Chùa Thiên Mụ có lẽ là ngôi chùa nổi tiếng nhất thành phố Huế với danh xưng “Đệ nhất cổ tự”vùng đất cố đô cùng nét cổ kính trong kiến trúc, sự linh thiêng và những truyền thuyết ẩn chứa nhiều câu chuyện lịch sử đầy bí ẩn. Đến với Chùa Thiên Mụ các bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa, sự bình yên của dòng sông Hương và hiểu hơn về các câu chuyện bí ẩn.
Tổng quan về Chùa Thiên Mụ
– Địa chỉ: Tọa lạc trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Giờ mở cửa: 08h00 – 18h00
Chùa Thiên Mụ Huế là biểu tượng gắn liền với đất Cố đô bao đời nay, có tuổi thọ hơn 400 năm tuổi, cũng là một trong những địa danh được nhắc đến nhiều nhất trong hành trình khám phá thành phố này. Đây không chỉ là nơi yên tĩnh, là điểm điểm đến linh thiêng cho các tín đồ Phật tử từ khắp mọi miền mà còn lưu truyền một lời nguyền tình yêu. Vì vậy đối với những ai chưa ghé thăm thì ngôi chùa thực chất là một ẩn số rất đáng để khám phá, tìm hiểu.
Đến du lịch chùa Thiên Mụ, bất cứ ai cũng phải ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình nơi đây. Nhìn từ trên cao, cả ngọn đồi tựa như một con rùa khổng lồ đang gánh trên lưng tòa bảo tháp vậy. Xung quanh tòa tháp là những hàng cây cổ thụ xanh mát, ao sen mang đến cho du khách một cảm giác bình yên đến khó tả.
Toàn cảnh Chùa Thiên Mụ nhìn từ trên cao là cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng, trữ tình
1.1 Vài nét lịch sử của Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601, cũng là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở Huế. Theo nhiều tài liệu ghi lại rằng thời chúa Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ xứ Thuận Hóa đã đích thân đi xem xét địa thế để chuẩn bị cho việc xây dựng cơ đồ, sự nghiệp của dòng họ Nguyễn. Trong một lần cưỡi ngựa dọc sông Hương, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ tên là Hà Khê. Nhận thấy nó giống như một con rồng đang quay đầu nên năm 1601, chúa đã cho xây trên đồi một ngôi chùa hướng ra mặt sông và đặt tên là Thiên Mụ.
Năm 1862, vì rất mong mỏi có con nối dõi tông đường nên vua Tự Đức đã đổi tên thành Linh Mụ vì sợ Thiên (nghĩa là trời) phạm đến trời. Mãi cho đến năm 1869, vị vua thứ 4 của triều Nguyễn này mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Tuy nhiên ngày nay, người ta vẫn gọi với cả hai cái tên mỗi lần nhắc đến ngôi chùa cổ này.
Bức ảnh Chùa Thiên Mụ được chụp từ năm 1930
Bức ảnh màu thời kỳ đầu hiếm hoi chụp lại cảnh Chùa Thiên Mụ từ trên cao
Chùa Thiên Mụ đến nay thì đã trải qua rất nhiều đợt tu sửa, một trong những cuộc trùng tu nổi bật nhất đó chính là vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725). Vào thời này, chúa Nguyễn Phúc Chu đã tiến hành đúc lên một chiếc chuông nặng hơn hai tấn, đặc trưng trên chiếc chuông có khắc lên một bài minh. Khoảng năm 1714 ông tiếp tục trùng tu các công trình khác như điện Thiên Vương, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,…
Đặc biệt hơn thì ông còn cho người sang bên Trung Quốc mua về hơn 1.000 bộ kinh Phật. Tất cả những gì ông làm đều với mục đích ca ngợi triết lý của nhà Phật, toàn bộ kinh pháp đều được cất tại lầu Tàng Kinh. Ngoài ra còn có cả bộ kinh ghi rất chi tiết về Hòa thượng Thạch Liêm – một người có công lớn trong việc giúp nhà Nguyễn chấn hưng được Phật giáo ở Đàng trong.
