Sâm Ngọc Linh, ‘quốc bảo Việt Nam’ dành cho sức khỏe

Sâm Ngọc Linh là loại nhân sâm thứ 20 trên thế giới và được phát hiện trong khu du lịch Kon Tum. Với danh xưng quốc bảo Việt Nam, sâm Ngọc Linh được xem như là thần dược trong việc hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Cùng 3vi.vn tìm hiểu về loại sâm có công dụng kỳ diệu này nhé!

Sâm Ngọc Linh có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây được nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Vì tác dụng bổ trợ sức khỏe tuyệt vời, nên sâm được ví như quốc bảo Việt Nam. Nếu bạn muốn mua sâm Ngọc Linh đúng chuẩn thì nên đến mảnh đất Kon Tum nhé!

Đôi nét thông tin về sâm Ngọc Linh

1.1 Sâm Ngọc Linh là gì?

Sâm Ngọc Linh ( hay còn gọi là sâm Việt Nam) là một loài cây thuộc họ Cam tùng, cây mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum. Ngoài nơi này, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am. Đây là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Vào năm 1978, theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác. Tính tới thời điểm hiện tại thì tổng cộng 52 loại saponin.

Như vậy, sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất hiện nay. Cũng vì điều này mà sâm Ngọc Linh được bán trên thị trường với giá cao ngất ngưỡng, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên gấp nhiều lần.

Sâm Ngọc Linh, ‘quốc bảo Việt Nam’ dành cho sức khỏe

Cây sâm Ngọc Linh có dáng thanh mảnh, tán lá xòe tròn

1.2 Lịch sử phát hiện sâm Ngọc Linh

Trước khi được các nhà khoa học phát hiện, sâm Ngọc Linh đã được các đồng bào dân tộc thiểu số Trung Trung bộ Việt Nam, đặc biệt là Xê Đăng. Họ sử dụng như một loại củ rừng với tên gọi thân thương là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu. Sâm được dùng để chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền dân gian.

Năm 1973, khu Y tế Trung Trung bộ cử người đi điều tra và phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh. Sau nhiều ngày vượt suối băng rừng, đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên tại độ cao 1.800 mét. Ngay buổi chiều hôm đó, đoàn cũng đã tìm ra một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh. Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về quần thể, phân bố, hình thái, sinh thái, quần lạc, di cư và phát tán, dược sĩ Đào Kim Long đã xác định sâm Ngọc Linh là giống cây mới, đặc biệt quý hiếm và chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Sau khi sâm được phát hiện thì đã được uỷ Khu 5 chỉ đạo bí mật bảo vệ, khai thác và chế biến làm thuốc phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; đồng thời gửi mẫu ra Bộ Y tế, Viện Dược liệu Hà Nội nghiên cứu.

Sâm Ngọc Linh, ‘quốc bảo Việt Nam’ dành cho sức khỏe

Sâm Ngọc Linh được nuôi trồng và chăm sóc cần thẩn

Sâm Ngọc Linh, ‘quốc bảo Việt Nam’ dành cho sức khỏe

Củ sâm có kích thước lớn nhỏ phụ thuộc vào năm tuổi

Xem thêm: Rượu Đoác Kon Tum, thức uống truyền thống của người dân xã Ngọc Tem

Đặc điểm của sâm Ngọc Linh

Trái ngược với lá mì Kon Tum, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm ở bất cứ đâu trên mảnh đất Tây Nguyên này. Còn đối với cây sâm Ngọc Linh chỉ được phát hiện ở độ cao từ 1.200m trở lên và đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700 – 2.000m dưới tán rừng già. Hiện nay chỉ có hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là có cây sâm này. Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh với độ cao 2.578m và sở hữu lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50cm, có độ mùn tơi xốp, rừng nguyên sinh rộng. Tuy nhiên, sâm còn mọc cả ở núi Ngọc Lum Heo, đỉnh núi Ngọc Am và núi Langbiang. Sâm Ngọc Linh là một loại cây thân thảo sống lâu năm, có độ dài tăng đều theo tuổi từ 40cm đến 100cm. Thoạt nhìn, cây khá giống nhân sâm Triều Tiên, nhưng điểm khác biệt là thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc do thân khí sinh rụng hàng năm để lại.

Sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, đường kính thân nhỏ tầm độ 4 – 8mm, có màu lục hoặc hơi tím và thường tàn lụi hàng năm. Thân rễ của cây có đường kính 1 – 2cm, mang nhiều rễ nhánh và củ mọc bò ngang trên hoặc dưới mặt đất độ 1 – 3cm. Các thân mang lá và tương ứng với nó là một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7cm. Quả mọc ở trung tâm của tán lá, dài độ 0,8cm – 1cm và mỗi quả chứa 1- 2 hạt và số quả trên cây ước tính khoảng 10 đến 30 quả.

