Khám phá Bến tàu không số Vàm Lũng cùng những chiến công thầm lặng

Bến tàu không số Vàm Lũng là địa điểm du lịch Cà Mau mà bạn muốn tìm hiểu thêm về lịch sử cách mạng Việt Nam không thể bỏ qua.

Giới thiệu đôi nét về Bến tàu không số Vàm Lũng

Địa chỉ: Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Sau khi tham quan Địa điểm chiến thắng Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là, hãy để 3vi.vn dẫn bạn đến Bến tàu không số Vàm Lũng – một điểm di tích không kém phần đặc sắc tại vùng đất Cà Mau nhé. Nếu vô số trận đánh oanh liệt nức tiếng gần xa trong lịch sử cách mạng Việt Nam khiến ai nấy nghe qua đều không khỏi trầm trồ thì những chiến công thầm lặng của các sĩ quân “Đoàn tàu không số” vượt ngàn dặm biển khơi vận chuyển vũ khí và chi viện cho chiến trường miền Nam chắc chắn sẽ mang đến bạn nhiều cung bậc cảm xúc.

Xem thêm: Di tích lịch sử quốc gia Nhà Dây Thép, đầu mối liên lạc thời kháng chiến

Khám phá Bến tàu không số Vàm Lũng cùng những chiến công thầm lặng

Bến tàu không số Vàm Lũng là địa chỉ về nguồn thu hút đông đảo tín đồ du lịch thập phương

Hướng dẫn cách di chuyển đến khu di tích bến tàu

Bến tàu không số Vàm Lũng tọa lạc tại huyện Ngọc Hiển có vị trí cách trung tâm thành phố tầm 82km và nằm khá gần Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Để đến đây sau khi dừng chân tại thành phố bằng các phương tiện đường dài như máy bay, xe khách, limousine… thông thường hội xê dịch sẽ đón taxi từ các hãng xe uy tín. Hình thức di chuyển này cực kì lý tưởng trong việc giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức cho hành trình khám phá phía trước.

Nếu muốn thưởng ngoạn cảnh đẹp dọc đường đi một cách trọn vẹn, bạn cũng có thể thuê xe máy ở Cà Mau đi phượt. Mức giá cho thuê sẽ dao động trong khoảng 100.000 VNĐ tới 150.000 VNĐ. Cung đường di chuyển phổ biến nhất xuất phát từ Thành phố Cà Mau là bạn đi theo đường Hải Thượng Lãn Ông ra Quốc lộ 1A, sau đó chạy hướng Năm Căn – Đất Mũi tới thẳng thị trấn Rạch Gốc. Từ trung tâm thị trấn lái xe tới khu bến tàu mất chừng 10 phút, bạn có thể vừa đi vừa hỏi thăm người dân đường đến đây sao cho thuận tiện.

Khám phá Bến tàu không số Vàm Lũng cùng những chiến công thầm lặng

Bạn có thể đón taxi hoặc thuê xe máy từ các đại lý uy tín đi phượt đến điểm di tích để tham quan, khám phá

Khám phá khu bến tàu lưu dấu những chiến công thầm lặng

3.1 Tìm hiểu lịch sử xoay quanh Bến tàu không số Vàm Lũng

Khu di tích bến tàu nằm ngay sông Năng hay còn được người dân địa phương gọi là cửa Vàm Lũng. Bắt nguồn từ biển Đông với chiều rộng trên 100m và độ sâu từ 4 đến 5m nước, đây là địa điểm cực kì thuận tiện cho việc neo đậu, ra khơi của các phương tiện hàng hải, thậm chí tàu chở trên 30 tấn ra vào vẫn rất dễ dàng.

Ngày 11/10/1962, tại khu cửa biển này, chuyến tàu đầu tiên mang phiên hiệu “Phương Đông 1” chở 30 tấn vũ khí từ Bến Đồ Sơn, Hải Phòng mở đường tiến vào Nam. Không chỉ mở đầu cho hàng loạt chuyến tàu vận chuyển vũ khí, quân trang sau đó, đây còn là sự kiện khai thông tuyến vận tải chiến lược trên biển Đông đồng thời kiến tạo nên con đường hàng hải Hồ Chí Minh. Tính tới cuối năm 1970, Bến Vàm Lũng đã tiếp đón trên 70 chuyến tàu đồng thời vận chuyển hơn 4.400 tấn vũ khí, đạn dược vào chiến trường miền Nam chi viện.

