Đón Tết ở Hà Nội nhớ đón luôn Lễ hội đền Kim Mã bạn nhé !

Lễ hội đền Kim Mã được tổ chức tại đền Kim Mã được khởi công xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 18. Trong ngôi đền Kim Mã có thờ phụng ngài Bố Cái Đại Vương – lãnh tụ Phùng Hưng, Linh Lang Đại Vương – Con trai của vua Lý Thánh Tông và cung phi Cảo Nương, cuối cùng là Quan thái giám Hoàng Phúc Trung tức Quý Công. Các vị này đều có liên quan đến các sự kiện lịch sử trọng đại đã từng diễn ra trong vùng nên được thờ phụng ở đền Kim Mã

Giới thiệu tổng quan về Lễ hội đền Kim Mã

Địa điểm tổ chức Lễ hội đền Kim Mã: số 5 ngõ 221 phố Kim Mã phố Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Thủ đô Hà Nội.

Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tháng 1 âm lịch hằng năm.

Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch đã xếp hạng đền Kim Mã là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia vào ngày 27/12/1990.

Khi đến tham dự các lễ hội Hà Nội vào dịp Tết bạn đừng quên bỏ qua Lễ hội đền Kim Mã nhé. Chắc chắn sẽ làm chuyến đi tham quan du lịch Hà Nội của bạn sẽ thêm phần thú vị và đáng nhớ, bạn hãy lưu vào lịch trình khám phá Hà Nội tự túc cho mình vào chuyến đi tiếp theo.

Xem thêm: Lễ hội đình Cao Sơn – Ngôi đền trấn giữ phía nam kinh thành Thăng Long năm xưa ở Hà Nội

Đón Tết ở Hà Nội nhớ đón luôn Lễ hội đền Kim Mã bạn nhé !

Cổng chào vào Lễ hội đền Kim Mã

Đền Kim Mã có phong thủy nhìn về hướng Nam của thành phố, lưng giáp với phố Kim Mã. Sau khi đền Kim Mã trùng tu vào đầu thế kỷ 21 sau khi trải qua nhiều biến cố lịch sử thì phần cổng đền hiện nay được mở ra ngõ như một cửa ngách nhỏ nhìn về hướng tây, mặt trước trụ cổng khắc nổi 2 câu đố bằng chữ Hán, phía trên mặt trụ có khắc chữ ngang hai câu đối khác bằng chữ Quốc ngữ.

Ngôi đình được mang tên làng cổ Kim Mã, một trong Thập Tam Trại (13 trại) tương truyền được lập từ thế kỷ 11 ở phía Tây của kinh thành Thăng Long. Vào thời nhà Lý – Trần, làng Kim Mã được tận dụng làm nơi nuôi ngựa của Hoàng cung, nên còn gọi là Tầu Mã hay Mã Trại. Một số sử sách thời xưa cũng đã ghi chép đền Kim Mã được khởi công xây dựng từ thời xa xưa như trong các văn bia trùng tu soạn vào niên hiệu Tự Đức 28 (năm 1875) và Khải Định (1925).

Đình Kim Mã nơi diễn ra Lễ hội đền Kim Mã vẫn còn lưu giữ một sắc phong Phùng Hưng của vua Quang Trung, một sập thờ kiểu chân quỳ dạ cá chạm trổ công phu hiếm thấy và 4 bia đá nói về các lần trùng tu. Đáng lưu ý bài văn “Trùng tu nội đình bi kí” có giá trị tư liệu lịch sử do nhà nho Lê Đình Diên tự Cúc Hiên soạn và dựng bia năm 1875, ghi chép về sự tích Phùng Hưng và làng Kim Mã. Nội dung bài văn đã được dịch và in trong sách “Lịch sử văn bia Hà Nội”.

Xem thêm: Lễ hội đình Phú Gia – Nét đặc sắc của Lễ hội truyền thống Hà Nội

Đón Tết ở Hà Nội nhớ đón luôn Lễ hội đền Kim Mã bạn nhé !

Hình ảnh được chụp tại Lễ hội đền Kim Mã. Ảnh: Lao động thủ đô

Hướng dẫn di chuyển đến địa điểm tham gia Lễ hội đền Kim Mã

Lễ hội đền Kim Mã được tổ chức tại đền Kim Mã bạn có thể đến đây chỉ mất khoảng hơn 10 phút và đi qua quãng đường khoảng 4km. Bạn có thể đến Lễ hội đền Kim Mã bằng bất kì phương tiện nào vì nằm gần trung tâm thành phố. Bạn có thể tham khảo bản đồ dưới đây để tìm cho mình hướng đi phù hợp và tiết kiệm thời gian nhất.

Khám phá Lễ hội đền Kim Mã

3.1 Những vị được thờ phụng tại đền Kim Mã

Bố Cái Đại Vương (tức Phùng Hưng) được sinh ra trong một gia đình đã mấy đời làm Hào trưởng ở Ba Vì, Sơn Tây. Vào những năm 766-779 TCN, Cao Chính Bình làm quan cai trị nhà Đường ở Giao Châu có lệnh thi hành chính sách tàn bạo, bóc lột nhân dân. Tương truyền Phùng Hưng từ lúc trai tráng đã có sức khỏe phi thường, làm việc gì cũng không cần giúp đỡ nên được mọi người trong vùng tin phục. Ông cùng Phùng Hải và Phùng Dĩnh là 2 người em ruột của ông cùng phất cờ khởi nghĩa, chỉ sau một thời gian ngắn huy động, lực lượng đã lên tới hàng vạn người. Cuộc chiến giữa đội quân Phùng Hưng và quân thù kéo dài hơn 20 năm, chính vào năm 795 TCN đội quân Phùng Hưng đã đánh tan quân xâm lược và lên nắm quyền trị vì được 7 năm. Đến ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (802) ông mất và con trai là Phùng An nối ngôi, tôn ông là Bố Cái Đại Vương, tiến hành xây lăng mộ ở phía Tây phủ thành Tống Bình.

