Hà Nội vốn đã nổi tiếng với nhưng danh lam thắng cảnh, địa điểm tham quan cổ với độ tuổi lên đến hàng trăm năm – Xứng danh mảnh đất nghìn năm văn hiến. Hôm nay, 3vi.vn sẽ đưa bạn đi đến với làng cổ Đường Lâm với những di sản văn hóa và kiến trúc đặc trưng không nơi nào có được nhé!
Làng cổ Đường Lâm – Nơi sinh thời của hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền
Làng Đường Lâm đến nay vẫn giữ được hầu hết những đặc trưng cơ bản của một ngôi làng cổ xưa với hệ thống cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, giếng nước, ruộng nước, chùa, miếu, điếm canh, gò đồi. Đặc biệt hệ thống đường sá của Đường Lâm có hình xương cá nên khi đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.
Làng cổ mùa hoa nở đỏ rực ngay tại cổng làng. Phía bên cạnh là những cây tre nứa thẳng đứng, lao xao trước gió. Ảnh: Nina May
Xem thêm: Khám phá Làng Gốm Bát Tràng 500 năm tuổi với nhiều hoạt động thú vị
1.1 Làng cổ Đường Lâm nằm ở đâu?
Làng cổ Đường Lâm nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 44 km về phía tây, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực chất thì Đường Lâm không chỉ có một làng độc nhất mà từ xưa đã bao gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Vì nằm chung trong một cụm làng cổ và được gọi chung là làng cổ Đường Lâm nên 9 làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với nhiều phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng trăm năm nay không hề thay đổi. Đặc biệt thì nơi đây còn được gọi là vùng đất hai vua vì nơi sinh ra Phùng Hưng và Ngô Quyền. Khám phá Hà Nội thì đây chắc chắn là một điểm tham quan thú vị.
Khung cảnh của làng cổ Đường Lâm nên thơ dưới ánh nắng của sương sớm. Ảnh: Nina May
1.2 Giá vé, phí tham quan và gửi xe ở làng cổ Đường Lâm là bao nhiêu?
– Giá vé tham quan: 20k/người
– Giá vé gửi xe: 10k/người
– Thuê xe đạp: 30 – 50k/giờ hoặc 80 – 100k/ngày.
Vẻ đẹp không chỉ nằm ở kiến trúc mà còn ở con người của Đường Lâm Sơn Tây. Khung cảnh mờ mờ sương khói sẽ cho bạn nhiều tấm ảnh đẹp rụng rời
Di sản kiến trúc độc đáo của làng cổ Đường Lâm Sơn Tây
2.1 Làng đá ong xây bên cạnh cây đa 300 tuổi
Chiếc cổng sẽ đón chào các bạn ngay từ lần đầu là cổng làng Mông Phụ được xây dựng vào năm 1833 nằm bên cạnh cây đa hơn 300 năm tuổi tạo nên một không gian vô cùng thanh bình và cổ kính ngay từ những bước đầu tiên. Khi tham quan quanh ngôi làng, bạn sẽ thấy tất cả những ngôi nhà bên trong làng đều được xây lên từ đá ong nên còn có một cái tên khác là “làng đá ong Đường Lâm”. Bên dưới vẫn là những con đường được lát gạch sạch sẽ, hai bên sẽ là những bức tường đá ong vàng sậm khiến không gian thêm muôn phần bình yên, thanh tịnh.
Bạn sẽ thấy ngay cả bờ tưởng của cổng đình cũng sẽ được xây bằng đá ong kết dính bằng mộng. Ảnh: VnExpress
2.2 Nhà cổ bà Điền – Ngôi nhà 200 tuổi cùng đặc sản nước vối và chè lam
Điểm tham quan thứ hai chính là nhà cổ Bà Điền – Ngôi nhà với lối kiến trúc cổ xưa 200 tuổi. Bạn sẽ thấy rõ sự hiện diện của thời gian qua những lớp rêu bám hay phong cách trang trí nhà cửa. Ở phía trước nhà, sẽ là cháu của bà Điền năm nay đã hơn 95 tuổi. Bạn có thể ngồi trò chuyện cùng bà về những giá trị lịch sử của ngôi nhà. Bà có tuổi nhưng minh mẫn lắm đấy nhé. Bạn có thể thưởng thức cả nước vối và chè Lam truyền thống – Đặc sản của làng.
Ngồi nghe bà kể về lịch sử xa xưa của ngôi làng này cũng là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Bạn sẽ biết thêm rất nhiều điều hay ho đó nha. Ảnh: Traveloka
2.3 Đình làng Mông Phụ – Tinh hoa của kiến trúc Việt
Tiếp đó, cách nhà bà Điền không xa sẽ là đình làng Mông Phụ – Ngôi đình xây dựng cách đây 380 năm và rộng 1800m2. Kiến trúc ở đây mang đậm phong cách kết hợp hài hòa giữa Việt – Mường, giữa nhà sàn và sàn gỗ cách đất. Phía bên trong đình có treo rất nhiều hoành phi câu đối cực kỳ hay ho đấy! Tại đây, bạn sẽ được nghe kể về cụ Mục Hùng là một người thợ cả tài hoa, sở hữu đôi tay vàng, tạo nên được đình Mông Phụ vẫn còn giá trị nghệ thuật đến tận ngày nay. Ngôi đình Mông Phụ này rất đặc biệt, bạn sẽ chẳng thấy được những đường lối kiến trúc này ở bất kỳ ngôi đình nào khác. Vì thế, đến với làng cổ rồi thì nhớ ghé qua đình làng Mông Phụ nhé!