1.2 Những câu chuyện bí ẩn quanh Chùa Thiên Mụ
Từ xa xưa có lời kể rằng vào thời chúa Nguyễn đang cai trị ở Đàng Trong vẫn còn tư tưởng lễ giáo phong kiến ”cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” vô cùng nặng nề. Lúc bấy giờ có một đôi trai gái yêu nhau mặn nồng, vì ảnh hưởng phong tục đó nên hai người không được phép đến với nhau. Bởi lẽ cô gái là một tiểu thư, con nhà quan, còn chàng trai thì lại mồ côi nhà nghèo. Quá đau khổ và buồn cho tình yêu của 2 người nên đôi nam nữ này đã cùng nhau ra bến thuyền Mụ để tự vẫn. Tuy nhiên chỉ duy nhất chàng trai đã chết dưới lòng sông Hương còn cô gái lại được dân làng cứu sống. Trải qua nhiều năm cô gái cũng đã dần quên ký ức và được gả vào một gia đình giàu có. Chàng trai nằm dưới lòng sông chờ người yêu mà mãi không thấy sinh lòng uất ức nên đã nhập hồn vào ngôi chùa thiên Mụ. Lời nguyền bắt đầu đầu được truyền từ đời này sang đời khác, bất cứ đôi trai gái nào đang yêu nhau mà đến chùa Thiên Mụ là sẽ bị đỗ vỡ và chia tay.
Thế nhưng sư thầy tại Chùa Thiên Mụ đã khẳng định lời nguyền tình yêu này là không có thật. Sở dĩ dân gian lưu truyền câu chuyện lời nguyền này là để răn đe các cặp đôi yêu nhau không được lợi dụng cây cối trong chùa làm vật che đậy những hành động không đoan chính tại chốn linh thiêng, để giữ lại sự thanh tịnh trang nghiêm cho ngôi chùa. Nếu các bạn yêu nhau thật lòng, biết giữ trang nghiêm cho cửa Phật thì chắc chắn có thể chứng minh rằng lời nguyền chỉ là tin đồn.
Xem thêm:
Điện Thái Hòa – Hoàng Thành Huế nơi chứng kiến 13 đời vua triều Nguyễn đăng quang
Cách di chuyển đến Chùa Thiên Mụ
Ngôi chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ khoảng 5km vì vậy bạn có thể du lịch chùa Thiên Mụ một cách dễ dàng bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như xích lô, taxi hoặc thuê xe máy. Nếu bạn tự di chuyển bằng xe máy thì có thể đi theo cung đường sau:
Từ trung tâm thành phố Huế, bạn đi theo đường Đặng Thái Tân, rẽ trái vào đường Yết Kiêu, đi thêm một đoạn thì rẽ phải vào đường Lê Duẩn, rẽ phải tại vòng xuyến vào đường Kim Long, sau đó đi khoảng 2km sẽ đến chùa Thiên Mụ.
Thời điểm đẹp nhất đi viếng Chùa Thiên Mụ
Các bạn có thể đến tham quan chùa Thiên Mụ vào bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên nếu chọn thời điểm đẹp nhất có lẽ là khoảng thời gian đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 3. Đây là lúc thời tiết vô cùng mát mẻ, bầu không khí dễ chịu, rất thích hợp để tham quan vãn cảnh chùa.
Thời gian đầu năm là lúc lý tưởng nhất viếng Chùa Thiên Mụ
Những công trình trong Chùa Thiên Mụ
4.1 Điện Đại Hùng
Nằm ở ngay chính điện chùa Thiên Mụ Huế, Điện Đại Hùng là nơi thờ cúng Phật Di Lặc – Vị thần mang niềm vui vô tư vô lo. Bức tượng khắc họa Phật Di Lặc với dáng vẻ hiền hòa, đôi tai to tinh thông, chiếc bụng lớn chứa sự bao dung và một nụ cười nhân hậu. Điện được xây dựng hoàn toàn bằng xi măng đặc. Bên cạnh được sơn lại màu gỗ, cho ta cảm giác gần gũi, thân quen.
