Mỗi mùa lễ hội tháng Giêng đến, Thủ đô Hà Nội luôn thu hút được đông đảo du khách đến tham quan và du lịch nhờ vào những nét văn hóa đặc sắc, truyền thống cùng với không gian hữu tình, cổ kính. Trong đó có lễ hội Võng La cũng rất được người dân và du khách đón nhận vì có nhiều lễ nghi cũng như tục lệ đặc sắc. Hãy cùng 3vi.vn tìm hiểu thêm về lễ hội này nhé.
Giới thiệu sơ lược về Lễ hội Võng La ở Hà Nội
Thủ đô Hà Nội vốn được biết đến là một vùng đất với lịch sử lâu đời, nghìn văn văn hiến vì vậy cũng chẳng lạ khi nơi này là “cái nôi” của rất nhiều lễ hội lớn, trọng đại của đất nước. Bạn có thể biết đến rất nhiều lễ hội Hà Nội nổi tiếng có thể kể đến như Hội Gióng Sóc Sơn, Phù Đổng hay lễ hội đền Cổ Loa. Tất cả đều mang một nét đặc trưng riêng nhưng chủ yếu đều hướng đến tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, nâng cao nhận thức của người dân cũng như du khách trong việc tưởng niệm, nhớ ơn công lao của những vị anh hùng dân tộc hoặc những câu chuyện truyền thuyết, sự tích đặc sắc của đất nước. Trong đó, khi đến đình Đại Độ thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội, mọi người sẽ không thể không nhắc đến lễ hội Võng La được tổ chức hàng năm với quy mô lớn.
Bàn thờ hoành tráng được chạm khắc tinh xảo với đôi phụng cao sừng sững uy nghiêm. Ảnh: TITC
1.1 Ý nghĩa của lễ hội Võng La tại đình Đại Độ
Cứ mỗi dịp đầu năm, người dân cũng như du khách bốn phương sẽ lại nô nức đến đình Đại Độ để tham dự và thưởng thức Lễ hội Võng La. Lễ hội được tổ chức cố định từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch cũng như tháng 8 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn của 5 vị Thành Hoàng: Quốc Công Đại Vương, Lã Nương phu nhân Đại Vương, Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương – Linh Khổn, Đệ Nhị Linh Tố Đại Vương – Minh Chiêu và Đệ Tam Linh Tố Đại Vương- Cung Nhục. Đây cũng là thời điểm địa phương dùng để thu hút khách du lịch đến với đình Đại Độ để tìm hiểu thêm về văn hóa nơi đây, và thúc đẩy du lịch địa phương. Bên cạnh đó, cũng duy trì thái độ sống cũng như châm ngôn “uống nước nhớ nguồn” – Tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc đã không ngại xả thân giúp đánh đuổi quân thù ra khỏi lãnh thổ đất nước.
Lễ rước kiệu sẽ được thực hiện để bắt đầu lễ hội vào mùng 14 Chính hội
1.2 Truyền thuyết gắn liền với hào hùng dân tộc và lòng biết ơn của người dân
Theo truyền thuyết và thần phả của long đình, thì vào thời Vua Hùng thứ 18, Quốc Tế đại nhân cùng vợ là bà Phùng Thị Loan hay còn được dân làng gọi là Lã Nương được giao nhiệm vụ quản lý kho bạc và kho lương thực ở xã Võng La, đình Đại Độ. Hai ông bà Quốc Tế đại nhân được biết đến là người hiền từ và đức độ, thường xuyên giúp đỡ người nghèo, tuy nhiên chung sống bao nhiêu năm cũng vẫn không có một mụn con nào. Hai vợ chồng cũng vì thế mà rất phiền muộn. Tuy nhiên, một buổi tối nọ, Lã Nương phu nhân nằm mộng thấy 3 con bạch xà từ sông bò lên người. Sau đó, bà nhanh chóng đậu thai và sinh ra 3 người con trai văn võ song toàn, thông minh hơn người, tài trí đức độ và đặc biệt là sức khỏe hơn người. Ba chàng trai ấy được đặt tên là Linh Khổn Đại Vương, Minh Chiêu Đại Vương và Cung Nhục Đại Vương. Khi ba chàng trai lớn lên đến tuổi phụng vận cho đât nước thì quân Thục Phán sang xâm chiếm Văn Lang, cả 3 anh em được tiến cử và được vua Hùng thứ 18 phong cho làm tướng quân chỉ huy đội quân thủy và đội quân bộ để tiến đánh quân Thục.
