Cù lao Ông Chưởng được bao bọc bởi 4 mặt sông nước. Đây là một địa danh dân gian nổi tiếng ở khu vực miền Tây sông nước, nằm trên con rạch cùng tên. Cùng theo chân 3vi.vn để khám phá một số làng nghề truyền thống, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trong chuyến du lịch An Giang lần này nhé!
Giới thiệu đôi nét về khu du lịch sinh thái cù lao Ông Chưởng
Nhắc đến cù lao Ông Chưởng được mọi người thường nhớ đến 2 câu ca dao thân thương:
“Bao phen quạ nói với diều
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”
Nơi đây vốn dĩ được bao bọc bởi bốn mặt sông nước. Sông Tiền, sông Hậu, sông Ông Chưởng và sông Vàm Nao ôm gọn lấy cù lao Ông Chưởng. Đây là một địa danh dân gian nổi tiếng ở khu vực miền Tây sông nước, nằm trên con rạch cùng tên. Hầu hết diện tích của cù lao là huyện Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang.
Dựa vào hiểu biết của 3vi.vn, rạch Ông Chưởng là nơi tiếp giáp sông Vàm Nao. Nếu có cơ hội về ghé thăm vùng đất Bảy Núi, ngoài nơi này ra, bạn cũng có thể khám phá cù lao Vàm Nao mùa nước nổi. Hai địa danh này tương đối gần nhau nên thuận tiện cho việc di chuyển. Rạch Ông Chưởng khá uốn khúc, dài khoảng 23km, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Nơi đây lấy nước sông Tiền ở đầu thị trấn Chợ Mới đi qua 6 xã: Long Điền A, Long Điền B, Long Kiến, xã Kiến An, Kiến Thành và Long Giang. Sau khi chảy qua 6 xã, con rạch này đổ nước vào lại sông Hậu tại đỉnh cua cong của cù lao Mỹ Hòa Hưng thuộc thành phố Long Xuyên.
Theo lời kể của các bậc bô lão sinh sống ở trên mảnh đất này, rạch Ông Chưởng trước đây thường được bà con gọi là rạch Cây Sao. Bởi lẽ, con rạch này có tên như vậy vì nó chảy bên cạnh bồn Cây Sao. Đến khi Khâm sai Chưởng binh lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đến khai thác vùng đất này vào khoảng năm 1700. Không những thế, ông còn có công dẹp yên Cao Miên, người dân nhớ công đức mà lập miếu thờ và đổi tên là rạch Ông Chưởng. Từ đó, người dân gọi nơi này là cù lao Ông Chưởng.
Khi đứng trên cầu Ông Chưởng, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến một phần kênh rạch đang uốn mình và len lỏi vào từng thớ đất. Nguồn nước ngọt của rạch Ông Chưởng đầy ắp phù sa dần dần len lỏi qua các kênh, rạch nhỏ hơn. Người dân ở đây đã xây đê đắp đập nhằm ngăn chặn mùa nước nổi từ thượng nguồn về. Chính vì vậy, từ năm 2000, nông dân Chợ Mới đã làm lúa 3 vụ. Bà con cù lao Ông Chưởng từ đó có cái ăn, cái mặc, kinh tế gia đình ngày càng phát triển.
Rạch Ông Chưởng là nơi tiếp giáp sông Vàm Nao, nơi đây sông nước hữu tình, người dân hiền hòa , chất phác
Xem thêm: Khám phá Thánh đường Cù Lao Giêng (thánh đường họ Đầu Nước) ở An Giang
Cù lao Ông Chưởng có gì ấn tượng?
2.1 Khám phá làng nhiều làng nghề
Người xưa thường nhớ đến cù lao Ông Chưởng với nhiều ngành nghề thủ công truyền thống. Trong đó, nổi tiếng nhất là nghề vẽ tranh kiếng và nghề mộc. Ngoài tham quan khung cảnh sông nước hữu tình trên cù lao, các bạn có thể men theo bờ sông Tiền để ghé thăm làng nghề thợ mộc chợ Thủ. Nơi đây được bà con ưu ái gọi với danh xưng “Đệ nhất nghề mộc và chạm khắc gỗ vùng Tây Nam Bộ”. Theo 3vi.vn được biết, làng mộc chợ Thủ đã tồn tại và phát triển hơn 200 năm. Đến tận bây giờ, làng mộc vẫn còn mang lại nhiều giá trị. Nhiều sản phẩm vang danh được người tiêu dùng gần xa ưa chuộng. Khi đến khám phá làng mộc trên đất cù lao Ông Chưởng, tận mắt chứng kiến những sản phẩm điêu khắc gỗ mộc độc đáo sẽ đưa bạn trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Làng nghề mộc chợ Thủ trên đất cù lao Ông Chưởng đã tồn tại và phát triển hơn 200 năm, mang đến nhiều giá trị đến tận bây giờ
Ngoài nghề mộc có truyền thống lâu đời ra, cù lao Ông Chưởng còn nổi tiếng với nghề vẽ tranh kiếng. Theo kinh của nhiều bạn đã từng đến khu du lịch sinh thái này cho biết, từ trung tâm huyện Chợ Mới men theo tỉnh lộ 946 sẽ đưa bạn đến ấp Long Tân, xã Long Điền B. Nơi đây nổi tiếng bao đời với nghề vẽ tranh kiếng độc đáo. Theo 3vi.vn, tranh kiếng tức là họa đường nét trên tấm kính với đủ màu sắc. Từ những đường nét được vẽ tỉ mỉ, chỉn chu sẽ cho ra bức tranh kiếng độc đáo. Thông thường, tranh kiếng sẽ được vẽ núi non, rồng phụng hoặc cảnh làng quê, tranh thờ tiên, đức Phật… Khi ngắm nhìn những bức tranh kiếng nghệ thuật được trưng bày, hầu hết mọi người đều cảm nhận tình yêu thương quê hương, đất nước, sự tôn kính lễ nghĩa, đạo hiếu của hầu hết được các nghệ nhân gửi gắm. Dù là tranh vẽ bằng tay hay in kéo lụa, các nghệ nhân luôn mong muốn gửi gắm tâm tình, tấm lòng chân phương của người dân cù lao Ông Chưởng đi khắp mọi miền đất nước.
