Hội quán Phúc Kiến Hội An – Một trong những di tích lịch sử mang kiến trúc kiểu Trung Hoa, cũng là di tích của ba cộng đồng người Việt, Trung Hoa và Nhật Bản cùng sinh sống, là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Hội An vì những giá trị lịch sử quý giá nơi này lưu giữ. Cùng 3vi.vn chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và khám phá những điều thú vị tại Hội quán Phúc Kiến Hội An nhé.
Tổng quan về Hội quán Phúc Kiến Hội An
Địa chỉ: 46 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
Giờ mở cửa: Từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối
Vé vào cửa tham khảo: 80.000 VNĐ / người (dành cho khách Việt Nam) và 150.000 VNĐ / người (dành cho khách Quốc Tế).
Hội quán Phúc Kiến Hội An được xây dựng từ năm 1690 do những người đến từ Phúc Kiến (Trung Quốc) di chuyển đến Hội An sinh sống và tạo dựng. Trước kia Hội quán được dựng hoàn toàn bằng gỗ và sau đó vào năm 1757 mới được xây lại bằng gạch và mái ngói như hiện nay.
Hội quán Phúc Kiến Hội An là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông, nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên và là nơi hội họp giúp đỡ lẫn nhau của các đồng hương đến từ Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất.
Hội quán Phúc Kiến Hội An đông nhất là vào các ngày lễ tết, ngày rằm. Vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), Vía Thiên Hậu (23 tháng 3 Âm lịch),… hằng năm thì tại Hội quán sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động lễ hội. Vì vậy mà bạn có thể lựa chọn một ngày phù hợp đển đến Hội quán Phúc Kiến và tận hưởng những hoạt động lễ hội tại nơi đây nhé.
Khách du lịch đông tấp nập tại Hội quán Phúc Kiến Hội An
Cách di chuyển đến Hội quán Phúc Kiến Hội An
Hội quán Phúc Kiến Hội An nằm ngay giữa trung tâm phố cổ Hội An nên rất dễ để bạn tìm đường đến với hội quán. Từ trục đường đi bộ, bạn tiếp tục đi thẳng sẽ thấy hội quán rất lớn, hoặc bạn có thể hỏi người dân địa phương ở xung quanh, họ sẽ chỉ cho bạn đường đi tới Hội quán Phúc Kiến.
Cổng sau của Hội quán Phúc Kiến Hội An
Khám phá Hội quán Phúc Kiến Hội An
3.1.Cổng vào Hội quán Phúc Kiến Hội An
Nét kiến trúc đậm chất Trung Hoa của Hội quán Phúc Kiến Hội An đã gây được rất nhiều ấn tượng với các bạn trẻ ghé thăm tham quan. Phần cổng ra vào mang đậm vết tích của thời gian, mái ngói được tô điểm bằng những con rồng đang uốn lượn uy nghiêm và trang trọng, gây ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ từ cái nhìn đầu tiên.
Hội quán Phúc Kiến Hội An với 3 cánh cổng dẫn vào bên trong, tượng trưng cho thiên – địa – nhân, nam tả nữ hữu
Mái ngói cổ kính với điểm nhấn biểu tượng rồng trên cổng làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của hội quán
3.2.Bên trong Hội quán Phúc Kiến Hội An
Bước vào bên trong bạn sẽ càng cảm nhận rõ sự trang trọng mà Hội quán Phúc Kiến Hội An mang đến. Với khuôn viên khá rộng, bày trí nhiều chậu cây cảnh cùng hòn non bộ, nổi bật với hình tượng cá chép hóa rồng.
Tại khu tiền đình còn có một bộ bàn đá dùng để làm nơi hội họp, bàn bạc làm ăn của các thương dân Phúc Kiến. Bạn còn thể thắp những vòng hương lớn để cầu chúc sức khỏe và tài lộc cho gia đình và người thân, sau khi vòng hương cháy hết, người trong Hội quán sẽ đốt đi những mảnh giấy điều ước mà bạn đã ghi, như vậy lời ước mới trở nên linh thiêng.
Để vào bên trong hội quán Phúc Kiến Hội An, bạn sẽ phải bước qua khoảng sân vườn với khuôn viên rộng và cửa chính đậm nét cổ kính
Khu tiền sảnh và những vòng hương để bạn cầu chúc sức khỏe và tài lộc cho gia đình
Bàn đá – nơi tụ hội và ra đời nhiều vụ làm ăn lớn của thương dân Phúc Kiến xưa
Trong nhà chính là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo vệ sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên.
Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và hai vị thần phụ tá cho bà, thần Thiên Lý Nhãn, thần Thuận Phong Nhĩ
Phía bên phải chính điện còn được trưng bày mô hình chiếc thuyền của các thương nhân gặp nạn. Thuyền này trước đây dùng để đi biển và có niên đại từ năm 1875 với nhiều chi tiết đặc trưng.
Mô hình chiếc tàu chở người Hoa với 2 con mắt được vẽ hai bên, to và rõ để có thể nhìn thấy những hoạn nạn xảy ra trên biển
Một vài lưu ý khi đến tham quan Hội quán Phúc Kiến Hội An
Hội quán Phúc Kiến Hội An là một nơi tâm linh, vì vậy khi đến đây bạn hãy mặc trang phục lịch sự, không trò chuyện quá lớn để thể hiện sự tôn trọng, kính cẩn với các vị thần tại đây.
Hội quán chỉ là nơi tham quan, thắp hương, vì vậy không nên mang đồ ăn vào làm ảnh hưởng đến sự linh thiêng của Hội quán.
Các ngày lễ thường rất đông du khách, bạn nên cảnh giác, giữ gìn tư trang.
Trong Hội quán có bán hương vòng lớn và các lễ vật để bạn dâng lên nên bạn không cần phải mang đồ bên ngoài vào nhé.
Hãy thể hiện mình là một người trẻ văn minh và tôn trọng sự linh thiêng tại Hội quán nhé!
Một số hình ảnh nổi bật tại Hội quán Phúc Kiến Hội An
Là một phần của nét đẹp kiến trúc đô thị cổ kính tại Hội An, chúng ta cùng ngắm nhìn một số hình ảnh tiêu biểu về hội án Phúc Kiến Hội An cùng 3vi.vn nhé.
Cổng vào Hội quán Phúc Kiến với kiến trúc cổ kính đậm nét Trung Hoa
Lối vào Hội quán như đưa bạn lạc bước về thời cổ xưa của Trung Hoa
Tại cổng của Hội quán Phúc Kiến có thể giúp bạn cho ra đời một bức hình check-in cực xịn đấy!
Hội quán Phúc Kiến Hội An là địa điểm được người dân tôn thờ và rất linh thiêng, bên cạnh đó Hội quán còn gây ấn tượng mạnh bởi nét kiến trúc Trung Hoa độc đáo, đặc sắc. 3vi.vn tin rằng Hội quán Phúc Kiến Hội An sẽ là một địa điểm tham quan đầy thú vị khi bạn đến với Hội An đấy!