3 vì lễ hội sông nước Đà Nẵng náo nhiệt, vui nhộn

Đà Nẵng thu hút khách du lịch nhờ có có cảnh quan thiên nhiên đẹp, những công trình kiến trúc đặc sắc cùng với nhiều lễ hội náo nhiệt. Trong đó có 3 lễ hội sông nước Đà Nẵng từ truyền thống cho đến hiện đại, cực kỳ hấp dẫn khách du lịch đến khám phá và trải nghiệm. Mỗi lễ hội có những ý nghĩa riêng và đều mang lại những khoảnh khắc tuyệt nhất cho người được tham gia.

1 vì lễ hội sông nước Đà Nẵng: lễ hội té nước

Lễ hội té nước Đà Nẵng mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây, nhưng lại vô cùng thu hút khách du lịch tham gia. Quy mô tổ chức lễ hội rất hoành tràng và có không khí tươi vui, nhộn nhịp nên năm nào cũng được mong đợi. Đây là một lễ hội sông nước Đà Nẵng rất đáng để tham gia vào mùa hè. Lễ hội té nước ở Đà Nẵng được tái hiện từ lễ hội té nước SongKran của Thái Lan. Đây vốn là lễ hội truyền thống của người Thái và cũng có lượng du khách tham gia đông đảo.

1 vì lễ hội sông nước Đà Nẵng: lễ hội té nước
1 vì lễ hội sông nước Đà Nẵng: lễ hội té nước

SongKran là lễ mừng năm mới của người Thái. Từ SongKran trong tiếng Phạn có nghĩa là thời điểm chuyển giao, mặt trời di chuyển từ khu vực hoàng đạo Song Ngư sang Bạch Dương. Mọi người sẽ cùng nhau chuẩn bị các thứ mừng ngày Đàn sinh của Phật. Và trong ngày này, tất cả sẽ té nước vào nhau để rửa trôi muộn phiền, thanh tẩy sự xui xẻo, đón năm mới thuận lợi, vui vẻ.

Dựa trên nguồn cảm hứng này, lễ hội té nước ở Đà Nẵng đã được tổ chức. Mục tiêu của lễ hội là để quảng bá du lịch, thu hút sự quan tâm cho du khách. Đồng thời tạo nên một sân chơi mới đầy thú vị và độc đáo hơn cho người dân địa phương lẫn khách du lịch.

Đây là một lễ hội sông nước Đà Nẵng hiện đại, được tổ chức lần đầu tiên vào mùa hè năm 2019, tại Cocobay Đà Nẵng vào ngày 13 – 14/7. Trong lễ hội có nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn như đường trượt nước, đường bowling, đường trượt xà phòng, đường trượt không trọng lượng, đại chiến súng nước. Đã có rất nhiều người tham gia lễ hội này, khiến cho bầu không khí vô cùng náo nhiệt và tưng bừng.

Lần thứ 2 lễ hội té nước Đà Nẵng được tổ chức là vào ngày 15/4 năm 2022, sau khi bị gián đoạn 2 năm bởi Covid-19. Trong lần tổ chức này, người tham gia cũng được vui chơi hết mình trong trận đại chiến súng nước và hàng loạt trò chơi thú vị khác. Nhờ có nhiều người nhiệt tình tham gia mà lễ hội này dự kiến sẽ được tổ chức với quy mô lớn trong những năm kế tiếp và hứa hẹn trở thành một lễ hội thường niên hấp dẫn của Đà Nẵng.

Xem thêm: 3 vì du lịch biển Hải Tiến Thanh Hóa để thư giãn

2 vì lễ hội sông nước Đà Nẵng: lễ hội cầu ngư

Một lễ hội sông nước Đà Nẵng truyền thống có quy mô lớn, thu hút nhiều người dân tham gia chính là lễ hội Cầu Ngư, hay còn được biết đến với tên gọi Lễ tế Cá Voi. Lễ hội này được tổ chức thường niên và mang tính tâm linh, thể hiện tín ngưỡng và văn hóa của người dân miền biển Đà Nẵng.

2 vì lễ hội sông nước Đà Nẵng: lễ hội cầu ngư
2 vì lễ hội sông nước Đà Nẵng: lễ hội cầu ngư

Theo truyền thuyết kể lại, vào thế kỷ XVIII, để trốn khỏi những cuộc truy bắt, chúa Nguyễn Ánh đã nguyện cầu các vị thần mở đường thoát, Lúc này có 2 con cá voi nổi lên mặt biển, giúp thuyết của Nguyễn Ánh thoát khỏi vòng vây. Vì thế sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã tỏ lòng biết ơn bằng cách cho tổ chức lễ hội Cầu Ngư ở Đà Nẵng.

Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng được tổ chức ở những vùng ven biển như Hòa Hiệp, Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán và Xuân Hà, … Thời điểm tổ chức lễ hội là sau Tết Nguyên Đán, diễn ra trong vòng 2 ngày, với ngày đầu thiết lễ tiên thường và ngày sau là lễ tế chính thức.

Lễ hội sông nước Đà Nẵng này náo nhiệt và có ý nghĩa
Lễ hội sông nước Đà Nẵng này náo nhiệt và có ý nghĩa

Trong ngày đầu tiên, các vị chánh bái là những vị cao niên có uy tín trong làng chài, không mắc tang chế sẽ thay mặt người dân dâng đồ tế lễ và đọc văn tế, để thể hiện lòng biết ơn của ngư dân với Cá Ông. Đồng thời gửi gắm ước mong về một mùa đánh bắt bội thu, trời yên biển lặng, thuyền bè ra khơi bình an quay về.

Ngày hôm sau là phần hội khi có cuộc đua thuyền mở màn. Lúc này không khí buổi hội vô cùng sôi động nhờ có nhiều người hò reo phấn kính. Sau đó là những trò chơi dân gian như lắc thúng, thi bơi, kéo co, đá bóng, … cùng với biểu diễn hát tuồng, hát hò khoan, hát bả trạo, … Trong đó có hát bả trạo là hình thức múa hát chính thức của lễ hội, mang ý nghĩa đoàn kết của các thành viên trên thuyền, cùng vượt qua sóng gió mang về mùa cá bội thu.

Vào ban đêm, vẫn còn có những nghi lễ phụ khác diễn ra, như phóng đăng trên biển, thả thuyền cúng các linh hồn đã khuất ở trên biển, phóng sanh, phá cỗ. Có rất nhiều người tìm đến và tham gia vào lễ hội sông nước Đà Nẵng này.

Xem thêm: 3 vì lễ hội truyền thống Hải Phòng nhộn nhịp và ý nghĩa

3 vì lễ hội sông nước Đà Nẵng: lễ hội đua thuyền

Lễ hội đua thuyền là một trong những lễ hội sông nước Đà Nẵng truyền thống nổi tiếng nhất. Có rất nhiều khách du lịch tứ phương đến đây vào thời gian tổ chức lễ hội để khám phá và cổ vũ cho những cuộc đua thuyền gay cấn. Lễ hội sông nước Đà Nẵng này được tổ chức tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng vào tháng Giêng Âm lịch hàng năm.

3 vì lễ hội sông nước Đà Nẵng: lễ hội đua thuyền
3 vì lễ hội sông nước Đà Nẵng: lễ hội đua thuyền

Đây là lúc mùa xuân đang sắp về, lễ hội được tổ chức với ngụ ý cầu mong một năm mới mưa gió thuận hòa, giúp người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngoài ra còn gửi gắm mong ước về sông rạch khai thông, phát triển thuận lợi. Như vậy, lễ hội sông nước Đà Nẵng: đua thuyền đầu năm không chỉ là một hoạt động văn hóa mà còn là tín ngưỡng linh thiêng của người dân Đà Nẵng.

Trong cuộc thi đua thuyền này sẽ tập hợp nhiều làng tham gia thi đấu. Mỗi đội là một làng với khoảng 30 thành viên khoảng từ 18 – 25 tuổi tham gia cuộc đua. Ai cũng sục sôi tinh thần quyết thắng, khao khát mang về giải thưởng cho làng của mình.

Khi đến lúc bắt đầu cuộc đua, tiếng còi báo hiệu vang lên và những chiếc thuyền sẽ ngay lập tức lao ra ngoài. Những thành viên tham gia cuộc đua sẽ ra sức chèo lái con thuyền lướt nhanh trên mặt sông Hàn giữa tiếng hò reo, cổ vũ liên tục của người dân và khách du lịch.

Cuộc đua này không chỉ đơn thuần là một hoạt động tín ngưỡng hay cuộc thi thể thao, mà còn được thể hiện nhằm khẳng định tinh thần đoàn kết của cả đội. Các thành viên sẵn sàng tương trợ cho nhau để đạt được thành tích tốt nhất. Lễ hội sông nước Đà Nẵng này đã và đang chứng minh cho tinh thần đùm bọc và cổ vũ lẫn nhau của người dân vùng biển.

Cả 3 lễ hội sông nước Đà Nẵng này đều có những nét đẹp riêng và sức cuốn hút lớn với khách du lịch. Chính vì thế vào gần thời điểm tổ chức, có nhiều du khách tứ phương nô nức về đây tham dự, chứng kiến và tỏ lòng thành kính, hoặc vui chơi hết mình. Nếu các bạn quan tâm đến những lễ hội này và muốn tham dự, hãy lên kế hoạch ngay để có một chuyến du lịch khám phá mỹ mãn ở Đà Nẵng nhé.

Xem thêm: 3 vì chinh phục đèo Hải Vân, đường ranh giới đầy mê hoặc

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.