài tới tham dự và tìm hiểu.
Lễ hội cầu ngư (rước cá sủ vàng) Hải Phòng diễn ra 3 năm một lần, vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, ở làng Ngọc Tỉnh, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy. Trong lễ hội này, người dân sẽ làm lễ rước cá sủ vàng nặng hơn 1 tạ, được làm bằng gỗ vàng tâm. Cùng với đó là một mâm bày lợn “ông Bồ”. Lễ rước bắt đầu từ Nhà văn hóa thôn Ngọc Tỉnh, đi vòng quanh làng rồi dừng ở đình làng, đưa cá vào bên trong và làm lễ tế thần. Lễ hội này được tổ chức rất long trọng, có nhiều nghi thức độc đáo.
Cá sú vàng vốn là mọt loài cá quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao với người dân Ngọc Tỉnh. Vì thế, người dân làng Ngọc Tỉnh đã thể hiện sự tôn thờ, thành kính của mình với loài cá này bằng cách tổ chức lễ hội cầu ngư. Lễ hội truyền thống Hải Phòng này bao gồm nghi lễ rước cá linh thiêng, tỏ rõ lòng biết ơn với loài cá đã mang lại cuộc sống no đủ cho người dân.