Cầu Trung Đạo là cây cầu được xây dựng từ thời Vua Gia Long, đã gắn liền với kiến trúc phong thủy hoàn mỹ theo quan niệm của vua chúa thời xưa. Cùng 3vi.vn khám phá chi tiết hơn về cây cầu này cũng như những điểm đặc biệt làm nên tiêu chuẩn phong thủy của Cầu Trung Đạo nhé.
Ý nghĩa của tên cầu Trung Đạo
Đặt tên cầu là Trung Đạo, vua Gia Long có hàm ý ám chỉ “Con đường Trung Dung” . Cụm từ này mang ý nghĩa nhắc nhở các bậc đế vương rằng việc trị quốc phải dựa trên đạo Trung Dung của nhà Nho thay vì những áp bức cực đoan, các chính sách vô lối đàn áp.
Cầu Trung Đạo thuộc khuôn viên Cố đô Huế, được rất nhiều du khách ghé thăm
Cầu Trung Đạo xét trên ý nghĩa phong thủy, đã được xây dựng tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn lúc bấy giờ. Nơi đây được coi như biểu tượng quy tụ những tinh túy cao thâm nhất về nghệ thuật trị quốc của các đời vua chúa nhà Nguyễn. Cầu nằm trên con đường dẫn từ Ngọ Môn vào điện Thái Hòa, nơi đặt ngai vàng và vua thượng triều cùng quần thần. Vì thế cây cầu có vai trò rất lớn trong niềm tin của các đời vua Nguyễn về sự hưng thịnh, vững vàng của Hoàng thành Huế nói riêng và của nước Đại Nam lúc bấy giờ.
Cầu Trung Đạo với những lời răn dạy được viết bằng chữ Nho, là giáo huấn của các đời vua nhà Nguyễn đến toàn bộ quân thần và cũng là kim chỉ nam trị quốc
Xem thêm: Cầu Trường Tiền – Sáu vài mười hai nhịp nhớ thương của mảnh đất Cố đô
Những yếu tố làm nên kiến trúc phong thủy hoàn mỹ của cầu Trung Đạo
Cầu Trung Đạo được xây bằng gạch, mặt dưới gồm rất nhiều vòm cuốn. Hai đầu cầu dựng 4 cột đồng, trên mỗi cột đều trang trí tạo hình hoa sen tượng trưng cho ngọn đuốc thắp sáng con đường đúng đắn mà nhà vua phải đi. Hai cột trụ cao trạm trổ 5 mống của rồng, hai cột ở vị trí đối xứng nhau nhưng một bên là tạo hình rồng, vươn mình bay lên, một bên là rồng đang lao xuống.
Bên trên các trụ là những khung hình chữ nhật, được trang trí bằng pháp lam rực rỡ, với chữ nổi “Trung hòa vị đục”. Câu này được các đời vua nhà Nguyễn coi là cốt lõi trị nước trị dân, lấy trung đạo là gốc, hòa hảo làm đầu, như vậy thì trời đất yên ổn, dân chúng thuận hòa.
Toàn cảnh cầu Trung Đạo, mộc mạc nhưng uy nghiêm, vẫn sừng sững suốt bao nhiêu năm cùng Hoàng thành
Cầu băng qua hồ Thái Dịch, là một hồ nước hình vuông có thiết kế đăng đối hai bên. Vì thế nơi đây biểu trưng cho âm dương hài hòa, đồng thời nguồn nước mát lành còn ám chỉ đức hạnh của vua chúa sẽ là nguồn sống cho cả triều đại, là no ấm, bình anh cho dân chúng.
Khám phá những giá trị văn hóa lâu đời của cầu Trung Đạo
3.1 Cầu Trung Đạo mang giá trị giáo huấn đạo quân thần trong thời kỳ phong kiến
Cầu Trung Đạo được xây dựng cùng Hoàng thành Huế, trải qua suốt chiều dài lịch sử và gắn với nhiều đời vua nhà Nguyễn. Cùng với sự hưng thịnh của triều Nguyễn, Hoàng thành đã nhiều lần được tu sửa, cầu Trung Đạo cũng được trang trí thêm những chi tiết trang trí mang ý nghĩa quốc thái dân an.
Những hình ảnh đầu tiên ghi lại cầu Trung Đạo – con đường mà mỗi ngày vua quan nhà Nguyễn đều đi qua để vào điện Thái Hòa
Hai đầu cầu Trung Đạo có hai nghi môn được đúc từ đồng vô cùng vững chãi, bề thế. Nghi môn đầu tiên khắc chữ “Chính trực đẳng bình” ở mặt ngoài và chữ “Cư nhân do nghĩa” ở mặt bên trong. Hai dòng chữ nho này được khắc trên vật liệu đồng tráng men rất nổi bật và sáng bóng cho đến tận ngày nay. Đây cũng chính là lời nhắc nhở vua quan trong quá trình tiến vào hoàng cung từ cửa Ngọ Môn, phải luôn ghi nhớ hành xử công chính, liêm khiết, luôn đặt đạo đức lên hàng đầu, trở thành một vị quan tốt, dùng chức quyền của mình để vì nước vì dân.