Địa hình hiểm trở cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt được phủ kín bên dưới cánh rừng đước, rừng mắm bạt ngàn đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các chiến sĩ cách mạng cất giấu quân trang đồng thời di chuyển bằng cung đường thủy có sức vận tải lớn. Sự đùm bọc, che chở của nhân dân Rạch Gốc cũng là yếu tố rất lớn được ví von như lũy sắt, thành đồng bảo vệ những người con đất Việt, bảo vệ cách mạng. Nhờ vậy mà trong khoảng thời gian từ 1962 tới 1972 tức hơn 10 năm hoạt động, Bến tàu không số Vàm Lũng được bảo vệ an toàn dù nằm không xa chi khu quân sự của địch ở Năm Căn, trở thành hậu phương thầm lặng mà vô cùng vững chắc của chiến tuyến miền Nam.

Khám phá Bến tàu không số Vàm Lũng cùng những chiến công thầm lặng

Trong ảnh là bức phù điêu khắc họa hình ảnh bộ đội đoàn tàu không số vận chuyển vũ khi ra chi viện chiến trường miền Nam

3.2 Tham quan khu di tích bến tàu nổi danh

Khu di tích Bến tàu không số Vàm Lũng được xây dựng dựa trên sự kiện ra đời của đơn vị quân đội mang phiên hiệu “Đoàn 962” thành lập vào ngày 19/9. Bởi vì có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các chuyến tàu vào – ra bến bãi và bí mật tiếp nhận, cất giấu cũng như vận chuyển vũ khí phục vụ đơn vị quân giải phóng chiến trường miền Nam nên các hiện vật tại bến không được lưu giữ lại. Người dân địa phương khi đi vào phục dựng chỉ tìm thấy ở ngọn Xẻo Già cách bến chừng 8km về phía Tây một xác tàu đã bị hư hỏng của đoàn 962 trong quá trình hoạt động tại vùng đất này.

Nhằm ghi nhớ, vinh danh chiến công thầm lặng mà oai hùng của đoàn tàu bất tử, trong quá trình xây dựng, di tích đã được thêm vào các hạng mục như tượng đài chiến thắng đường Hồ Chí Minh trên biển, nhà trưng bày tư liệu truyền thống và một số công trình gắn liền với quá trình xây dựng Bến tàu không số Vàm Lũng.

Ngay khi bước vào sân trước của khu di tích, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy điểm nhấn của khu di tích là tượng đài chính cao 10,62m cùng 2 phù điêu hình con tàu đang vượt sóng rất hoành tráng. Hình dáng tượng đài được khơi nguồn cảm hứng từ hình ảnh các thủy thủ đang tập trung cao độ, vững chắc tay lái và sẵn sàng chiến đấu. Tổng thể công trình gồm 3 con tàu đang thẳng tiến hướng về 3 mũi giáp công. Có thể nói, đó chính là thế trận vững chắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ khi cả nước cùng chung tay hỗ trợ chiến trường miền Nam đi đến thắng lợi vẹn toàn, thống nhất quê hương, xứ sở.

Khám phá Bến tàu không số Vàm Lũng cùng những chiến công thầm lặng

Một trong số những hạng mục nổi bật nhất tại di tích Bến tàu không số Vàm Lũng đó là công trình tượng đài chiến thắng Hồ Chí Minh trên biển

Bến tàu không số Vàm Lũng chắc chắn sẽ là địa điểm tham quan, tìm hiểu về lịch sử cách mạng tại Cà Mau mà bạn không thể bỏ qua trong hành trình khám phá miền đất Nam Bộ của mình. Lưu ngay khu di tích này vào Cẩm nang du lịch cá nhân để không quên ghé trải nghiệm mọi người nhé.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.