Khám phá Văn hoá lễ hội An Giang đa dạng theo từng dân tộc

Văn hoá lễ hội An Giang rất đa dạng, được tạo nên từ sự giao thoa của các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm và Hoa. Mỗi tộc người sẽ có những lễ hội đặc trưng cùng những nghi thức truyền thống riêng biệt. Nếu có dịp du lịch An Giang, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá những điều độc đáo này nhé.

Văn hoá lễ hội An Giang đa dạng như thế nào?

An Giang là địa bàn sinh sống của bốn dân tộc chính là Kinh, Khmer, Chăm và Hoa. Các dân tộc sống đan xen nhau nên văn hóa sẽ có điều kiện giao thoa, hòa trộn và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Văn hoá lễ hội An Giang cũng được chính quyền và các đoàn thể, ban ngành quan tâm, tạo điều kiện bảo tồn, phát triển. Từ đó, mỗi dân tộc đều có cơ hội phát huy nét đẹp trong bản sắc văn hóa, đưa đặc trưng từng lễ hội tỏa sáng.

Việc giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống của các lễ hội dân gian đã tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt cho du lịch An Giang. Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất này, bạn sẽ thấy rằng An Giang không chỉ có núi non hùng vĩ, thiên nhiên rực rỡ mà cả văn hóa cũng vô cùng đa màu sắc.

Khám phá Văn hoá lễ hội An Giang đa dạng theo từng dân tộc

Văn hoá lễ hội An Giang là một phần thúc đẩy du lịch của địa phương này ngày càng phát triển

Văn hoá lễ hội An Giang của mỗi dân tộc có gì đặc sắc?

2.1 Văn hoá lễ hội An Giang của người Kinh

Nhắc đến Lễ hội An Giang thì đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Đây là lễ hội mang quy mô quốc gia, mỗi năm đều thu hút hàng triệu lượt khách thập phương đổ về dâng lễ, chiêm bái.

Tuy chỉ chính thức tổ chức vào cuối tháng Tư âm lịch mỗi năm nhưng không khí lễ hội được cộng đồng hưởng ứng mạnh mẽ đến mức ngay từ sau Tết Nguyên đán đến giữa năm dương lịch, người dân đã rộn ràng chuẩn bị. Hiện nay, đây được coi là mùa lễ hội tưng bừng, rộn ràng nhất của Châu Đốc nói riêng và An Giang nói chúng. Không những vậy, lễ hội còn thúc đẩy du lịch và giúp người dân địa phương có điều kiện cải thiện cuộc sống.

Để trải nghiệm Văn hoá lễ hội An Giang trong khuôn khổ Lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam thì bạn nên đến đây vào chính hội là ba ngày 25, 26 và 27/4 âm lịch. Lúc này, quanh khu vực miếu Bà Chúa Xứ chật kín khách thập phương, từ quán ăn đến nhà nghỉ, khách sạn đều vô cùng đông đúc. Bước vào Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, bạn sẽ thấy khói hương nghi ngút, những người tham gia lễ hội đều mang theo đầy đủ đồ lễ, nhang đèn để dâng lên Bà Chúa.

Không chỉ có quy mô lớn nhất mà đây cũng là lễ hội phản ánh chính xác nhất Văn hoá lễ hội An Giang trong tín ngưỡng của người Kinh. Sở dĩ Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được đông đảo người dân hưởng ứng vì đã khơi đúng mạch tín ngưỡng dân gian.

Lễ hội không chỉ bao gồm các nghi thức truyền thống mà còn có thêm lễ rước tượng Bà, tái hiện lại truyền thuyết 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà từ đỉnh núi Sam về miếu. Bên cạnh đó, lễ hội còn được tổ chức cực kỳ hoành tráng với các tiết mục múa lân sư rồng quy mô lớn. Người dân đến dự lễ vừa mang theo đức tin vào Bà Chúa Xứ vừa để hòa mình trong không gian lễ hội tưng bừng, náo nhiệt.

Bên cạnh lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, Văn hoá lễ hội An Giang của người Kinh còn thể hiện qua những lễ hội tôn vinh các danh thần đã có công khai hoang, mở đất, tạo ra An Giang trù phú như ngày nay. Để tìm hiểu thêm về truyền thống uống nước nhớ nguồn này, bạn có thể tham gia một số lễ hội dưới đây:

– Lễ hội đình Châu Phú để tưởng nhớ Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh đã có công khai khẩn nên vùng đất Nam Bộ tổ chức từ ngày 9/5 đến 11/5 âm lịch

– Lễ hội miếu Bằng Lăng thờ bà Thượng Động Cố Hỷ tổ chức từ ngày 15/3 đến 16/3 âm lịch

– Lễ Hội Kỳ Yên Đình Thần Mỹ Thới với ý nghĩa cảm tạ những bậc tiền hiền và gửi gắm mong ước mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an lên các vị thần linh. Lễ hội tổ chức từ ngày 15/5 đến 17/5 âm lịch hằng năm.

