Thịt trâu gác bếp Mộc Châu là một trong các món đặc sản Tây Bắc có ý nghĩa khi làm quà cho người thân. Ít có du khách nào tham quan Mộc Châu lại không mua thịt trâu gác bếp Mộc Châu về làm quà. Bởi món đặc sản này đã gắn liền với vùng đất Tây Bắc nổi tiếng.
Nguồn gốc đặc sản thịt trâu gác bếp Mộc Châu
Đặc sản của Mộc Châu luôn gắn liền với tinh hoa của núi rừng, có thể kể đến như mật ong rừng, cơm lam, cá suối nướng, Ốc suối Bàng Mộc Châu, Xôi ngũ sắc – bánh sắn Mộc Châu… Trong đó có một loại đặc sản không thể không nhắc đến chính là thịt trâu gác bếp.
Món đặc sản Tây Bắc này được rất nhiều người yêu thích bởi vị đặc trưng, dậy mùi gia vị, và đặc biệt là có mùi thơm mũi của hạt mắc khén và hạt dổi rừng Sơn La. Đặc sản thịt trâu gác bếp Mộc Châu được chế biến hoàn toàn thủ công, cẩn thận, theo đúng phương pháp làm thịt trâu hun khói của người dân tộc Thái làm nên một loại đặc sản Mộc Châu vô cùng hấp dẫn và độc đáo.
Món thịt trâu gác bếp Mộc Châu là một trong những món ăn không thể thiếu trong những dịp Lễ, tết của người Thái đen ở Mộc Châu, Sơn La. Người Thái đen đã sáng tạo ra món ăn này và nó đã trở thành thương hiệu không thể không nhắc đến khi nói đến đặc sản Mộc Châu.
Theo đó, người Thái đen xứ Mộc đã nghĩ ra cách ướp thịt trâu, thịt bò rồi đem treo lên gác bếp để ăn được lâu, hoặc ăn trong các dịp lễ, tết và những dịp quan trọng. Hơn nữa, người Thái còn quý món ăn này như “vàng” bởi thịt trâu gác bếp bổ sung dưỡng chất cho những ngày đi rừng đường dài hay dự trữ cho những ngày giá rét, đồ ăn khan hiếm.
Ngày nay, thịt trâu gác bếp rất phổ biến, dễ dàng bắt gặp ở các vùng Tây Bắc. Thế nhưng, thịt trâu gác bếp vẫn được người dân bản địa yêu mến và luôn tự hào đem giới thiệu, thiết đãi khách phương xa trong mâm cơm gia đình mình.
Món thịt trâu gác bếp Mộc Châu được ví như “vàng” với người Thái
Hương vị khó quên của thịt trâu gác bếp Mộc Châu
2.1 Kỳ công trong chế biến thịt trâu gác bếp Mộc Châu
Để có được những miếng thịt trâu gác bếp Mộc Châu chuẩn vị, người Thái phải là thịt lấy từ những con trâu khỏe mạnh, được chăn thả trên sườn đồi. Đó là những con trâu chỉ ăn cỏ, lá rừng và uống nước suối. Vì di chuyển nhiều và ăn uống giản đơn nên thịt trâu chăn thả ở đồi núi có thớ thịt chắc, vị ngọt, dậy mùi thơm.
Người Thái đen sẽ dùng những miếng thịt được lấy từ phần bắp, thăn, vai hay lưng của trâu. Quy trình chế biến không quá khó nhưng lại tốn nhiều thời gian và công sức. Họ cắt thành những mảng thịt to, rồi lọc các thớ thịt thành các hình chì.
Sau đó, các thớ thịt được thái dọc, ướp với gia vị như muối, ớt, nước lá rừng và mắc khén – loại gia vị đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Nếu thiếu loại gia vị này thì món thịt trâu gác bếp Mộc Châu sẽ mất đi hương vị đặc trưng.
