Đền Vạn Kiếp là địa điểm nên ghé thăm khi du lịch Buôn Ma Thuột. Cùng 3vi.vn khám phá ngôi đền đặc biệt này nhé.
Tổng quan về Đền Vạn Kiếp
Vị trí: 102 Nguyễn Du, Phường Tự An, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Đền Vạn Kiếp còn được biết đến với tên gọi khác là Đền Ông Cảo, là một trong những ngôi đền lớn của tỉnh Đắk Lắk.
Tên Vạn Kiếp của đền có nghĩa là hàng nghìn năm, trường tồn mãi mãi. Đền được xây dựng vào năm 1960 bởi Đạo nhân Nguyễn Đình Cả. Để con cháu đời sau luôn nhớ về dòng dõi Rồng – TIên, Đền Vạn Kiếp được xây dựng để thờ Đức Thánh Trần Đại Vương và đạo Mẫu.
Với lối kiến trúc từ thời dựng nước trước đây, Đền Vạn Kiếp sở hữu dáng vẻ vô cùng cổ kính, đền tọa lạc trên một diện tích rộng khoảng 1000 mét vuông, cổng chính và khuôn viên bên trong được bố trí theo từng khu vực và thứ tự riêng, từ cao xuống thấp như: Thờ Mẹ Âu Cơ Tam Tòa Thánh Mẫu – Quốc Tổ Hùng Vương, Cộng đồng Trần Triều Đức Hưng Đạo Đại Đại Vương…
Ưa thích du lịch tâm linh và đam mê các Địa điểm check-in DakLak thì bạn có thể chọn Đền Vạn Kiếp là nơi ghé thăm đầu tiên trong lịch trình du lịch của mình đấy.
Xem thêm: Chùa Sắc Tứ Khải Đoan và vẻ đẹp cổ kính làm say lòng người
Đền Vạn Kiếp là một trong những ngôi đền lớn tại Đắk Lắk. Ảnh: anvietnam.net
Hướng dẫn di chuyển đến Đền Vạn Kiếp
Từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, bạn chỉ cần đi thẳng quốc lộ 14 đến vòng xoay quốc lộ 14 – Nguyễn Du (ngay Bảo tàng Đắk Lắk) thì bạn rẽ phải vào đường Nguyễn Du. Tiếp tục chạy thẳng theo đường Nguyễn Du, qua ngã tư Nguyễn Du – Đinh Tiên Hoàng, rồi đi qua một cây cầu nhỏ là đã đến cổng của Đền Vạn Kiếp rồi đó. Đường vào đền Vạn Kiếp khá rộng rãi nên xe ô tô cũng có thể vào được nhé.
Bất kỳ Phương tiện di chuyển ở Buôn Ma Thuột nào cũng đều có thể được sử dụng để mang lại trải nghiệm hành trình tốt nhất cho bạn và hội cạ cứng cũng như những người đi cùng, bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này nhé.
Đường đến Đền Vạn Kiếp cũng khá là dễ đó nha. Ảnh: anvietnam.net
Vẻ đẹp thời gian khó cưỡng của Đền Vạn Kiếp
3.1 Kiến trúc đặc sắc của Đền Vạn Kiếp
Đền Vạn Kiếp có vẻ đẹp kiến trúc giống với những ngôi chùa nổi bật thời Lý. Đặc điểm này được thể hiện rõ nét qua hình ảnh của cổng Tam Quan có phần mái uốn cong. Trên mỗi mái là một con rồng hướng lên trên, trên mái cao nhất của cổng Tam Quan có đôi song long tranh nhật nguyệt thể hiện ý nghĩa trường tồn qua năm tháng… Bên trong đền thờ cũng lợp ngói đỏ, cột được chạm trổ hình rồng vô cùng tinh xảo. Bên cạnh đó, nơi thờ Đức Thánh Trần Đại Vương được trang trí thêm bảng hiệu sơn son thiếp vàng.
Bên trong đền được chia thành nhiều khu vực thờ tự tôn nghiêm. Từ trong ra ngoài lần lượt là: Đền thờ mẹ Âu Cơ Tam Tòa Thánh Mẫu – Quốc Tổ Hùng Vương, cộng đồng Trần Triều Đức Hưng Đạo Đại Vương… Mỗi bàn thờ đều có cách bày trí riêng tương xứng với người được thờ. Mỗi ngày đều sẽ có người đến các bàn thờ cắm hương, đèn nghi ngút, tạo không khí trang nghiêm. Dù xây dựng nhiều bàn thờ thần nhưng khuôn viên của Đền Vạn Kiếp vẫn có khoảng trống để trồng cây xanh tạo bóng mát, nên khi đến đây bạn có thể ngồi thư giãn dưới những chiếc ghế đá trong lúc chờ dâng hương, cúng vái.