Khám phá Văn hoá lễ hội An Giang đa dạng theo từng dân tộc

Không khí Lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam vô cùng náo nhiệt với sự tham gia của hàng triệu người

2.2 Văn hoá lễ hội An Giang của người Khmer

Người Khmer sinh sống khá đông đúc tại An Giang. Văn hóa của tộc người này rất khác biệt, thể hiện qua những lễ hội truyền thống của họ. Đầu tiên phải kể đến là lễ hội Dolta cùng cuộc đua bò Bảy Núi được tổ chức từ ngày 29/8 đến 1/9 âm lịch.

Lễ hội này tương tự như lễ Vu Lan của người Kinh với ý nghĩa tưởng nhớ công ơn tổ tiên và cầu phúc cho linh hồn của thân nhân đã khuất. Sau khi hoàn thành phần lễ sẽ là phần hội với cuộc đua bò từ các đội trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đây là lễ hội thu hút rất đông đảo mọi người tham gia, cả trong và ngoài nước. Văn hoá lễ hội An Giang của người Khmer được thể hiện rất rõ nét qua lễ hội này ở chỗ nhắc nhở mỗi người hướng về gia đình, tổ tiên. Bên cạnh đó, hội đua bò cũng khuyến khích người dân chăm chỉ làm công việc đồng áng, đồng thời yêu thương và chăm sóc những con vật gắn bó với đời sống để từ đó mang lại sự ấm no và sung túc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn tham gia lễ hội Chol Chnam Thmay ăn mừng năm mới của Khmer, diễn ra vào ngày đầu năm mới theo lịch riêng của họ, thường vào tháng 4 dương lịch. Lễ hội này chủ yếu tổ chức ở chùa, mọi người cùng nhau mặc lên những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất rồi dâng lễ lên thần Phật. Sau đó, họ còn tổ chức rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị như hát đối, múa trống, thả diều, múa nến.

Khám phá Văn hoá lễ hội An Giang đa dạng theo từng dân tộc

Những điệu múa độc đáo của người Khmer được biểu diễn trong các lễ hội

Khám phá Văn hoá lễ hội An Giang đa dạng theo từng dân tộc

Các hoạt động vui chơi sau lễ cũng vô cùng thú vị

2.3 Văn hóa lễ hội An Giang của người Chăm

Nhắc đến Văn hoá lễ hội An Giang của người Chăm thì đầu tiên chúng ta sẽ nghĩ đến lễ hội Royal. Đây là lễ hội diễn ra vào cuối năm theo Hồi lịch, thường vào khoảng trước Tết Dương lịch của người Kinh. Lễ hội này để kết thúc tháng chay Ramadan, người Chăm sẽ khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất để đến thăm nhà người thân, bạn bè, hàng xóm, chúc tụng lẫn nhau để thêm gắn bó, đoàn kết.

Các hoạt động trong Lễ hội An Giang này rất đa dạng: nam thanh nữ tú cùng nhau hát hò, nhảy múa, phụ nữ nấu những món ăn ngon dâng lên tổ tiên, các cụ già làng thì quây quần bên ché rượu kể lại tích xưa cho các em nhỏ hiểu hơn về nguồn cội của dân tộc mình. Chính vì thế, lễ hội Royal đã trở thành bản sắc của người Chăm sinh sống ở An Giang, thể hiện nét đẹp và sự gắn kết trong văn hóa cộng đồng.

Khám phá Văn hoá lễ hội An Giang đa dạng theo từng dân tộc

Văn hóa lễ hội của người Chăm được thể hiện qua những nghi thức lễ hội đặc sắc

2.4 Văn hóa lễ hội An Giang của người Hoa

Văn hoá lễ hội An Giang của người Hoa ảnh hưởng khá lớn đến văn hóa chung của cộng đồng người Việt. Điều này thể hiện qua những lễ hội và tập tục truyền thống như Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, Trung thu v.v.

Tại An Giang, hằng năm ngoài chương trình liên hoan văn hóa bốn dân tộc được tổ chức tập trung tại Châu Đốc thì đồng bào người Hoa còn có các hoạt động nổi bật như lễ Thanh minh vào tháng ba âm lịch, lễ Vu Lan báo hiếu vào tháng bảy âm lịch. Đây là những nét đẹp trong đời sống tinh thần luôn được người Hoa gìn giữ và phát huy.

Khám phá Văn hoá lễ hội An Giang đa dạng theo từng dân tộc

Người Hoa tổ chức các lễ hội truyền thống để gìn giữ bản sắc

Như vậy, cẩm nang du lịch 3vi.vn vừa cùng bạn tìm hiểu về Văn hoá lễ hội An Giang với bốn dân tộc đang sinh sống đông đúc nhất tại đây. Nếu có dịp, bạn hãy tự mình trải nghiệm những lễ hội này để hiểu hơn về nét đẹp văn hóa của từng dân tộc nhé.

Xem thêm: 3 vì lễ hội sông nước Đà Nẵng náo nhiệt, vui nhộn

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.