Lễ hội làng nghề Bát Tràng là nơi để tìm về những giá trị lịch sử, văn hóa của làng nghề gốm. Những ngày đầu xuân về thăm xứ gốm bạn sẽ có được những trải nghiệm thú vị về một làng nghề đặc sắc và đông vui. Ngoài ra, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm tinh tế được nghệ nhân chăm chút tỉ mỉ.
Tổng quan về lễ hội làng nghề Bát Tràng
1.1 Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của lễ hội làng nghề Bát Tràng
Bát tràng là một ngôi làng cổ bên bờ Bắc của sông Hồng. Nhắc đến những làng nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam không thể không nhắc đến làng gốm Bát Tràng – Một trong những điểm tham quan tại Hà Nội. Nơi đây lưu giữ những nét văn hóa truyền đời của Hà Nội và còn là địa nơi cung cấp đồ sứ gớm nhất Việt Nam. Trải qua bao thời kỳ thăng trầm, làng gốm Bát Tràng ngày nay được xem là một địa điểm du lịch nổi tiếng và có sức hút đối với dâng trong nghề gốm và dân tay ngang. Lễ hội Làng nghề Bát Tràng được tổ chức nhằm tôn vinh nghề truyền thống và thể hiện ước vọng của người dân về một cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Đã đến địa điểm này thì bạn đừng quên check-in Hà Nội bên những mẫu gốm xứ tuyệt đẹp nhé.
1.2 Thời gian và địa điểm tổ chức
Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 14 đến 15 tháng hai m lịch. Mùa xuân là thời gian mát mẻ người dân trong làng rạo rực tổ chức lễ hội để lưu giữ những giá trị cổ truyền qua từng năm.
Lễ hội được tổ chức tại Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đình Bát Tràng là nơi thờ 6 vị thần có công trong việc giúp dân giữ nước, gồm: Bạch Mã Đại Vương, Phan Đại Tướng, Tràng Thuận Nghi Dung, Cai Minh Đại Vương, Lưu Thiên Tử Đại Vương, Hồ Quốc Thần Đại Vương.
Xem thêm: Khám phá lễ hội chùa Thầy – Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng Việt Nam
Lễ hội làng nghề Bát Tràng thu hút đông đảo du khách tham gia
1.3 Ý nghĩa của lễ hội làng nghề Bát Tràng
Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Đây cũng là dịp để thế hệ sau này thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt. Qua đó người dân cũng thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, gửi gắm khát vọng về cuộc sống luôn được hạnh phúc, no ấm. Bởi vậy đừng bỏ qua lễ hội ý nghĩa này trong lịch trình khám phá Hà Nội của bạn.
Những nét độc đáo ở lễ hội làng nghề Bát Tràng
2.1 Phần lễ
Lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị được diễn ra từ Miếu Bát Tràng và rước về Đình Bát Tràng, buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với cờ phướn và kiệu đỏ rực rỡ giữ một vùng. Mâm lễ dâng lên rất hoành tráng được gọi là Tam chính gồm 1 Con Trâu tơ thui béo, 1 con dê thui béo, 1 con heo sữa quay. Mâm cỗ bao gồm 6 mâm cỗ mặn và 4 mâm xôi.
Sau khi tế lễ xong, các quan viên chức sắc đại diện các dòng họ trong làng sẽ chia nhau mâm hưởng lộc thánh như là phần thưởng mà Thánh ban cho người dân. Lễ rước nước là nghi thức quan trọng nhất của lễ hội, phần nghi lễ được thực hiện nghiêm trang.Chủ tế lễ sau khi dâng lễ lên thần sông sẽ đại diện dân làng xin nước thiêng từ sông Hồng và lọc qua tấm vải đỏ để rước nước về Đình cổ Bát Tràng
Lễ hội làng nghề Bát Tràng là nơi trưng bày các sản phẩm gốm xứ đẹp để du khách có dịp chiêm ngưỡng
2.2 Phần hội
Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi đặc sắc khác nhau và tạo nên nét đặc trưng riêng những nổi bật và ấn tượng nhất có lẽ là trò chơi cờ người và hát thờ. Để tổ chức cho trò trò cờ người thì hai đội chơi sẽ chọn ra 2 bà tướng cờ được cho là người người có phẩm hạnh, đạo đức tốt và giàu có nhất trong làng để làm tướng. Mỗi tướng bà sẽ nhận nuôi 16 thiếu nữ độ tuổi từ 10 đến 15 vừa xinh đẹp vừa nết na để nuôi ăn uống và cho mang áo quần đẹp. Các cô gái sẽ được cho rèn luyện tập làm cờ người trong một tháng mới được thi đấu trình diễn ở sân đình. Những chuẩn bị công phu cả tháng trời đủ để thấy trò chơi này quan trọng và hấp dẫn đến thế nào. Sau 3 chầu thi và 4 chầu cầm cờ đội nào vượt qua sẽ được hát thờ trong lễ hội của năm.
