Nói đến các lễ hội truyền thống của Hà Giang đó là một nét đẹp tự nhiên, mộc mạc của những đồng bào dân tộc cùng sống trên vùng đất này. Làm sao có thể bỏ qua được Lễ hội lồng tồng của đồng bào Tày, Lễ hội cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao,….Những lễ hội ở vùng cao tương đối sẽ không có quy mô rộng lớn như ở miền xuôi nhưng vẫn có riêng cho mình nét độc đáo và bản sắc dân tộc
Lễ hội Gầu Tào của người Mông
Lễ hội Gầu Tào là một trong những lễ hội truyền thống của Hà Giang được diễn ra vào mùa Xuân hằng năm trên khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là thời điểm cây hoa đua nhau đâm chồi nảy lộc bạn ngoài được ngắm nhìn những khung cảnh lộng lẫy của thiên nhiên núi rừng, những di sản văn hóa đặc trưng mà bạn còn được tham gia các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số trên đây. Điển hiền là Lễ hội Gầu Tào của dân tộc người Mông.
Ý nghĩa của Lễ hội Gầu Tào là hội chợ đồi hay hội chợ núi mùa xuân – Đây được xem là một lễ hội đặc sắc tiêu biểu nhất của người Mông và là một trong những lễ hội truyền thống của Hà Giang. Phong tục của người Mông được truyền từ hồi xa xưa, thì hai vợ chồng khi lấy nhau đã lâu mà không sinh được con trai thì gia đình buộc phải mời thầy cúng đến làm lễ cầu trời khấn đất, thần linh và sẽ hứa rằng khi nào sinh được con trai sẽ tổ chức lễ hội cho dân làng du xuân vui chơi.
Lễ hội truyền thống của Hà Giang – Lễ hội Gầu Tào sẽ được tổ chức bắt đầu từ ngày mùng 3 tết, kéo dài từ 1 đến 3 ngày sau đó trên các khu núi đồi có địa hình bằng phẳng, đường xá đi lại thuận tiện. Ngày khai mạc hội làng, gia chủ ngoài việc chuẩn bị những lễ vật để cúng tế, thầy cúng sẽ làm chủ lễ. Sau khi nghi thức cảm tạ trời đất đã mang đến cuộc sống ấm no cho thầy cúng và các khách tham dự sẽ cùng cầu chúc cho gia chủ, dân làng yên ổn thịnh vượng.
Tiếp đến sẽ là nghi lễ khai hội bằng điệu múa khèn nổi tiếng trong các lễ hội truyền thống của Hà Giang. Khèn là nhạc cụ dân tộc rất độc đáo có hình dáng là dàn ống trông giống như chiếc bè ở Hà Giang và sau điệu múa đó sẽ đến cảnh hát hội do ông chủ hội – Người được xem như là uy tín cao tuổi nhất trong làng và vài người già làng khác sẽ hát dẫn lời trước.
Sau khi kết thúc phần lễ sẽ đến phần lễ hội diễn ra. Được chia thành nhiều khu, nhiều nhóm khác nhau như thi bắn nỏ, quay cù, ném quả pao, hát gầu plềnh,….. các người dân trong làng sẽ cùng vui vẻ tham gia các trò chơi cùng nhau. Khi Lễ hội Gầu Tào kết thúc, thầy cúng và gia chủ sẽ bắt đầu làm lễ hạ cây nêu. Thân cây nêu được đem về làm dát giường cho gia chủ, chùm giấy hình nhân treo trên đỉnh cây nêu đem về treo trong buồng, bầu rượu thì được đổ tung ra 4 hướng… Theo truyền thống thì sau khi Lễ hội Gầu Tào kết thúc thì đồng bào dân tộc Mông vẫn chưa quay lại lao động sản xuất mà vẫn du xuân chơi đến hết rằm tháng giêng mới quay trở lại làm việc.