Ngoài nghề mộc có truyền thống lâu đời ra, cù lao Ông Chưởng còn nổi tiếng với nghề vẽ tranh kiếng
Bên cạnh nhiều ngành nghề nổi tiếng, vùng đất cù lao Ông Chưởng được mọi người đến với nhiều vườn cây ăn trái độc lạ. Ngoài mô hình trồng lúa 3 vụ, rau củ và rau ăn trái, bà con nơi đây còn tận dụng sự phì nhiêu của phù sa để áp dụng trồng dâu. Mô hình trồng dâu của người dân tại ấp Mỹ Thuận thuộc thị trấn Mỹ Luông mang lại nhiều giá trị kinh tế cho họ, giúp bà con cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, nơi đây là một trong những địa điểm check-in sống ảo tuyệt vời dành cho các bạn trẻ. Theo kinh nghiệm du lịch An Giang của nhiều bạn trẻ, nơi đây nổi tiếng với nhiều cánh đồng xanh ngát, ao sen dọc hai bên tuyến tỉnh lộ 944. Không những thế, các bạn còn có thể tham quan vườn táo, vườn bưởi da xanh ruột hồng tại xã Hòa An.
Mô hình trồng dâu của người dân tại ấp Mỹ Thuận thuộc thị trấn Mỹ Luông mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người dân trên đất cù lao Ông Chưởng
Bên cạnh đó, khi đứng trên cầu Mỹ Luông – Tấn Mỹ nối liền 2 bờ cù lao Ông Chưởng và cù lao Giêng, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ quang cảnh vùng sông nước. Nơi mà bạn có thể thoải mái lặng lẽ ngắm từng lốm đốm lục bình xanh thẳm đang bồng bềnh trên sông hay thấp thoáng xa xa là hình ảnh thuyền bè nuôi cá đang neo đậu bến bờ.
2.2 Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trên mảnh đất cù lao Ông Chưởng
Bên cạnh tham quan nhiều làng nghề nổi tiếng ở mảnh đất cù lao Ông Chưởng, bạn có còn cơ hội được tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử hay những câu chuyện từ khi mảnh đất này được khai hoang lập ấp. Đặc biệt, nơi đây có nhiều miếu thờ Nguyễn Hữu Cảnh mà người dân trân trọng gọi là “Dinh thờ Ông Lớn” hoặc “Dinh Ông”, còn tên chính thức thì tùy theo từng dinh. Ở cù lao Ông Chưởng có hai dinh quan trọng: Dinh Ông Long Kiến và Dinh Ông Kiến An. Dinh Ông Kiến An về sau vì đất lở nên chia hai, thêm Dinh Ông thị trấn (Chợ Mới).
Ngoài ra, các bạn nên ghé thăm chùa Tây An Núi Sam (Tây An Cổ Tự) tọa lạc tại xã Long Giang. Nơi này trước khi được mọi người thường xuyên ghé thăm vì là Cốc của ông Đạo Kiến. Ngoài Đạo Kiến, nơi đây còn có ông Đoàn Minh Huyên. Cả 2 người đều đến chùa để tu hành và trị bệnh cho người dân.
Cầu Mỹ Luông – Tấn Mỹ nối liền 2 bờ cù lao Ông Chưởng và cù lao Giêng
Chùa Tây An Núi Sam (Tây An Cổ Tự) tọa lạc tại xã Long Giang có vẻ đẹp kiến trúc độc đáo
Có thể nói, khu du lịch sinh thái cù lao Ông Chưởng không giống như cù lao Ông Hổ. Tuy nhiên, mỗi một mảnh đất cù lao lại mang đến nhiều dấu ấn và kỉ niệm đặc biệt của vùng sông nước. Cùng với phong cảnh hữu tình, vườn cây ăn trái sum suê, nhiều di tích lịch được người dân lưu giữ qua bao đời. 3vi.vn hi vọng, với những chia sẻ từ chuyên mục cẩm nang du lịch sẽ giúp bạn có những trải nghiệm khám phá đặc biệt thú vị và để lại nhiều kỉ niệm đẹp trong chuyến đi.