2.3 Các hoạt động thăm thú và mua sắm ở lễ hội làng nghề Bát Tràng
Đến với du lịch lễ hội làng nghề Bát Tràng ngoài được vui chơi giải trí tới bờ bến thì còn có những hoạt động thưởng thức nghệ thuật có chút trầm lắng bên những sản phẩm gốm hay tận hưởng những khoảnh khắc tự tay mình nặn những sản phẩm gốm. Đây còn là cơ hội để bạn tìm thấy những món gốm tinh xảo, được chế tác tỉ mỉ dưới bàn tay của những nghệ nhân. Những tác phẩm đặc sắc sẽ được trưng bày như một cuộc triển lãm để giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, những năm gần đây lễ hội làng nghề Bát Tràng còn tổ chức các trận thi đấu thể thao, giao lưu quan họ trên hồ Long Nhỡn để thu hút thêm sự chú ý của du khách, làm lễ hội mới mẻ hơn qua từng năm cũng như giúp gắn kết tình cảm hiếu hảo của người dân các làng.
Có rất nhiều gian hàng bán đồ kỉ niệm, bạn có thể tha hồ tìm những món quà xinh xắn độc đáo lại rất rẻ để làm món quà đầu năm cho người thân sau dịp du xuân.
Thanh nhiên trai tráng trong làng sẽ thực hiện nghi thức rước lễ
Kinh nghiệm khi tham gia lễ hội làng Bát Tràng
3.1 Nên chọn thương tiện di chuyển nào để đến làng Bát Tràng?
Làng Bát Tràng nằm ở vị trí thuận tiện để di chuyển khi gần khu vực trung tâm thành phố nên sẽ có nhiều sự lựa chọn cho bạn trong việc lựa chọn phương tiện di chuyển. Đối với những bạn sinh viên hay người lớn tuổi thì xe bus sẽ là phương tiện di chuyển hợp lý nhất. Chưa đầy 30 phút là bạn đã đến nơi, ngồi trên xe có thể tự do ngắm quang cảnh xung quanh hay ngủ một giấc để tiếp sức cho một hành trình vui chơi khám phá sắp đến.
Phương tiện dễ dàng di chuyển nhất là xe máy, đường đến làng Bát Tràng cũng dễ đi, không ngoằn ngoèo. Bạn có thể vừa đi vừa tận hưởng không khí tấp nập của Thủ đô. Xe máy là phương tiện được khuyến khích vì các bạn có thể chủ động hơn trong lịch trình di chuyển.
Các hoạt động tại Lễ hội làng nghề Bát Tràng diễn ra vô cùng sôi nổi
Lễ hội làng nghề Bát Tràng có đầy đủ các tầng lớp từ nhỏ đến lớn tham gia
3.2 Những lưu ý khi tham gia hội làng
– Lễ hội nổi tiếng này thu hút nhiều khách du lịch tham gia nên hãy chắc chắn rằng bạn có thể bảo quản tốt tư trang của mình để không tạo cơ hội cho những kẻ gian.
– Không nên vứt rác bừa bãi, mỗi người cần ý thức để bảo vệ môi trường.
– Nếu bạn có ý định mua sắm thì nên để sau cùng để hạn chế việc phải cầm giữ trong suốt quá trình tham gia hội. Nếu mua những mặt hàng cồng kềnh thì nên nhờ chủ tiệm chuyển về đến tận nhà.
– Tùy món và tùy người bán mà các sản phẩm sẽ có mức giá khác nhau chứ không cố định, vậy nên để có được sản phẩm với “khoản chi” hợp lý nhất, bạn không nên ngần ngại mặc cả với người bán. Nên nhớ hãy kiểm tra hàng kỹ trước khi ra khỏi cửa hàng để không mua phải hàng kém chất lượng hay bị lỗi thì có thể đổi ngay lập tức.
– Hạn chế mang theo trẻ em, nếu cho chúng đi cùng thì hãy quản lý con em của mình thật kĩ đề không chạy nhảy làm đổ vỡ hàng hóa của người bán.
Lễ hội làng nghề Bát tràng hằng năm vẫn là một lễ hội lớn của người dân Hà thành. Nếu bạn là một người mang trang mình đam mê với những món đồ gốm mỹ nghệ thì không thể bỏ qua địa điểm này. Đến với lễ hội sẽ là dịp để chúng ta tìm hiểu một cách trực quan nhất về những nét văn hóa độc đáo chứa đựng bao tâm huyết của thế hệ người Việt.