Khám phá Nhà thờ gỗ Kon Tum với tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một điểm nhấn không thể thiếu trong nền du lịch phố núi. Đây là công trình tôn giáo có tuổi đời hơn 100 năm mà bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Kon Tum. Hãy cùng 3vi.vn tìm hiểu chi tiết hơn về nơi này qua bài viết bên dưới đây nhé.

Tổng quan về Nhà thờ gỗ Kon Tum

1.1 Nhà thờ gỗ Kon Tum nằm ở đâu?

Nếu bạn là người đam mê khám phá những công trình lịch sử độc đáo thì chắc chắn không thể bỏ qua Nhà thờ gỗ Kon Tum trong Cẩm nang du lịch của mình. Địa điểm này tọa lạc trên con đường Nguyễn Huệ, nằm ngay ở trung tâm Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Nhà thờ gỗ Kon Tum được biết đến là công trình kiến trúc do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1913 và hoàn thành vào năm 1918. Nơi này được hình thành dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đến từ Quảng Nam, Bình Định theo phương pháp thủ công, kết hợp giữa phong cách nhà sàn và phong cách Roman tạo nên một nét kiến trúc vô cùng cổ điển, độc đáo. 

Hiện nay, Nhà thờ gỗ Kon Tum không chỉ được biết đến như một địa điểm tôn giáo mà còn là nơi thu hút đông đảo mọi người ghé tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc phương Tây. 

1.2 Nên du lịch Nhà thờ gỗ Kon Tum vào thời gian nào?

Theo 3vi.vn tìm hiểu, bạn có thể khám phá Nhà thờ gỗ Kon Tum vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu bạn đến đây vào mùa hoa đậu nở thì trên đường tới nhà thờ bạn sẽ bắt gặp sắc hồng, sắc trắng của những cụm hoa lộng lẫy. Nếu bạn vi vu Nhà thờ gỗ Kon Tum vào các dịp lễ thì bạn sẽ được gặp gỡ, giao lưu với cả nghìn giáo dân đủ tộc người. Đây cũng là khoảng thời gian mà nhà thờ trở nên náo nhiệt, đầy sức sống với cảnh mua bán tấp nập trong chợ phiên. Tại phiên chợ này sẽ có rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các buôn làng đem theo bán. Còn nếu bạn du lịch Nhà thờ gỗ Kon Tum vào ngày thường thì sẽ cảm nhận được sự im lặng, bình yên của một giáo đường cùng hình ảnh các em học sinh ngồi trên hai hàng ghế bên hông nhà thờ để ôn bài.  

Khám phá Nhà thờ gỗ Kon Tum với tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum gây thương nhớ bởi nét kiến trúc độc đáo cùng tông màu vàng đen đặc trưng

Xem thêm: Tòa Giám Mục Kon Tum với vẻ đẹp cổ điển đầy cuốn hút

1.3 Một số lưu ý khi đi nhà thờ

Khi đi Nhà thờ gỗ Kon Tum, bạn cần lưu ý một số điều bên dưới đây:

– Hãy ăn mặc lịch sự để tôn trọng chính mình và người khác

– Không nên nhai kẹo cao su, ăn hay uống bất cứ thứ gì khi làm lễ bên trong Nhà thờ gỗ Kon Tum

– Hãy tắt điện thoại để giữ trật tự và tránh làm phiền những người xung quanh

– Nhớ giữ con cái bên cạnh mình, không để chạy lung tung gây ảnh hưởng người khác

– Không được đội mũ, mang giày đi vào gian thờ chính

– Không nên chỉ tay vào các đồ vật xung quanh, tránh gây khiếm nhã trong chuyến du lịch của mình

– Nhớ xin phép trước khi chụp ảnh 

– Nếu di chuyển đến đây bằng xe máy thì bạn hãy đậu xe đúng quy định

– Khi đi nhớ mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như CMND/CCCD, hộ chiếu, giấy phép lái xe

– Nhớ chuẩn bị một ít tiền mặt để mua đồ lễ, trả phí gửi xe… 

Khám phá vẻ đẹp Nhà thờ gỗ Kon Tum

2.1 Kiến trúc độc đáo của Nhà thờ gỗ Kon Tum

Nhà thờ gỗ Kon Tum gây ấn tượng mạnh bởi phong cách thiết kế ấn tượng cùng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc kiểu Roman và nhà sàn gỗ của người Bana Kon Tum. Nhờ có sự giao thoa đặc biệt này mà Nhà thờ gỗ Kon Tum đã và đang ngày càng thu hút nhiều người ghé thăm. Bên cạnh kiến trúc độc đáo thì vật liệu xây dựng nên nhà thờ cũng rất đặc biệt. Nếu như những điểm du lịch tâm linh khác được làm bằng bê tông cốt thép, đá, gạch, gỗ thông thường thì Nhà thờ gỗ Kon Tum lại được làm từ gỗ sến đỏ – một loại gỗ đặc trưng của Tây Nguyên. Nơi đây còn được ví như một kiệt tác kiến trúc Basilica duy nhất còn lại trên thế giới. 

2.2 Bố cục hài hòa của Nhà thờ gỗ Kon Tum

Không gian tại Nhà thờ gỗ Kon Tum được chia làm nhiều khu vực khác nhau như giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày, nhà rông, nhà dệt thổ cẩm, cơ sở mộc, cơ sở may, cô nhi viện. Đặc biệt, trong khuôn viên nhà thờ còn có bức tượng Đức Cha Martial Jannin Phước, người có công lớn trong việc truyền đạo tại Kon Tum. 