Lễ hội Gầu Tào của người Mông tại Hà Giang
1.1 Những lễ hội truyền thống của Hà Giang – Lễ Cấp Sắc của người Dao
Theo như những lễ hội truyền thống của Hà Giang nếu như Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Lễ hội Gầu Tào của người Mông vui nhộn, phần hội vui chơi thỏa thích thì Lễ cấp sắc của người Dao sẽ tập trung chủ yếu vào các phần nghi lễ, không trú trọng nhiều ở phần hội, nhưng đây cũng là một trong những lễ hội truyền thống của Hà Giang.
Lễ Cấp Sắc của người Dao có rất nhiều phần nghi lễ khác nhau như: lễ hội đèn, lễ cây giữ đèn, lễ hạ đèn, lễ giao binh mã, lễ trình diện Ngọc Hoàng, lễ cấp sắc, lễ tạ ơn ma tổ tiên và thần thánh,….. Một số lễ biểu trưng trong Lễ cấp sắc xen kẽ trong đó cũng có những điệu múa nghi lễ cổ truyền của dân tộc Dao mang một bản sắc hài hoài riêng biệt. Người Dao quan niệm rằng nếu cột mốc Lễ Cấp Sắc giống như lễ trưởng thành vậy vì dù nếu tuổi đã cao mà vẫn chưa được cấp sắc thì cũng không bằng một người nhỏ tuổi đã được cấp sắc rồi, được công nhận là người đàn ông, người trưởng thành và được phép tham dự vào những việc của dòng họ, bản làng,…
Cộng đồng người Dao sinh sống ở nhiều vùng khác nhau nên cách tổ chức Lễ hội Cấp Sắc cũng có điểm khác nhưng chung quy đều có ý nghĩa và nội dung khác nhau vẫn được xem là một trong những lễ hội truyền thống của Hà Giang. Các điều răn dạy được ghi trong văn bản cấp sắc cho người đến thụ lễ đều hướng con người đến cái thiện, làm việc ác là điều tối kỵ. Ngoài ra còn có truyền thống tôn sư trọng đạo, không phản bội lừa gạt, biết đền ơn đáp nghĩa công cha mẹ, chung thủy, có lòng vị tha,…. Những điều này sẽ được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng giám của những vị thần linh – đấng tin của người Dao, đất trời, tổ tiên và cả cộng đồng, nên đây được xem là nghi thức rất quan trọng, giáo dục rất lớn.
Lễ Cấp Sắc của người Dao cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau cùng tạo nên lòng tự hào dân tộc, nghe về cội nguồn cũng như là các truyền thống tốt đẹp của dân tộc người Dao, giao lưu trò chuyện, trai gái trong vùng có thể gặp gỡ nhau nhảy múa, ca hát.
Xem thêm: Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang – Lễ hội trưởng thành của bà con vùng cao
Lễ hội Cấp Sắc trưởng thành – Một trong những lễ hội truyền thống của Hà Giang
1.2 Lễ hội Nhảy Lửa của dân tộc người Pà Thẻn – Hà Giang
Khi nhắc đến lễ hội truyền thống của Hà Giang thì đừng quên nhắc đến Lễ hội Nhảy Lửa của người Pà Thẻn. Theo phong tục của người Pà Thẻn thì sẽ có rất nhiều lễ/tết xuyên suốt trong năm nhưng Lễ hội Nhảy Lửa là đặc sắc nhất được diễn ra vào lúc sau khi mọi người ăn Tết xong.
Lễ hội Nhảy Lửa cũng mang cho mình màu sắc của sự thần bí vì khi thầy cúng đã làm lễ xong thì sẽ có một người thanh niên trẻ tuổi được chọn do được thần linh mách bảo sẽ biểu diễn đi trên than nóng, hoặc là làm những chuyện kì bí mà không bị tổn hại đến cơ thể. Ngoài ra, đối với người Pà Thẻn nhảy lửa cũng giống như một tục lệ mang tính xã hội cộng đồng, là dịp để mọi người gặp gỡ khắn khít với nhau.
