Đền thờ Gia Long – Hà Giang là nơi ẩn chứa sự huyền bí và tâm linh trong văn hóa của người La Chí ở bản Lùng Cẩu, Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Hãy cùng theo chân 3vi.vn đến ngôi đền này để hiểu thêm về đời sống tinh thần của một dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
Giới thiệu về đền thờ Gia Long – Hà Giang
1.1 Đền thờ Gia Long – Hà Giang nằm ở đâu?
Gia Long là tên của một vị vua có tên Hoàng Vần Thùng, người có công khai dựng bản, bảo vệ xóm làng và dạy nghề lập nghiệp cho con cháu người La Chí. Ở đất Hoàng Su Phì, cụ thể là bản Lùng Cẩu, xã Bản Phùng, tỉnh Hà Giang có một quả núi tròn như chiếc bát úp ngược, không quá cao, cây cối um tùm, toát lên vẻ hoang lạnh được tương truyền là ngôi mộ của ông. Ở chính giữa ngọn đồi, giữa một khoảng đất bằng phẳng có một cái đền thờ rộng cỡ một gian nhà chính là đền thờ vua Gia Long của người La Chí.
Cảnh vật hoang dã kì vĩ của Hoàng Su Phì nơi đền thờ Gia Long – Hà Giang tọa lạc
Xem thêm: Khám phá con đường thần tiên ở Hà Giang khiến ai ai cũng say mê
1.2 Đền thờ Gia Long – Hà Giang thờ phụng ai?
Ngôi đền linh thiêng của người La Chí ở Hà Giang thờ phụng Hoàng Vần Thùng, hay còn được gọi là vua Gia Long, người có công khai hoang mở bản, bảo vệ dân làng khỏi thú dữ và kẻ thù từ những ngày đầu. Những tài liệu đều cho thấy những thông tin về vị anh hùng này đều là từ những câu chuyện truyền miệng, không có bất cứ ai có thể xác minh được tính chính xác của chúng nhưng Hoàng Vần Thùng vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của bà con vùng cao nơi đây. Có một số nguồn tin cho rằng ông là một thổ tù sống từ thời Hậu Lê, số khác thì cho biết ông là phó tướng của Chúa Bầu Vũ Văn Mật, sống ở khoảng thế kỉ thứ 15 và mộ của ông không phải ở Hà Giang mà là ở khuôn viên đền thờ Chúa Bầu ở đất Lào Cai. Đặc biệt, người La Chí ở Hà Giang quả quyết rằng nơi ở của ông là trên núi Gia Long và lập đền thờ ở đây.
Dù không biết rõ Hoàng Vần Thùng là ai nhưng người La Chí vẫn sùng bái, tổ chức nhiều lễ hội trong năm để tưởng nhớ ông
1.3 Bên trong đền thờ có gì?
Vì đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần nên người La Chí bảo vệ ngôi đền vô cùng nghiêm ngặt, mỗi năm chỉ mở cửa đền đúng một ngày vào mùng 2 tết m lịch nên những thông tin bên trong ngôi đền cổ vô cùng ít ỏi. Bên trong ngôi đền treo nhiều sừng và đầu trâu theo quan niệm về sự giàu có của gia chủ, còn lại nhìn chung khá đơn giản. Ngôi đền có tổng cộng 3 bàn thờ, chính giữa là của ông Hoàng Vần Thầu, 2 bên còn lại là của vợ và thư ký thân cận nhất của ông. Ngôi đền được cả 4 dòng họ Lùng, Vàng, Lý, Tận của người La Chí chăm sóc kĩ lưỡng vì đối với họ đây là tổ tiên của cả gia tộc.