Xem thêm: Khám phá lại lịch sử hào hùng qua lễ hội đền Hai Bà Trưng Mê Linh
Đình Đại Độ nơi sẽ diễn ra nhiều hoạt động lễ nghi của lễ hội Võng La, thể hiện đặc sắc phần phong tục tập quán cũng như truyền thống của huyện Đông Anh nói riêng và cả thủ đô Hà Nội nói chung
Nhờ thông minh, tài trí hơn người nên cả ba đã đưa ra nhiều chiến thuật hợp lý và tài tính, đánh đến đâu thắng đến đấy và chỉ trong một thời gian ngắn thì các tướng quân đã đánh bại quân Thục Phán, khiến chúng phải tháo chạy ra khỏi lãnh thổ đất nước. Sau khi lập được chiến công lẫy lừng, trên đường về diện kiến vua thì cả 3 anh em đều không may qua đời không rõ nguyên do. Đến nay, điều này vẫn còn là một dấu hỏi lớn cho các nhà sử gia vì không có nhiều tài liệu. Vì tiếc thương cho số đoản mệnh của cả ba anh em, nhà vua đã truyền cho dân làng lập đền thờ phụng tại đình Đại Độ, xã Võng La và sắc phong cho 3 anh em là Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương, Đệ Nhị Linh Tố Đại Vương và Đệ Tam Linh Tố Đại Vương, cùng thân phụ là Quốc Công Đại Vương và Lã Nương phu nhân Đại Vương. Và từ đó đến nay sau bao nhiêu năm thì dân làng Võng La hằng năm vẫn làm lễ tưởng nhớ các vị Thành Hoàng đã có công giúp vua Hùng giữ nước. Đây là một câu chuyện mang tính truyền thuyết nhưng tràn đầy lòng yêu nước, trở thành một trong những yếu tố quan trọng, khiến Lễ hội Võng La luôn được nhiều người mong ngóng, chờ đợi để được tham dự. Lễ hội không chỉ để bày tỏ lòng thương nhớ, tiếc thương cho những người đã hy sinh vì quê hương đất nước trong suốt một hành trình lịch sử rất dài, mà còn như động lực, là dịp hun đúc thêm tình yêu của hương và biết ơn của những người đang sống ở hiện tại này.
Lễ hội có nhiều phần khác nhau, các trang phục thường có màu vàng, đỏ, xanh rực rỡ. Áo dài cùng khăn đóng là đồ lễ tế phổ biến nhất vì là trang phục truyền thống của dân tộc
1.3 Những hoạt động đặc sắc của lễ hội Võng La
Lễ hội Võng La được tổ chức hàng năm vào làm 2 kỳ hội chính là tháng Giêng và tháng Tám âm lịch. Vào tháng Giêng, lễ hội sẽ bắt đầu từ ngày 13 đến ngày 15 âm lịch vì đây chính là ngày hóa của 3 vị Đại Vương. Còn ngày 15 tháng Tám âm lịch sẽ là lễ tưởng nhớ ngày hóa của phụ thân và phụ mẫu 3 vị Đại Vương là Quốc tế Đại Nhân và bà Lã Nương. Lễ hội được dân làng tổ chức rất long trọng. Buổi sáng mùng 13 tháng Giêng, các lão làng trong đội tế lễ sẽ mặc trang phục truyền thống để làm lễ bao sái, mộc dục tượng, đồ thờ cúng và lễ tế mở cửa đình. Vào buổi chiều thì đội tế lễ nam sẽ tiến hành thực hiện lễ tế nhập tịch trong khi đội tế lễ nữ thì sẽ làm lễ dâng hương tế thánh.
Bên cạnh đó còn có cả các tiết mục ca múa hát đặc sắc
Qua đến mùng 14 – Ngày chính hội, thì lễ rước kiệu sẽ được bắt đầu từ sáng sớm với đoàn múa sư tử đi đầu, kế đến sẽ là phường bát âm, đội mang cờ, đồ bát bảo, đội khiêng kiệu, đội tế nam, đội tế nữ và sau cùng là dân làng và khách du lịch bốn phương. Những người khiêng kiệu phải là những thanh niên khỏe mạnh và chưa lập gia đình đấy! Buổi chiều thì đội tế nam, tế nữ sẽ thực hiện lễ dâng hương tế Thánh. Đến tối sẽ là chương trình giao lưu văn nghệ của xã Võng La với các xã khác xung quanh trong địa phương. Vào ngày cuối cùng là mùng 15, vào buổi sáng , đội tế nữ sẽ mặc trang phục truyền thống là áo dài rực rỡ làm lễ dâng hương tế Thánh còn buổi chiều thì đội tế nam làm lễ tế giã hội và phát lộc Thánh. Trong suốt những ngày lễ hội diễn ra từ mùng 13 đến mùng 15 thì sẽ tổ chức thêm rất nhiều trò chơi dân gian như múa sư tử, hát quan họ, hát chèo, hát văn, chèo thuyền, chọi gà,…sôi động.
Lễ bái diễn ra với sự tham gia của đội tế nam
Nếu có dịp một lần đến với Hà Nội vào tháng Giêng thì sao bạn không thử ghé qua đình Đại Độ để tham gia Lễ Hội Võng La xem sao? Chắc chắn bạn sẽ biết được thêm rất nhiều kiến thức cũng như phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc. Đừng quên 3vi.vn còn rất nhiều địa điểm tham quan Hà Nội đặc sắc khác chờ bạn khám phá. Xem ngay kẻo lỡ nhé.