Nghi môn thứ hai cũng được khắc hai dòng chữ “Trung hòa vị dục” ở mặt bên trong và “Chính đại quang minh” ở mặt bên ngoài. Tương tự với hai câu trên, đây cũng là lời răn dạy của vua nhà Nguyễn đến toàn bộ triều đình, thể hiện tuyên ngôn về con đường chính trị và tư tưởng trị quốc của vua Minh Mạng. “Chính đại quang minh” là để chỉ một vị vua minh bạch, chính trực, soi sáng quần thần, dân chúng như ánh mặt trời vĩ đại. Còn “Trung hòa vị dục” là khi cân bằng được vạn vật, trong ngoài yên ổn, hợp ý nghĩa với tên cung “Thái Hòa”. Đây chính là mong muốn cũng như mục tiêu của triều đình nhà Nguyễn, luôn hướng đến quốc thái dân an.
Cầu Trung Đạo không chỉ hoàn mỹ về mặt phong thủy mà còn mang giá trị văn hóa, giá trị nhân đạo sâu sắc của cha ông ta
Vì thế thật không ngoa khi nói cầu Trung Đạo và hai nghi môn như là biểu tượng mang tính giáo huấn của các triều đại phong kiến nhà Nguyễn, tượng trưng cho cả một giai đoạn lịch sử lâu dài và đầy biến cố của Việt Nam.
Xem thêm: Điện Thái Hòa – Hoàng Thành Huế nơi chứng kiến 13 đời vua triều Nguyễn đăng quang
3.2 Cầu Trung Đạo mang giá trị tinh thần và văn hóa
Hiện nay khi nhắc đến các công trình của những thời kỳ vua chúa phong kiến, Hoàng thành Huế chính là biểu tượng tiêu biểu nhất. Toàn bộ quần thể Hoàng thành và Tử Cấm thành chính là dấu ấn đậm nét của các triều đại nhà Nguyễn, đã tồn tại hơn 200 năm minh chứng cho một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nước nhà.
Hầu hết du khách khi đến du lịch Huế đều sẽ ghé Cố đô nói chung và cầu Trung Đạo nói riêng để tận mắt nhìn ngắm những công trình của triều đại cuối cùng tại Việt Nam
Tại đây du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy những biểu tượng hoàng gia, những hình ảnh nhuốm màu thời gian, nhuốm màu lịch sử, tận mắt thấy tài năng của các thế hệ cha ông đã có thể xây dựng nên những gì. Đối với người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, lịch sử nước nhà vẫn còn rất mơ hồ vì ít có cơ hội dựng thành phim ảnh. Vì thế khi đến với Huế, khi được nhìn ngắm bằng mắt thường khung cảnh đại nội Huế nói chung và cầu Trung Đạo nói riêng, bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn, tường tận hơn. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết, mỗi cây cầu, mỗi cung điện, mỗi dòng chữ đều tái hiện lại những điều đã làm nên Việt Nam của ngày hôm nay, tự hào về lịch sử hào hùng mà dân tộc ta đã trải qua.
Ban đêm, toàn bộ cung Thái Hòa và cầu Trung Đạo được thắp sáng lung linh trong những ánh đèn vàng lấp lánh
3.3 Check-in với không gian cung đình mới lạ, xưa cũ
Khi đến với cầu Trung Đạo, đồng nghĩa bạn cũng sẽ có cơ hội được tham quan toàn bộ Đại nội. Bước trên cây cầu hơn hai thế kỷ, đã có bao nhiêu vị vua quan nhà Nguyễn bước qua, cũng chính là dòng lịch sử chầm chậm trôi, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm khó có được khi đến với bất cứ địa danh nào khác.
Hình ảnh du khách check-in tại cầu Trung Đạo, với màu sắc cổ kính, trang nghiêm và độc đáo mà khó nơi nào có được
Tại đây bạn sẽ có những bức hình vô cùng ấn tượng, hòa mình vào không khí tĩnh mịch, trang nghiệm, sau lưng là những cung đình tráng lệ, trước mắt là hồ nước trong veo. Đây là một điểm đến phù hợp với những bạn trẻ yêu thích tìm hiểu và khám phá lịch sử, yêu thích trải nghiệm mới lạ và ghi dấu ấn chuyến đi.
Những lưu ý khi đến tham quan cầu Trung Đạo
Cầu Trung Đạo thuộc khuôn viên Đại nội nên khi tham quan du khách lưu ý mặc trang phục lịch sự, nhã nhặn, đảm bảo sự tôn trọng cần thiết với di tích và những công trình tại đây.
Khách du lịch đến với quần thể kiến trúc Đại nội Huế hãy chú ý bảo vệ cảnh quan nơi đây, ăn mặc lịch sử và không gây huyên náo, ồn ào
Thứ hai, trong quá trình tham quan, du khách lưu ý không gây tác động ảnh hưởng đến cảnh quan và công trình lịch sử, không ngồi lên các hiện vật, không ngắt cây bẻ cành… Tại cầu Trung Đạo và các công trình khác đều có bảng hướng dẫn ghi rõ năm xây dựng, lịch sử và quá trình tu sửa, bạn có thể xem thêm để nắm được các mốc thời gian quan trọng.
Cuối cùng 3vi.vn hi vọng du khách sẽ có những trải nghiệm thật mới mẻ khi đến với cầu Trung Đạo và Đại nội Huế. Tại đây đã tái hiện chân thật một đoạn lịch sử hào hùng, hi vọng bạn sẽ có thể càng cảm thấy tự hào về dân tộc và các thế hệ cha ông ta. Chúc bạn có một chuyến đi khám phá Huế thật tuyệt vời nhé.