Lễ hội Miếu Ông Bổn và văn hóa đặc trưng của người Hoa tại Bình Dương

Lễ hội Miếu Ông Bổn có ý nghĩa rất lớn trong văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa tại Bình Dương, thể hiện lòng tri ân, biết ơn đến các vị thánh nhân đã khai thiên lập địa. Vì vậy nếu có dịp du lịch Bình Dương dịp đầu xuân năm mới, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội đặc sắc này nhé.

Giới thiệu về Lễ hội Miếu Ông Bổn

1.1 Miếu Ông Bổn ở đâu?

Miếu Ông Bổn còn có tên gọi khác là Phước An Miếu. Ngôi miếu này tọa lạc ở khu phố 7, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, gần với Nhà thờ Chánh toà Phú Cường. Trong văn hóa của người Hoa, Ông Bổn được coi là Ông tổ của dòng họ, của tộc người, trong đó chữ “Bổn” có ý nghĩa là nguồn cội, gốc rễ. Ông Bổn là một biểu tượng chứ không phải là nhân vật cụ thể, đa số người Hoa có quan niệm rằng Ông Bổn là Phước Đức Chánh Thần. Tuy nhiên với mỗi tộc người Hoa ở các vùng khác nhau lại định nghĩa về hình tượng ông Bổn cũng khác nhau.

Lễ hội Miếu Ông Bổn và văn hóa đặc trưng của người Hoa tại Bình Dương

Miếu Ông Bổn tại Bình Dương mang lối kiến trúc đậm chất Trung Hoa

Người Hoa có gốc ở tỉnh Phúc Kiến, sinh sống tại khu vực Chợ Lớn (TPHCM) tin rằng Ông Bổn là Châu Đạt Quan, là vị quan từ đời Nguyên. Còn người Hoa gốc Triều Châu và Hải Nam, sinh sống  khu vực Tây Nam bộ lại hình tượng Ông Bổn là Tam Bảo Thái Giám Trịnh Hòa, là một người sống ở đời nhà Minh. Người Hoa Triều Châu, cư trú ở Hội An lại quan niệm Ông Tổ là Phục Ba Tướng quân Mã Viện. Còn với những người Hoa mang họ Vương, gốc tỉnh Phúc Kiến, sinh sống tại Bình Dương thì cho rằng Ông Bổn của tộc mình chính là Huyền Thiên Thượng Đế, cũng từ đây mà hình thành nên Lễ hội Miếu Ông Bổn.

Theo tín ngưỡng của người Hoa, Huyền Thiên Thượng Đế là một vị thần được phân thân từ Thượng Đế, gọi là Chơn Võ (hay Chân Vũ). Bên cạnh thờ Huyền Thiên Thượng Đế thì người Hoa họ Vương còn thờ các vị thần khác theo quan niệm Đạo Giáo như Quan Thế Âm Bồ Tát, Na Tra Thái Tử, Nam Triều Đại Đế v.v.

Ngoài ra, miếu Ông Bổn cũng giống với các đền miếu của người Việt ở chỗ thờ đa thần, trong đó có thần Trương Thiên Sư (Trương Đạo Lăng – đời nhà Hán), Bao Công (đời nhà Tống), Linh Từ Tôn Vương, Cảnh Chủ Tôn Vương, Cửu Thiên Huyền Nữ v.v.

Xem thêm: Lễ hội Lái Thiêu mùa trái chín và sự trù phú của miền đất Nam Bộ

1.2 Thời gian tổ chức Lễ hội Miếu Ông Bổn

Lễ hội miếu Ông Bổn sẽ được tổ chức định kỳ hàng năm, luân phiên ở các miếu khác nhau. Mỗi năm, lễ hội này thực hiện 2 kì cúng, lần thứ nhất vào mùa xuân ngày 2 tháng Giêng âm lịch và lần thứ hai là mùa thu ngày 4 tháng 7 âm lịch. 

Mặc dù Lễ hội Miếu Ông Bổn cũng thể hiện nét văn hóa đặc sắc của người Hoa tại tỉnh Bình Dương nhưng xét về quy mô và tầm ảnh hưởng thì lễ hội này không lớn bằng Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu. Theo người dân lý giải thì do Ông Bổn là thần gắn liền với người làm nghề lò chén nên miếu thờ lập ra cũng chủ yếu để thờ các vị thánh nhân của nghề này, vì vậy sức ảnh hưởng không bằng Bà Thiên Hậu, vị thần đỡ đầu mọi ngành nghề, mọi tầng lớp.

Lễ hội Miếu Ông Bổn và văn hóa đặc trưng của người Hoa tại Bình Dương

Kiến trúc bên trong Miếu Ông Bổn

1.3 Ý nghĩa Lễ hội Miếu Ông Bổn

Lễ hội Miếu Ông Bổn tại Bình Dương dù mang trên mình đặc trưng tín ngưỡng của một dòng họ, một nghề nghiệp nhưng đến thời điểm hiện tại, đây là lễ hội có sức ảnh hưởng và nhận được sự quan tâm không chỉ của người Hoa mà còn cả người Việt. Sự chung sống một cách hòa thuận của cộng đồng người Hoa suốt nhiều thế kỷ qua tại Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung đã giúp đưa những nét văn hóa của họ đến gần hơn với người Việt.

Chính vì vậy, đến nay Lễ hội Miếu Ông Bổn đã trở thành một phần văn hóa của người dân Bình Dương, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang những giá trị bản sắc dân gian độc đáo. Lễ hội không chỉ góp phần làm đặc sắc thêm văn hóa tâm linh của Việt Nam mà còn là điểm thúc đẩy du lịch Bình Dương phát triển, thu hút đông đảo du khách thập phương ghé đến.

Lễ hội Miếu Ông Bổn và văn hóa đặc trưng của người Hoa tại Bình Dương

Không khí tưng bừng của Lễ hội Miếu Ông Bổn

Những nghi thức trong Lễ hội Miếu Ông Bổn

So với những lễ hội khác thì Lễ hội Miếu Ông Bổn bao gồm các nghi thức khá đơn giản. Những phần cúng tế được thực hiện theo Đạo giáo, do các thầy pháp đảm trách. Sau đó sẽ là lễ rước kiệu trên quãng đường hàng chục cây số, quanh khu vực người Hoa sinh sống, tạo nên không khí rất tưng bừng, náo nhiệt. Phần văn nghệ của lễ hội sẽ có các tiết mục hát Hồ Quảng, múa cù, múa lân sư rồng, đặc biệt phải kể đến phần múa hẩu đặc trưng của người Hoa.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Lễ hội Miếu Ông Bổn từ cẩm nang du lịch 3vi.vn. Nếu có cơ hội bạn hãy tự mình trải nghiệm để hiểu hơn về văn hóa và tín ngưỡng của người Hoa tại Bình Dương nhé.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.