Tuy có khá nhiều cái tên nằm trong Top địa điểm du lịch DakLak nổi tiếng sở hữu vẻ đẹp, phong cách đa dạng nhưng Đền Vạn Kiếp vẫn là nơi hội cuồng chân lựa chọn ghé thăm mỗi khi có dịp vi vu Buôn Ma Thuột đó.
Lối kiến trúc cổ kính của Đền Vạn Kiếp
3.2 Tín ngưỡng thờ mẫu mang đậm nét văn hóa xưa tại Đền Vạn Kiếp
Tín ngưỡng thờ mẫu tại Đền Vạn Kiếp là tín ngưỡng đi theo sự sùng bái tự nhiên, bởi người Việt chúng ta là dân tộc có nền nông nghiệp lúa nước nên văn hóa thường gắn liền với tự nhiên, mang tính chất dài lâu, bền chặt.
Hướng tới sự phồn thực, nặng tính chất nông nghiệp, là quan niệm của người Việt nên chủ yếu thờ cúng là các bà, các mẹ, các mẫu. Trước hết là bà Trời, bà Đất, bà Nước – những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên quan trọng nhất, gần gũi nhất với cuộc sống của người làm nông nghiệp lúa nước. Đây cũng là ba vị thần có tầm ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa mẫu hệ của người Việt Nam.
Nếu bạn chưa biết thì trong dân gian, ba nữ thần này được thờ chung như một tam tài dưới dạng tín ngưỡng tam phủ với ba bà cai quản ba vùng Trời – Đất – Nước. Ngoài ra còn có tín ngưỡng thờ Bà Mây – Mưa – Sấm – Chớp, thờ thần không gian, thờ thần thời gian. Đặc biệt, với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” vốn có của người Việt nên thường thờ những người có công dựng nước và giữ nước, hình thành nên tín ngưỡng Tứ Phủ.
Hằng năm, vào mùa xuân và mùa thu, tại Đền Vạn Kiếp đều sẽ tổ chức lễ hội gồm các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như: buổi hát chầu văn, hầu đồng tái hiện lại giai đoạn hào hùng của các vị thần thánh, tướng lĩnh…
Đây còn là dịp gặp gỡ, hòa nhập, lưu giữ và truyền bá văn hóa thờ mẫu cho mỗi người dân, để con cháu đời sau kế thừa và phát huy. Nó còn mang đậm ý nghĩa giáo dục sâu sắc về lịch sử dân tộc, ý thức cộng đồng, lối sống và bản sắc văn hóa của người Việt.
Tín ngưỡng thờ mẫu mang đậm nét văn hóa xưa
Những lưu ý khi đến Đền Vạn Kiếp
Trước khi đến Đền Vạn Kiếp thì các bạn trẻ phải note ngay những lưu ý này vào cẩm nang du lịch đấy nhé:
– Đền Vạn Kiếp là một nơi thờ tự linh thiêng nổi tiếng của người dân Buôn Ma Thuột nói riêng và người theo tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung. Vì thế mà khi đến địa điểm này, bạn cần lưu ý không nên mặc các loại trang phục hở hang, chỉ nên lựa chọn cái loại trang phục kín đáo, phù hợp với nơi tôn nghiêm để thể hiện sự tôn kính với các vị thần được thờ tại đây.
– Trong lúc đi tham quan các khu thờ tự, bạn không nên nói to tiếng, gây mất trật tự. Đặc biệt, bạn đừng chỉ chỏ lung tung vào các vị thần được thờ, cũng như nói tục, bất kính với các vị thần.
– Không đụng chạm, di dời hay lấy những món đồ để ở trong các đền thờ. Một lưu ý khác là bạn không nên chụp ảnh và quay phim trong lúc đi tham quan, cúng viếng tại Đền Vạn Kiếp. Như vậy là bất kính với các vị thần đấy.
– Để thể hiện nét văn minh, lịch sự trong khi tham quan nơi thờ tự linh thiêng, bạn nên để điện thoại ở chế độ rung và không hút thuốc trong lúc viếng đền.
– Một lưu ý nhỏ dành cho những bạn mới đến Đền Vạn Kiếp lần đầu tiên, là khi bước vào nhà thờ chính ở đền, bạn nên tránh bước qua cửa chính giữa và chỉ đi cửa ở 2 bên hông. Bên cạnh đó, bạn không dẫm lên bậu cửa mà hãy bước qua luôn nhé.
Trước khi đến đền thì bạn hãy note ngay những lưu ý trên kẻo quên đấy nhé! Ảnh: anvietnam.net
Đền Vạn Kiếp là địa điểm du lịch tâm linh mà bất kỳ ai cũng có thể ghé thăm và chiêm ngưỡng những hình ảnh mang hơi thở của thời gian vô cùng đặc sắc. 3vi.vn cũng háo hức muốn lên đường lắm rồi, còn bạn thì sao?