Lễ hội Đà Nẵng không chỉ góp phần giữ gìn những nét văn hóa độc đáo, tốt đẹp có từ lâu đời, mà còn là cầu nối để quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố đáng sống với bạn bè quốc tế. Đây là dịp để các tín đồ xê dịch có cơ hội hòa mình vào không khí vui nhộn của lễ hội, và tích lũy cho mình thêm những trải nghiệm cảm xúc khác nhau. Nào, cùng khám phá ngay 6 lễ hội Đà Nẵng dưới đây!
Giới thiệu sơ lược về lễ hội Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng đứng đầu miền Trung. Ngoài thu hút bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mê mẩn, cùng bãi biển trong xanh mát dịu, thành phố này còn thường xuyên diễn ra những lễ hội đặc sắc, giải trí hấp dẫn hàng đầu Việt Nam. Không quá khi nói lễ hội Đà Nẵng là chiếc “chìa khóa” quan trọng để thu hút các tín đồ “cuồng chân” trong và ngoài nước, hay thậm chí là kéo dài thời gian lưu trú cũng như ăn uống trong thành phố Đà Nẵng này. Nếu đang có kế hoạch vi vu tới thành phố biển này, thì hãy để 3vi.vn gợi ý top 6 lễ hội Đà Nẵng hấp dẫn mà bạn không nên bỏ lỡ.
Top 6 lễ hội độc đáo ở Đà Nẵng mà du khách không nên bỏ qua
2.1 Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
Vẫn là cái tên top đầu trong những lễ hội Đà Nẵng mà du khách không nên bỏ lỡ khi check-in Đà Nẵng, đó là Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, hay còn được biết với cái tên tiếng Anh là Danang International Fireworks Festival, viết tắt là DIFF.
Lễ hội Đà Nẵng này kéo dài trong 2 ngày từ 27/3 – 28/3 hay 29/4 – 30/4 hàng năm diễn ra tại hai bên sông Hàn sầm uất, và mỗi năm là một chủ đề khác nhau trình diễn pháo hoa
Đây là lễ hội mang tầm quốc tế khi có sự góp mặt tranh tài giữa nhiều nước trên thế giới. Từ du khách cho đến người dân Đà Nẵng, ai ai cũng nô nức mong chờ đến lễ hội pháo hoa để được tận mắt chiêm ngưỡng những tràng pháo hoa rực rỡ, ngập tràn sắc màu trên bầu trời. Chính vì thế, mọi người đều mong muốn sở hữu tấm vé “quyền lực” để có thể được “đã mắt, đã tai” với màn trình diễn đỉnh cao, mang đến những cảm xúc tuyệt vời nhất. Thông thường, lễ hội Đà Nẵng này thu hút rất nhiều tín đồ “xê dịch” trong nước và quốc tế, dẫn đến việc đẩy giá vé máy bay, dịch vụ ăn uống, phòng nghỉ dường như cao “ngất ngưởng”, hay thậm chí “cháy” luôn.
Do đó, lời khuyên cho các “tấm chiếu mới” là bạn nhớ “book” vé máy bay, khách sạn trước 2 – 3 tháng cho chắc ăn nhé!
2.2 Lễ hội Quan Thế Âm Bồ Tát – Lễ hội Đà Nẵng
Một trong những lễ hội Đà Nẵng dân gian có quy mô lớn bậc nhất được nhiều người dân địa phương và tín đồ Phật tử cả nước mong chờ là Lễ hội Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây là lễ hội mang yếu tố văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của đạo Phật, được tổ chức thường niên tại chùa Quán Thế Âm, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng từ ngày 19/2 – 21/2 Âm Lịch.
Lễ hội Đà Nẵng này sẽ diễn ra nhiều hoạt động với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà mạnh khỏe, khơi dậy lòng tư bi, bác ái, hướng thiện của mỗi người
Cũng giống như những lễ hội khác, Lễ hội Quan Thế Âm bao gồm 2 phần là Lễ và Hội được diễn ra đan xen nhau. Phần Lễ sẽ diễn ra trang nghiêm gồm: lễ rước sắc ánh sáng, lễ khai kinh, lễ trai đàn chẩn tế, lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quan Thế âm và dân tộc, lễ rước tượng Quan Âm, lễ tế xuân. Sau phần lễ diễn ra long trọng, sẽ đến phần trẩy hội được nhiều người chờ đón như hát dân ca, hóa trang, thi cờ, nhạc, họa, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng…
Mới đây, Lễ hội Đà Nẵng này còn được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đó
2.3 Lễ hội Carnival – Bà Nà Hills
Một lễ hội Đà Nẵng gây thương nhớ cho những tâm hồn yêu thành phố đáng sống này thêm chính là Lễ hội Carnival. Đây là lễ hội đường phố được diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, mỗi ngày có 2 suất, suất 1 từ 10h30 – 11h, suất 2 từ 13h30 – 14h, ở quảng trường Du Dome tại Bà Nà Hills – một trong những khu du lịch nổi tiếng và sầm uất bậc nhất mà tín đồ “xê dịch” phải đặt chân đến khi check-in Đà Nẵng.