Những nguyên liệu cơ bản của món thịt trâu gác bếp Mộc Châu
Sau cùng, người Thái đen đem treo lên gác bếp, hun khói để “chín” đến quắt khô. Tên gọi thịt trâu gác bếp ra đời chính từ đây. Thời gian chờ thịt “chín” trung bình khoảng 8 tháng đến 1 năm rồi đem bảo quản dùng dần. Do cách chế biến hoàn toàn tự nhiên và thủ công nên món ăn này có thể bảo quản được một tháng.
Hình ảnh thịt trâu được treo lên gác bếp rất phổ biến trong các gia đình miền núi Tây Bắc
Miếng thịt trâu gác bếp Mộc Châu đạt chuẩn là tỏa ra mùi khói bếp chứ không được gây khó chịu, phải có màu nâu sậm bên ngoài, màu hồng ở bên trong, khô bên ngoài, nhưng vẫn mềm mà không bị cứng ở bên trong. Khi thưởng thức, thịt trâu sẽ được nướng lại, hầm hay nấu thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Thịt khô của đồng bào Thái ở Tây Bắc làm miếng to bự, dài hoặc ngắn tùy vào sở thích làm của gia chủ. Nhưng thường là miếng to bằng cổ tay, chứ không xé nhỏ vụn như Thịt Bò Khô bán đầy trong siêu thị đâu. Mùi vị cũng đặc biệt lắm, vừa cay cay của ớt, mặn mặn của muối, và đặc biệt có 1 vị rất thơm mà ít người có thể đoán ra.
Độ khô của miếng thịt tùy thuộc vào mục đích sử dụng, nếu như để lâu thì thường gia chủ sẽ làm rất khô. Còn nếu để dùng ngay trong dịp lễ Tết, Cưới xin thì thường không quá khô. Và bà con ở đây vẫn thường bảo “Bên trong còn hơi ướt ăn mới ngon”, quả đúng như thế thật, nếu khô cứng từ trong ra ngoài, ăn hầu như không còn cảm nhận được vị ngon của Thịt. Bên trong bao giờ cũng phải còn hơi mềm, ướt 1 chút, như vậy ăn mới ngon!
2.2 Cách thưởng thức thịt trâu gác bếp Mộc Châu
2.2.1 Hương vị thịt trâu gác bếp Mộc Châu thơm hòa với chẩm chéo thấm vị
Khi ăn, người thưởng thức sẽ xé nhỏ những miếng thịt trâu gác bếp ra thành những sợi nhỏ, đem chấm với chẩm chéo, nhâm nhi cùng một chút rượu ngô cay nồng thì thật là đúng điệu.
Thớ thịt trâu gác bếp Mộc Châu sẽ có màu nâu thẫm bắt mắt, khi ăn vào miệng sẽ có cảm thấy hơi hắc của khói, nhưng khi miếng thịt trôi xuống cuống họng thì sẽ đọng vị ngọt, thơm, béo bùi nơi đầu lưỡi khiến bất cứ ai cũng phải say sưa.
Những ngày đông se se lạnh, mưa rơi rả rích mà ngồi bên vò rượu ngô cay nồng, thưởng thức từng miếng thịt trâu gác bếp thì còn gì tuyệt hơn. Cái dai dai của thịt trâu, cái mùi hăng hăng của khói bếp và cái vị đà, ngọt thơm đọng lại khiến bất người ta ngây ngất quên lối về.
Thịt trâu gác bếp chấm với chẩm chéo, cùng với chút hương nồng của rượu ngô là trải nghiệm mà các bạn không thể nào quên
Ngày nay, khi mức độ giao lưu văn hoá giữa các dân tộc ngày một phát triển, thịt trâu gác bếp không chỉ bó hẹp trong bữa ăn của người Thái mà theo chân những vị khách đến khắp mọi miền. Cũng vì thế, cách thưởng thức nó mỗi nơi một khác.