Sừng trâu, một trong những vật trang trí thể hiện sự giàu có của người xưa
Đền thờ Gia Long – Hà Giang với những câu chuyện nhuốm màu huyền bí
Tương truyền rằng khi ông Hoàng Vần Thùng mất, hàng trăm ngôi mộ đất hình tròn như nấm, cao khoảng 1.5m và rộng bằng một gian nhà bỗng mọc lên chỉ trong một đêm. Đặc biệt có một số ngôi mộ đất có kích thước lớn hơn, chu vi đến khoảng 70m, cao hơn 6m mà theo lời kể của người trong bản là không thể do con người xây đắp lên được. Đáng tiếc rằng bên cạnh nhiều ngôi mộ vẫn còn nguyên vẹn và giữ được kích thước như ban đầu thì có một số đã bị xói mòn, sạt lở do thời tiết theo thời gian. Điều bí ẩn là từ những ngôi mộ đất bị lở ra, có vài cái liền thổ, nhưng cũng có ngôi mộ có dấu xỉ than như được đắp giả lên bởi một người nào đó.
Những nơi mà người La Chí sinh sống, không chỉ ở tỉnh Hà Giang đều có những ngôi mộ đất như thế. Chưa có số liệu nào thống kê có bao nhiêu ngôi mộ đất, thời gian tồn tại hay ai là người đã tạo ra chúng. Dân làng của người La Chí tin rằng tất cả những ngôi mộ đó đều là mộ của Hoàng Vần Thùng nên không ai dám xâm phạm đến nơi ở của nhà vua dù nó có ở vị trí như thế nào đi chăng nữa. Họ cũng kể với nhau rằng ngôi mộ lớn nhất, tức là núi Gia Long, nơi đền thờ Gia Long tọa lạc chính là ngôi mộ thật của Hoàng Vần Thùng. Ngoài ra, sự hiện diện của ông còn nằm trên 3 ngọn núi Khau Phia, Khau Cùn, Khau Chang nổi danh ở Hoàng Su Phì, được coi là hóa thân của ngài khi từ giã cõi trần.
Những ngôi mộ giả bí ẩn ở núi Gia Long
Một số ngôi mộ to hơn bình thường, cũng được cho là nơi ở của vua Hoàng Vần Thầu
Thời điểm lý tưởng để đến Đền Thờ Gia Long – Hà Giang
Hà Giang mùa nào cũng có những nét đẹp riêng:
– Mùa xuân (tháng 1 đến tháng 3): Đến Hà Giang vào thời gian này bạn sẽ được tham gia vào rất nhiều lễ hội văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây đều là những lễ hội đặc trưng của người dân miền núi phía Tây Bắc. Ngoài những lễ hội đầy sắc màu và âm thanh sống động, đến Hoàng Su Phì vào xuân bạn còn có thể tận mắt chiêm ngưỡng những vườn đào, lê và đồi chè tuyệt đẹp.
– Mùa hạ (tháng 4 đến tháng 6): Đây là thời điểm những thửa ruộng bậc thang tại Hà Giang vào mùa nước đổ. Vì vậy, bạn đừng quên check-in với khoảnh khắc ánh nắng chiếu lấp lánh trên những thửa ruộng bậc thang vô cùng long lanh nhé.
– Tháng 9 hàng năm: Là thời điểm Hà Giang đẹp nhất, vào khoảng thời gian này bạn sẽ được tận nhìn ngắm những thửa ruộng bậc thang chín vàng tạo nên một khung cảnh hết sức thơ mộng.
– Từ tháng 1 đến tháng 12: Là khoảng thời gian đặc biệt dành tặng cho những ai yêu thích trải nghiệm cái lạnh của Hà Giang.
Đền thờ Gia Long – Hà Giang là tiêu biểu cho nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của một dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Các bạn hãy cùng đến tham quan ngôi đền này, dù chỉ từ bên ngoài để hiểu hơn về con người La Chí ở Hà Giang nhé. Ngoài ra, khi đến Hà Giang, bạn cũng đừng quên ghé tham quan Hoàng Su Phì và chiêm ngưỡng di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nữa đấy nhé.