Mặt chính của Nhà thờ gỗ Kon Tum được chia làm 4 tầng với chiều cao 24 mét, càng lên cao càng nhọn. Tầng 2 của nhà thờ có nhiều ô cửa sổ lắp kính tạo vẻ đẹp bắt mắt. Trên đỉnh của Nhà thờ gỗ Kon Tum còn có một cây thánh giá bằng gỗ, là biểu tượng đặc trưng của các nhà thờ. Khi đặt chân vào bên trong giáo đường, bạn sẽ được hòa mình vào một không gian rộng lớn, thoáng mát với vòm cao cùng nhiều hàng cột có họa tiết độc đáo, đậm đà bản sắc các dân tộc Tây Nguyên. 

2.3 Nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương

Bên cạnh nhà rông, những đồi cao su bạt ngàn hay Rừng thông Măng Đen, Nhà thờ gỗ Kon Tum cũng là biểu tượng du lịch được nhiều người yêu thích. Ghé thăm địa điểm này, ngoài việc cảm nhận vẻ đẹp kiến trúc của nó, bạn sẽ còn có cơ hội hòa chung vào không khí vui tươi, rạng rỡ vào các ngày hội của người dân địa phương. Đặc biệt, Nhà thờ gỗ Kon Tum cũng rất gần các điểm du lịch thú vị khác như nhà rông Kon Klor hay các bản làng của người Ba Na, nơi vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa bản địa đặc sắc.  

2.4 Check-in tại nhà thờ và các địa điểm gần đó

Đến với Nhà thờ gỗ Kon Tum, bạn sẽ có cơ hội “sống ảo” quên lối về với những background chụp ảnh cực xịn sò. Khu vực hành lang của địa điểm này mang đậm dấu ấn truyền thống, mặt tiền nhà thờ sở hữu nét kiến trúc uy nghi, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sự gợi ý hấp dẫn cho bộ ảnh của bạn. Nếu bạn ghé Nhà thờ gỗ Kon Tum vào dịp giáng sinh thì sẽ có nhiều bức hình lung linh hơn nữa đấy nhé. 

Khám phá Nhà thờ gỗ Kon Tum với tuổi đời hơn 100 năm

Khuôn viên nhà thờ có rất nhiều cây xanh, có những cây tuổi đời hơn 100 năm

Ăn gì khi du lịch Nhà thờ gỗ Kon Tum?

Kon Tum không chỉ hút hồn bởi vẻ đẹp của Nhà thờ gỗ mà còn có một nền ẩm thực độc đáo đang chờ bạn khám phá. Dưới đây là một số món ngon mà bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch đến địa phương này.

– Gỏi lá Kon Tum: Đúng như tên gọi, món ăn này được chế biến từ hơn 500 loại lá rau rừng khác nhau như lá lốt, lá sung, lá đinh lăng…

– Bún đỏ cao nguyên: Đây là một món ăn độc đáo mà bạn khó có thể bắt gặp ở bất cứ nơi nào khác trên lãnh thổ Việt Nam

– Xôi măng Kon Tum: Màu xôi vàng bắt mắt, ngon hơn khi ăn kèm với măng luộc, thịt kho, muối và vừng

– Heo Măng Đen quay: Du lịch Nhà thờ gỗ Kon Tum, bạn nhất định phải thưởng thức món ngon này. Lớp da heo vàng ruộm bắt mắt, thịt mềm, ngọt hứa hẹn sẽ khiến bạn mê mẩn

– Bún cua thối: Là một món ăn có màu sắc và mùi hương đặc biệt. Đừng bỏ lỡ món ngon này trong Cẩm nang du lịch của bạn nhé. 

– Gỏi cá kiến vàng: Những con cá suối tươi rói được băm nguyễn, tẩm ướp gia vị vừa ăn, kẹp thêm miếng lá sung và kiến khi ăn, tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn. 

– Dế chiên Kon Tum: Là món ăn quen thuộc của người dân Tây Nguyên. Có rất nhiều cách thưởng thức món ngon này nhưng ngon nhất vẫn là ăn chung với cơm nóng. 

Một số hình ảnh đẹp tại Nhà thờ gỗ Kon Tum

Khám phá Nhà thờ gỗ Kon Tum với tuổi đời hơn 100 năm

Không gian sinh hoạt bên trong Nhà thờ gỗ Kon Tum được bài trí rất tinh tế, đẹp mắt

Khám phá Nhà thờ gỗ Kon Tum với tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ cũng có sức chứa khá lớn với diện tích rộng cùng hệ thống bàn ghế tiện nghi

Khám phá Nhà thờ gỗ Kon Tum với tuổi đời hơn 100 năm

Đừng quên lưu giữ cho mình một vài bức ảnh khi ghé thăm nơi này nhé. Ảnh: sưu tầm

Trên đây là toàn bộ thông tin về Nhà thờ gỗ Kon Tum. Hy vọng qua những chia sẻ của 3vi.vn, bạn sẽ có những trải nghiệm thật thú vị tại địa điểm này. Chúc bạn có một chuyến du hí Kon Tum vui vẻ, thuận lợi và bình an. 

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.