Nếu người Thái thưởng thức đặc sản của mình thay cho thức ăn mặn, đặc biệt vào những dịp mưa, lũ hoặc những ngày giáp hạt, thiếu ăn… thì nay, món ăn này có thể trở thành món nướng hoặc ăn với lẩu.
Cách nhận biết thịt trâu gác bếp Mộc Châu chuẩn
Vùng Tây Bắc rất nổi tiếng với món thịt trâu gác bếp. Có thể dễ dàng bắt gặp ở một số khu vực như Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái. Thế nhưng món thịt trâu gác bếp Mộc Châu của người dân tộc Thái đen xứ Mộc luôn có một hương vị đặc trưng riêng.
Món thịt trâu gác bếp của người Thái ở Mộc Châu được đánh giá là ngon nhất bởi nghệ thuật ẩm thực của họ riêng biệt. Đối với những món ăn truyền thống của người Thái nói chung và món đặc sản thịt trâu gác bếp nói riêng, gia vị chính là bí quyết làm nên sự khác biệt. Ngoài ra là cách chế biến cầu kỳ, tốn nhiều công sức, thời gian. Quan trọng nhất là đòi hỏi kinh nghiệm để làm ra miếng thịt trâu gác bếp Mộc Châu ngon, ngọt và khi ăn không có cảm giác miếng thịt trâu bị khô.
Để biết thịt trâu gác bếp Mộc Châu chuẩn hay không, bạn hãy nhìn tổng quan miếng thịt. Bạn sẽ thấy thịt trâu có màu nâu sẫm vì sự khéo léo khi hun. Từng thớ thịt có màu hồng đỏ tự nhiên. Màu hồng đỏ này chính là điểm khác biệt đặc trưng của thịt trâu gác bếp ở Mộc Châu. Đặt miếng thịt trên tay, bạn sẽ ngửi thấy dậy mùi hương hấp dẫn, đặc biệt thơm. Khi ăn, vị ngọt của thịt sẽ đọng nơi cuống họng, chứ không ngọt ngay đầu lưỡi.
Một số địa chỉ mua thịt trâu gác bếp Mộc Châu uy tín
Chính vì sự nổi tiếng của thịt trâu gác bếp nên ngày càng có nhiều cơ sở, địa chỉ bán loại đặc sản Tây Bắc này. Nhưng không phải địa chỉ nào cũng bán thịt trâu gác bếp Mộc Châu chất lượng. Vì vậy, để mua loại đặc sản ở Mộc Châu đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý thì bạn có thể tham khảo một địa chỉ uy tín dưới đây.
Cửa hàng Mộc Châu Food
– Địa chỉ: 27 Hoàng Quốc Việt, thị trấn Nông trường Mộc Châu
– Điện thoại: 0899.168.266
Thảo Nguyên Homestay
– Địa chỉ: 2 Rừng Thông Bản Áng, Đông Sang, Mộc Châu
– Điện thoại: 0369 721 686
Cửa hàng thịt trâu gác bếp Hoa Xuân
– Địa chỉ: Số 479, đường Chu Văn Thịnh, thành phố Sơn La.
– Điện thoại: 0344400092
Ngoài ra, bạn có thể tìm mua thịt trâu gác bếp Mộc Châu ở các tiểu khu 32, Chiềng Đi, khu vực ngã ba 73 hoặc Vườn Đào… ở thị trấn Mộc Châu, Sơn La.
Thịt trâu gác bếp Mộc Châu không chỉ là món ăn đặc sản, món mồi nhậu mà còn là một món quà tặng tinh túy dành tặng cho những người thân thiết. Do đó, các khách du lịch khi tới đây ai cũng mua món đặc sản này về làm quà. Nếu có dịp đi du lịch Mộc Châu, bạn hãy nhớ thưởng thức món ăn mang hương vị núi rừng này nhé!
Xem thêm: Kinh nghiệm khám phá bản Thung Cuông tự túc mới nhất