Sâm Ngọc Linh, ‘quốc bảo Việt Nam’ dành cho sức khỏe

Thu hoạch quả chín sẽ có màu đỏ tươi với đầu màu đen

Tác dụng đối với sức khỏe

Trước khi có những nghiên cứu khoa học về tác dụng của sâm Ngọc Linh, loại cây này đã được các dân tộc thiểu số dùng như một loại thuốc cổ truyền giúp cho việc sốt rét, lành vết thương, đau bụng,… Hiện nay thì đã có những kết quả nghiên cứu dược lý như: Kích thích hệ miễn dịch, chống stress vật lý, hỗ trợ điều trị trầm cảm,… Qua đó, bạn có thể thấy sâm Ngọc Linh có những tính năng tuyệt hảo mà khó thể tìm thấy ở bất kỳ loại dược phẩm nào khác. Còn nếu bạn muốn trị các vấn đề như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, phong (gút),… thì có thể tìm đến chuối hột rừng Kon Tum sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

Hãy lưu những tác dụng tuyệt vời của sâm Ngọc Linh vào cuốn cẩm nang du lịch, vì biết đâu tương lai bạn có thể sẽ ứng dụng nó để hỗ trợ sức khỏe của bản thân!

Sâm Ngọc Linh, ‘quốc bảo Việt Nam’ dành cho sức khỏe

Sâm Ngọc Linh được ứng dụng nhiều trong việc hỗ trợ các vấn đề của sức khỏe

Đưa Việt Nam lên bản đồ nhân sâm thế giới

Để nâng tầm sâm Ngọc Linh lên vị trí “quốc kế dân sinh” và trở thành ngành xuất khẩu tỷ đô trong tương lai gần như kỳ vọng của Chính phủ, thì lãnh đạo địa phương và giới trồng, sản xuất sâm Ngọc Linh phải lên chiến lược dài hạn. Những đất nước nổi tiếng về sản xuất nhân sâm như Hàn Quốc, Triều Tiên, cũng phải trải qua quá trình dài hơn 1.500 năm mới đạt được thành quả như ngày nay.

Theo đó, Kon Tum, Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung cần phải bảo tồn giống gen thuần chủng của sâm Ngọc Linh. Khi ngành sâm đủ các tiêu chí, điều kiện về sản lượng, quy mô thì cần có chiến lược đại chúng hóa như cách Hàn Quốc đã thực hiện. Sâm Ngọc Linh được định vị ở phân khúc cao cấp để nhằm phổ biến nhưng không làm hạ thấp giá trị vốn có của nó. Việt Nam cũng cần phải bảo hộ được giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh trên các thị trường quốc tế. Bởi giờ đây, giống sâm này là thương hiệu quốc gia chứ không đơn thuần là thương hiệu của một sản phẩm thuần túy của bất kỳ doanh nghiệp riêng lẻ nào.

Tin đáng mừng khi biết rằng việc quy hoạch và phát triển cây sâm Ngọc Linh tại Kon Tum đã gặt hái được những thành công nhất định. Sau hơn 20 năm nhân giống và phát triển, đến nay nhiều doanh nghiệp này đã sở hữu một vùng trồng sâm Ngọc Linh rộng lớn. Năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thị sát đến vùng trồng sâm này và đánh giá cao hoạt động bảo tồn và phát triển ngành sâm.

Không dừng lại ở đó, hiện này đã có nhiều nghiên cứu mới nhằm tạo ra những dòng sản phẩm chất lượng bằng dây chuyền công nghệ hiện đại như: Dịch chiết xuất từ sâm, rượu ngâm củ sâm tươi, tổ yến sâm, sâm ngâm mật ong, trà sâm… cùng các loại viên uống tăng cường sinh lực khác. Tuy nhiên, dây chuyền và công thức sẽ tuyệt đối bảo mật, nên bạn không thể vào xem. Vì thế, nếu bạn mong muốn có tìm hiểu quy trình hiện đại thì có thể đến khu farm công nghệ cao Măng Đen để tham quan.

Nếu muốn tên Việt Nam sớm có trên danh sách các quốc gia sở hữu sâm trên thế giới thì Kon Tum và các doanh nghiệp nơi đây cần nhanh chóng chuyển mình để trở thành vùng trồng và chế biến dược liệu tập trung của quốc gia.

Sâm Ngọc Linh, ‘quốc bảo Việt Nam’ dành cho sức khỏe

Sâm Ngọc Linh chính là chìa khóa giúp Việt Nam vươn tầm thế giới trong lĩnh vực mới này

Sâm Ngọc Linh, ‘quốc bảo Việt Nam’ dành cho sức khỏe

Nhiều doanh nghiệp tập trung vào sản xuất sâm và biến loại hình này trở thành ngành mũi nhọn

Sau những thông tin thú vị về loại sâm Ngọc Linh quý hiếm này, bạn có muốn đến vùng đất đầy nắng và gió Kon Tum để mua về và trải nghiệm? Cùng 3vi.vn ủng hộ bảo vật này để Việt Nam có thể lọt vào bản đồ nhân sâm thế giới nhé!

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.