Lễ hội Nhảy Lửa đặc sắc của người Pà Thẻn
1.3 Lễ hội Lồng Tồng
Lễ hội truyền thống của Hà Giang này thường được tổ chức vào tháng giêng khi cây cối, đất trời dung hòa, thay áo mới, mọi người trong dân tộc Tày, Nùng sẽ cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, đi buôn thuận lợi, cây cối mùa màng tươi tốt, cuộc sống đầy đủ ấm no.
Lễ hội Lồng Tồng được hiểu là lễ xuống đồng – một phong tục cổ xưa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số. Lễ hội được tổ chức sau Tết nguyên đán, thường từ ngày mùng 4 – 10 tháng Giêng. Bắt đầu lễ hội là nghi thức cày ruộng được thực hiện bởi một người đàn ông cày giỏi. Người này sẽ thay mặt bản làng vạch những đường cày đầu tiên cho mùa vụ mới.
Ngoài ra còn có những nghi thức lễ cúng được tổ chức trang nghiêm của các thầy cúng trong làng cùng các phong tục cầu thần Núi, thần Sông, thần Nông,… mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng của người dân vùng cao. Hết phần lễ cúng sẽ là các tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát then, hát cọi truyền thống của các cặp đôi trai gái được tập dợt kĩ lưỡng. Đem đến cho người dân bản làng, du khách những màn biểu diễn đặc biệt còn có những trò chơi hấp dẫn đặc sắc của người Tày, Nùng như thi cày ruộng, kéo co, ném còn,.. rất thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm.
Xem thêm: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày Hà Giang – Lễ hội xuống đồng đặc sắc
Lễ hội Lồng Tồng cầu cho mùa màng tươi tốt, sản xuất thuận lợi
1.4 Lễ hội truyền thống của Hà Giang – Chợ tình Khâu Vai
Chợ tình Khâu Vai một nét đặc trưng, một lễ hội truyền thống của Hà Giang có từ lâu đời cách đây cũng cả hơn 100 năm. Đây được xem là phiên chợ tình nổi tiếng và lâu đời nhất tại tỉnh Hà Giang, mỗi năm chỉ họp duy nhất một lần. Được tổ chức tại huyện Mèo Vạc cách Thành phố Hà Giang khoảng 200km.
Cứ đến ngày 27/3 âm lịch hằng năm, những cô gái sẽ mặc những bộ trang phục đẹp lộng lẫy nhất, những chàng trai cũng vậy họ cũng sẽ khoác lên mình những bộ đồ tươm tất cùng đi đến phiên chợ tình Khâu Vai
Theo truyền thuyết thì chợ tình Khâu Vai được diễn ra là để ca ngợi những mối tình trong sáng, truyền bá đến những người trong cộng đồng về chuẩn mực đạo đức xã hội, tạo những giá trị cộng đồng tốt đẹp, xây dựng tình yêu đôi lứa thuần túy. Đồng thời còn là sân chơi để giao lưu gặp gỡ những người dân trong huyện Mèo Vạc. Đây cũng là lễ hội truyền thống của Hà Giang được rất nhiều du khách tìm về để tham dự.
Xem thêm: Hòa mình vào Lễ hội chợ tình Khâu Vai hơn 100 năm
Phiên chợ tình Khâu Vai – Những lễ hội truyền thống của Hà Giang. Nguồn: VOV
Trên đây, 3vi.vn đã gửi đến cho bạn 5 lễ hội truyền thống của Hà Giang đặc sắc của nhiều dân tộc khác nhau. Tuy không có quy mô rộng lớn như các lễ hội khác của dân tộc Kinh nhưng lại mang nét riêng đặc sắc, đặc trưng của người dân vùng cao. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có chuyến đi vui và hãy chia sẻ lại khoảnh khắc đó với 3vi.vn nhé !