Nằm trong các lễ hội ở Bà Nà Hills độc đáo, lễ hội Đà Nẵng này sẽ thêm phần thú vị khi có sự tham gia của hơn 100 nghệ sĩ và vũ công người châu Âu mặc những chiếc áo vô cùng sặc sỡ
Lễ hội Carnival bắt nguồn từ câu chuyện được dàn dựng, kể về chuyến hành trình xuyên thời gian của binh đoàn robot đến từ tương lai
Sau đó, bọn robot đã bắt cóc nàng công chúa Alisa của vương quốc Sun World Ba Na Hills. Đây chắc chắn là trải nghiệm mà tín đồ du lịch không thể bỏ qua khi đến Bà Nà Hills
2.4 Lễ hội âm nhạc – Lễ hội Đà Nẵng
Lễ hội âm nhạc Đà Nẵng là một trong những lễ hội Đà Nẵng hoành tráng và vô cùng đặc sắc, được diễn ra vào tất cả các tháng trong năm. Với mục đích truyền bá nền văn hóa nghệ thuật, âm nhạc và hình ảnh du lịch của thành phố biển, lễ hội âm nhạc ra đời đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của giới yêu âm nhạc trên cả nước.
Địa điểm được chọn để diễn ra lễ hội Đà Nẵng này là hai bên bờ sông Hàn thơ mộng
Đến với những ngày diễn ra lễ hội âm nhạc, tín đồ du lịch sẽ được hòa vào bầu không khí sôi động, đặc sắc của các loại hình âm nhạc Việt Nam và quốc tế khác nhau, nào là âm nhạc đường phố, nhạc hơi, biểu diễn hòa tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca, tuồng xuống phố…
2.5 Lễ hội đình làng cổ Túy Loan – Lễ hội Đà Nẵng
Bên cạnh những lễ hội Đà Nẵng truyền thống có từ lâu đời, thì Lễ hội đình làng cổ Túy Loan là nổi bật không kém. Nhằm ghi nhớ công lao khai thiên lập địa của tổ tiên, và răn dạy con cháu về truyền thống của làng, lễ hội Đà Nẵng nãy sẽ được tổ chức hàng năm từ 09/1 – 10/1 tại làng Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Đây là ngôi làng cổ có trên 500 tuổi, chỉ đình làng thôi là đã trên 100 năm rồi. Trải qua bao nhiêu năm thăng trầm, tuy đình Túy Loan không còn được nguyên trạng, nhưng vẫn giữ vẻ uy phong, lẫm liệt vốn có. Lễ hội đình làng cổ Túy Loan bao gồm 2 phần, là Lễ và Hội. Trong đó phần Lễ sẽ có lễ rước sắc phong, nhạc lễ dâng hương tế đình.
Còn phần Hội là những trò chơi dân gian vui nhộn như đẩy gậy, vật tay, kéo co… diễn ra trong tiếng reo hò của khán giả xung quanh
Các tín đồ “xê dịch” sẽ còn có cơ hội được thưởng thức nhiều món đặc sản thơm ngon mê ly như mì Quảng, bánh tráng cuốn…
2.6 Lễ hội Cầu Ngư – Lễ hội Đà Nẵng
Cái tên “cộm cán” cuối cùng của lễ hội Đà Nẵng truyền thống mà du khách không thể ngó lơ chính là Lễ hội Cầu Ngư, còn có tên gọi khác là Lễ hội Cá Ông. Đây là lễ hội lớn nhất của các ngư dân thành phố biển Đà Nẵng, được tổ chức hàng năm vào ngày 14/1 – 16/1 Âm Lịch tại miếu Thuyền, đường Nguyễn Tất Thành, phường Thanh Khê Đông, thành phố Đà Nẵng. “Ông” ở đây là tiếng gọi tôn kính dành riêng cho cá voi, loài cá mà thường giúp đỡ các ngư dân khi gặp hoạn nạn giữa biển cả mênh mông.
Xem thêm: Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng – Khám phá nét đặc trưng trong văn hóa ngư dân vùng biển Đà Nẵng
Lễ hội Đà Nẵng này bao gồm 2 phần là Lễ và Hội
Sau khi kết thúc phần lễ trang nghiêm với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, ngư dân có một mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè ra khơi an toàn, là sẽ đến phần hội náo nhiệt với các trò chơi dân gian như bơi lội, hát tuồng, đua thuyền…nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của người dân và khách du lịch.
Bạn đã thấy “cuồng chân” với 6 lễ hội Đà Nẵng đặc sắc trên đây chưa nào? Còn chờ gì mà không “lập kèo” rủ rê hội “cạ cứng” tới đây thôi. Đừng bỏ qua những lễ hội khác ở Đà Nẵng của 3vi.vn nhé!