Không chỉ trưng bày Phật Di Lặc, Điện Đại Hùng còn là nơi lưu giữ bức đại tự, có niên đại từ năm 1974 và một chiếc chuông hình nhật nguyệt bằng đồng vô cùng tinh tế. Đi sâu vào bên trong là đền thờ, ở trung tâm là tượng Tam Thế Phật, còn bên trái là Văn Phú Bồ Tát và bên phải là Phố Hiến. Đặc biệt, khoảng đất phía sâu Điện Đại Hùng là nơi chôn cất của Pháp sư Thích Đôn Hậu – Trụ trì của chùa.
Điện Đại Hùng – Chính điện của Chùa Thiên Mụ
4.2 Tháp Phước Duyên – Biểu tượng Chùa Thiên Mụ
Tháp Phước Duyên là điểm check-in không thể bỏ qua khi du lịch chùa Thiên Mụ Huế. Công trình này được xây dựng ngay sau khu vực cổng chào. Tuy nằm phía trước, nhưng tháp Phước Duyên được ví như “linh hồn” của chùa. Kiến trúc này cùng với các công trình khác tạo thành một tổ hợp gắn kết, mang nét độc đáo, khác lạ nhưng vẫn đậm chất Huế.
Tháp Phước Duyên được xây dựng năm 1844 bởi vua Thiệu Trị. Lúc đầu lấy tên là Từ Nhân Tháp. Sau đó đổi thành tên như hiện tại. Lúc bấy giờ, để hoàn thành tháp, các nguyên liệu từ đất sét, đá thanh và gốm bát tràng đều phải chuyển từ đang ngoài vào.
Phần thân tháp được xây bằng gạch mộc, phần bó vỉa xây từ đá thanh. Tất cả hợp lại tạo thành khối tháp hình bát giác, càng lên cao càng nhỏ, với tất cả 7 tầng, mỗi tầng 2m. Nhìn chung, thiết kế của mỗi tầng là hoàn toàn giống nhau và được sơn màu hồng. Trải qua nhiều năm, nó đã mang dấu của thời gian, tô đậm thêm giá trị đặc sắc của kiến trúc Cố Đô.
Cổng chào trước khi đến tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên – Linh hồn của Chùa Thiên Mụ
4.3 Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu
Hòa Thượng Thích Đôn Hậu là trụ trì nổi tiếng trong chùa. Ông đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho công cuộc phát triển Phật Giáo Việt Nam. Ngoài ra, ông còn được người dân kính trọng bởi vô số những hoạt động công ích, giúp người của mình. Khi viên tịch, người dân và cai quản chùa đã chôn cất Hòa thượng dưới tháp nằm ở cuối khuôn viên để tỏ lòng biết ơn vị sư tôn kính.
Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu. @Ảnh: JourneysinHue
4.4 Cổng Tam Quan
Đây là lối ra vào chính của chùa, tọa lạc phía sau Tháp Phước Duyên. Cổng có 3 lối đi, tượng trưng cho 3 giới: Nhân – Quỷ – Thần. Cổng được thiết kế với 2 tầng và 8 mái. Ở tầng 2 của cổng giữa có thờ Phật. Trên đỉnh mái được trạm trổ nhiều họa tiết hoa văn vô cùng độc đáo. Phía 2 bên lối đi được trấn giữ bằng tượng Hộ Pháp.
Cổng Tam Quan chùa Thiên Mụ
Xem thêm: Tham quan điện Hòn Chén xứ Huế – Biểu tượng tâm linh, văn hóa xứ Huế
Với về dày lịch sử của mình, Chùa Thiên Mụ xứng danh “Đệ nhất cổ tự” giữa lòng cố đô Huế mà bất cứ khi nào người ta nhắc đến cùa ở Huế sẽ bất giác nói ngay tên ngôi chùa này. Với vị trí đẹp, nằm cạnh dòng sông Hương thơ mộng, các bạn có thể vừa dạo thuyền sông Hương, vừa có thể ngắm nhìn sự thanh bình của Chùa Thiên Mụ.