Đón Tết ở Hà Nội nhớ đón luôn Lễ hội đền Kim Mã bạn nhé !

Khung cảnh bên ngoài sân trước khi vào bên trong đền Kim Mã

Linh Lang Đại Vương: theo truyền thuyết có nói Linh Lang Đại Vương con trai thứ 4 của vua Lý Thánh Tông và bà cung phi Cảo Nương. Trong một lần đi tắm ở Hồ Tây, Cảo Nương bị rồng quấn lấy người sau đó liền mang thai và hạ sinh Linh Lang. Khi lớn lên gặp lúc giặc Tống đang xâm lược bờ cõi nước nhà, ông xin vua cha cấp một cỗ voi và một cây cờ hồng lên đường dẹp loạn quân giặc. Ông lệnh cho voi quỳ xuống rồi xông ra trận bằng chiếc cờ hồng, cờ lệnh ông chỉ đến đâu giặc tan đến đấy. Vua cha rất muốn truyền ngôi cho ông, nhưng ông không nhận và không lâu sau đó ông lâm bệnh nặng rồi qua đời. Khi ông mất đã hóa thành giao long bò xuống hồ Tây rồi biến mất. Vua cha bèn lập đền thờ tại nơi thần đã hóa thân và phong danh là Linh Lang Đại Vương.

Quan thái giám Hoàng Phúc Trung (tức Quý Công) sinh quê ở huyện Gia Lâm. Năm 16 tuổi ông tiến cung làm thái giám. Trong một lần đi trên sông Đuống, thuyền của con gái vua Lý Thái Tông chẳng may bị đắm, nhiều thợ lặn đã được điều xuống để vớt xác nhưng không tìm thấy thi thể của công chúa. Thái giám Hoàng Phúc Trung lúc đó đã xin tìm và đã vớt được thi thể công chúa. Nhà Vua phong ông làm “Thái giám nội thị tự khanh” và ban thưởng nhiều vàng bạc nhưng ông không nhận, chỉ xin cho người dân tại làng Lệ Mật sang khai hoang vùng đất phía Tây kinh thành, gầy dựng nên 13 làng (Thập Tam Trại), trong đó có làng Kim Mã bây giờ. Đến ngày 10-10 năm Kỷ Hợi (1119) đời vua Lý Nhân Tông ông lâm bệnh nặng và mất ở kinh đô. Với những gì ông đã làm được, nhà Vua đã cho lập đền thờ ở nhiều nơi và sắc phong ông là “Thành hoàng Thái giám Linh Chương Đại Vương, thượng đẳng phúc thần”.

Đón Tết ở Hà Nội nhớ đón luôn Lễ hội đền Kim Mã bạn nhé !

Người dân cùng các cấp chính quyền đến tham gia lễ hội rất đông. Ảnh: Lao động thủ đô

3.2 Ngày diễn ra Lễ hội đền Kim Mã

Ngày 10/1 âm lịch hằng năm sẽ là ngày tổ chức Lễ hội đền Kim Mã tại Hà Nội. Mang đến giá trị truyền thống sâu sắc, muốn giữ gìn và phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Phần Lễ trong Lễ hội đền Kim Mã sẽ diễn ra vào buổi sáng chính là nghi thức dâng hương và tế lễ Thành hoàng của làng: Đức Thánh Phùng Hưng, Linh Lang Đại Vương và Thái tể Hoàng Phúc Trung.

Theo thông lệ Lễ hội đền Kim Mã hằng năm, nghi thức cúng bái tế lễ tại đền Kim Mã sẽ do một đội gồm 12 người đàn ông có chức vụ ở trong làng, trong đó có 1 người tế chủ được lựa chọn khắt khe, nhất định phải là người trong làng, có vị trí trong xã hội, gia đình hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn hiếu thảo. Đội dâng hương sẽ được giao trọng trách cho khoảng 20 người phụ nữ trung niên tài sắc trong làng. Vào ngày Lễ hội đền Kim Mã, đội tế lễ sẽ tổ chức Lễ rước trang trọng từ đền Kim Mã ra lăng Phùng Hưng cách đền chừng khoảng 300m để làm lễ tưởng niệm, sau đó lại rước long ngai, bài vị của Ngài trở về nơi thờ trong  đền làng. 

Đón Tết ở Hà Nội nhớ đón luôn Lễ hội đền Kim Mã bạn nhé !

Đoàn cúng tế của Lễ hội đền Kim Mã

Đón Tết ở Hà Nội nhớ đón luôn Lễ hội đền Kim Mã bạn nhé !

Hình ảnh được chụp tại Lễ hội đền Kim Mã. Ảnh: Lao động thủ đô

Lễ hội đền Kim Mã đã là truyền thống hàng năm của nhiều gia đình trong làng. Họ đến đây để cầu nguyện cho một năm bình an, làm ăn thuận lợi, sức khỏe. Không ồn ào hay phô trương nhưng năm nào Lễ hội đền Kim Mã cũng đón hàng trăm lượt khách đổ về tham dự. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có chuyến đi vui và hãy chia sẻ lại khoảnh khắc đó với 3vi.vn nhé !

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.