Ngôi đình Mông Phụ được người dân thường xuyên lui tới vì có khoảnh sân to, rộng rãi để phơi thóc. Ảnh: VnExpress
2.4 Nhà cổ ông Hùng ở làng cổ Đường Lâm
Đến với làng cổ Đường Lâm mà lại bỏ lỡ nhà ông Hùng thì quả thật là một thiếu sót cực kỳ lớn khi đây là ngôi nhà lâu đời nhất làng Mông Phụ. Nhà ông Hùng được xây dựng từ năm 1649, đến nay đã gần 400 năm với 12 thế hệ người sinh sống. Nhà có một chiếc cổng cổ được xây bằng chất liệu đất đá, bã chấu, bùn để tạo chất kết dính cực kỳ độc đáo. Nếu yêu thích kiến trúc thì 3vi.vn chắc chắn bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều, hoặc tìm kiếm nguồn cảm hứng cho bài đồ ăn cuối khóa, làng cổ Đường Lâm có thể sẽ thổi vào tâm hồn bạn một làn gió mới. Ngay khi tới cổng, chúng tớ đã được nhìn thấy chiếc cổng cổ. Ngôi nhà có kết cấu 5 gian 2 dĩ, trong đó 3 gian giữa là nơi để thờ cúng tổ tiên bên cạnh thì bày trí bộ trường kỷ để tiếp khách, 2 gian bên cạnh dùng làm phòng để ngủ, hệ thống cửa cánh phố ở chính giữa ngôi nhà.
Ngồi nhà có vết hằn của thời gian – Thật ra đây cũng chỉ là mô hình mô phỏng lại ngôi nhà của ông Hùng nhưng trông cũng giống thật lắm đúng không nào?
2.5 Nhà cổ ông Thể – Thưởng thức tương gạo truyền thống độc đáo
Một ngôi nhà không đinh sắt, bạn nghĩ như thế nào? Ấy đó chính là ngôi nhà của ông Thể, tọa lạc tại xóm Xui, thôn Mông Phụ. Toàn bộ 7 gian của ngôi nhà được gắn kết hoàn toàn bằng mộng theo phong cách cổ truyền, không dùng đến một cây đinh sắt nào. Độc đáo phải không nào? Điểm đặc biệt không kém đó chính là nghề làm tương đã tồn tại từ đời này sang đời khác. Ngay khi vừa bước chân vào sân, bạn sẽ nghe được hương thơm của tương phảng phất xuất phát từ những chum tương được xếp san sát nhau ở sân. Ngôi nhà cũng mang hơi thở của vùng núi Bắc Bộ khi trang trí những khóm ngô treo trên thanh ngang nhà và phía xa xa là dụng cụ để xay ngô. Đến đây nhất định bạn không được bỏ qua tương gạo và các loại rượu hạ thổ cực kỳ nổi tiếng. Hương vị này chắc chắn sẽ làm bạn yêu ngay từ lần thử đầu tiên.
Hai ông bà đã gắn liền với nghề làm tương cốm hơn chục năm nay. Ảnh: VnExpress
2.6 Các quán cà phê bên đường và cà phê Làng
Đi quanh làng cổ, bạn cũng sẽ thấy nhiều những quán nước nằm trong những sạp gỗ nhỏ, trông mộc mạc và yên bình hết súc. Nơi đây thường phục vụ các loại bánh chè lam Hà Nội và nước vôi. Trò chuyện cùng bác chủ quán, nghe bác chia sẻ về hai loại chè lam, mua một ít về làm quà cho gia đình và bạn bè cũng là một ý tưởng không tồi. Ngoài ra, bạn cũng nên ghé qua tiệm Café Làng – Một phiên bản “cao cấp” hơn của những tiệm cà phê nhỏ xinh bên đường. Trải nghiệm lại những ký ức thuở nhỏ với những chiếc ghế gỗ mộc mạc, đơn sơ, khung cảnh thì chẳng nhiều nhặn gì, ấy vậy mà lại khởi gợi được nhiều kỷ niệm đẹp thuở thiếu thời. Quán có giá cả cực kỳ phải chăng, phải nói là siêu “hạt dẻ” luôn đấy – Cao nhất chỉ có 25k mà thôi. Tha hồ cho bạn oanh tạc và càng quét. Chị chủ quán cũng là người làng luôn nên cực kỳ thân thiện, cà phê của Làng lại thơm ngon. Nhớ ghé qua bạn nhé!.
Cà phê và một đĩa bánh nhỏ cũng đủ lót dạ buổi sáng để mình có năng lượng tham quan làng cổ Đường Lâm phải không nào?
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được 6 điểm tham quan cực chất, cực vui, lại cũng sẽ khám phá thêm rất nhiều điều về lịch sử xây dựng cũng như hình thành làng cổ Đường Lâm. Những tín đồ yêu thích lịch sử chắc chắn sẽ yêu thích lắm đây! Ngoài ra, mảnh đất thủ đô còn có rất nhiều địa điểm tham quan Hà Nội cực đẹp mà 3vi.vn muốn giới thiệu đến bạn. Đừng bỏ qua nhé!