Người Dao ở Hà Giang là người dân tộc sinh sống tại Hoàng Su Phì, nổi tiếng bởi nhiều nét văn hóa vô cùng độc đáo và sự thân thiện đối với du khách. Hãy cùng 3vi.vn tìm hiểu và khám phá những điều đặc biệt của con người, phong tục tập quán cũng như đời sống nơi đây nhé.
Đôi nét về người Dao ở Hà Giang
1.1 Người Dao Hà Giang sinh sống ở đâu?
Dân tộc Dao là dân tộc thiểu số sinh sống tại Hoàng Su Phì – một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang. Người Dao được đánh giá là dân tộc bảo tồn và lưu giữ nhiều loại hình văn hóa mang đậm nét đặc trưng riêng biệt nhất trong 12 dân tộc sinh sống tại khu vực này.
Đến địa bàn của người Dao ở Hà Giang bạn chắc chắn sẽ phải trầm trồ bởi kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng của người Dao. Những hộ dân ở đây chủ yếu sinh sống trên những sườn đồi, những vạt nương có độ dốc không quá lớn và khá tách biệt với nhau. Nhà của họ chủ yếu được làm bằng cây gỗ, lợp mái cỏ tranh hoặc cây bầu và đặc biệt là lưng nhà quay vào vách núi, phía trước hướng ra suối hoặc ruộng.
Mái tóc của người phụ nữ Dao ở Hà Giang luôn được buộc theo một phong cách đặc biệt
Xem thêm: Tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của người Cờ Lao ở Hà Giang
1.2 Quan niệm về thế giới tâm linh của người Dao
Theo quan niệm của người Dao ở Hà Giang, họ cho rằng thế giới luôn tồn tại 3 tầng lớp với hệ thống thần ma khá phức tạp. Tầng cao nhất là nơi sinh sống của thần ma, ở giữ chính là con người, cây cỏ, sinh vật… và tầng cuối cùng chính là tổ tiên, thần linh.
Người nắm giữ vị trí chủ chốt chính là Ngọc Hoàng, dưới ông là các vị Diêm Vương, thấp hơn là Ma tổ tiên, thổ địa… Đặc biệt người Dao ở Hà Giang còn cho rằng vạn vật đều có linh hồn. Chính vì thế hằng năm họ luôn tổ chức các lễ hội cầu các vị thần một năm mưa thuận gió hòa để dễ đường làm ăn.
Trang phục nam có thể nói khá đơn điệu nhưng trang phục nữ thì lại đa màu sắc và có rất nhiều chi tiết
1.3 Phong tục của người Dao ở Hà Giang
Người Dao ở Hà Giang không thể thiếu lễ hội Cấp sắc, đây là lễ hội mang ý nghĩa minh chứng một người đã trưởng thành và gia nhập vào xã hội để làm ăn.
1.4 Kho tàng văn hóa của người Dao
Có thể nói rằng kho tàng truyện cổ dân gian của người Dao rất đa dạng. Một số câu chuyện nổi tiếng như: Con cáo biết hát, Sự tích hạt lúa, Sự tích loài người… vẫn được già làng, trưởng bản thường xuyên kể cho các em nhỏ nghe và nhắc nhở các em phải nhớ cái gốc của dân tộc mình.
Ngoài ra, người Dao ở Hà Giang còn có rất nhiều trò chơi dân gian độc đáo dành cho con em mình. Nếu bạn có dịp đến với thôn Tân Phong thì bạn sẽ được tham gia vào các trò chơi thi tài sử dụng nhạc cụ và thưởng thức các món đặc sản như: Cơm lam Bắc Mê, Thắng dền Hà Giang…
Bàn lễ của người Dao ở Hà Giang luôn được đầu tư, bao gồm gà, trái cây, rượu và tranh vẽ…
Quanh năm những người dân nơi đây vẫn sống bằng nghề chính là nghề nông
Nghề dệt thổ cẩm của người Dao ở Hà Giang
Khi nhắc đến người Dao ở Hà Giang không thể thiếu nghề dệt thổ cẩm truyền thống bao đời vẫn đang được gìn giữ và phát triển tại mảnh đất này. Trong những năm vừa qua nhờ có sự quan tâm của Đảng và nhà nước, các cấp ngành và huyện Hoàng Su Phì đã luôn chú trọng bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức. Điều này đã góp phần lớn vào việc nâng cao đời sống của người dân cũng như phát triển du lịch ở Hà Giang. Từ đó, họ yên tâm, gắn bó và có hướng phát triển kinh tế gắn với việc gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa qua các thế hệ.
Nghề dệt thổ cẩm gắn bó với người phụ nữ Dao từ lâu đời, tuy nhiên công nghiệp may mặc phát triển mạnh khiến cho nghề này ngày càng bị mai một gần đi. Từ khi được nhà nước hỗ trợ thì nghề dệt mới bắt đầu phát triển trở lại, được truyền cho nhiều thế hệ trẻ trong xã. Thay vì trước đây phải ngồi ở nhà để dệt vải thì giờ đây đã có nhà văn hóa cộng đồng cho những chị em phụ nữ trong xã tập trung lại đây để làm. Do đó, hoạt động truyền dạy nghề thêu, dệt thổ cẩm cũng thuận lợi hơn.
Đặc biệt hơn hết, những sản phẩm thủ công này đã được bày bán ngay tại chỗ, khiến cho du khách khi du lịch đến Hà Giang dễ thấy và dễ tìm.
Những chi tiết được may dệt vô cùng tỉ mỉ khiến cho giá trị của các bộ trang phục tăng lên rất nhiều lần
Người Dao ở Hà Giang đóng góp một phần công sức rất lớn trong việc phát triển, hội nhập và bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Nếu có cơ hội ghé thăm Hoàng Su Phì thì hãy thử ghé đến nhà văn hóa truyền thống để được tìm hiểu, trải nghiệm may và mặc những trang phục thổ cẩm tại đây nhé.