Làng nghề Đan đát Vinh Ba nằm cách Thành phố Tuy Hòa khoảng hơn 30 km về hướng Bắc thuộc xã Hoà Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Nơi đây được xem là “cái nôi” của Làng nghề Đan đát nổi tiếng được truyền lại qua nhiều thế hệ khác của người dân xứ “Nẫu”. Những sản phẩm được đan từ tre như: Bồ, thúng, nia, sàng, lẵng hoa, giỏ tre,… những sản phẩm này rất phổ biến ở tỉnh Phú Yên và những tỉnh phía Nam cũng bắt đầu sử dụng nhiều
Giới thiệu tổng quan về Làng nghề Đan đát Vinh Ba tỉnh Phú Yên
Được biết từ lâu Làng Vinh Ba có mọc rất nhiều tre tự nhiên, tre đứng như rừng dày đặc bao bọc các lối đi nên còn gọi là xóm Rừng. Cả đường làng ngõ xóm của Vinh Ba đều là tre nên người dân trong vùng Vinh Ba đã tận dụng ưu thế của mình để làm nên những sản phẩm về đan đát để làm ra các sản phẩm như bồ, thúng, nia, sàng, giỏ tre, vỉ bánh tráng,… Đó là đặc điểm nổi trội mà du khách có thể tìm thấy ở các cơ sở thuộc Làng nghề truyền thống Đan đát Vinh Ba ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên.
Xem thêm: Lắng nghe câu chuyện về Làng nghề Nước mắm truyền thống – Gành Đỏ Phú Yên
Nguyên liệu chính để thực hiện sản phẩm đan đát của Làng nghề Vinh Ba
Khi du khách đến du lịch tham quan Phú Yên và ghé đến Làng nghề Đan đát Vinh Ba cảnh tượng đầu tiên du khách sẽ thấy đó là hầu như tất cả mọi người trong làng ai cũng có thể tham gia vào quy trình làm nên sản phẩm đan đát từ đàn ông thanh niên trai tráng trong làng, các chị các mẹ các bà đang cần mẫn đan đát đến trẻ em hay các cụ già ngồi với nhau cùng uống trà cùng phụ giúp.
Cảnh quây quần của cả gia đình khi làm sản phẩm đan đát truyền thống
Khắp các đường làng ngõ xóm của Làng đan đát Vinh Ba, đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh quen thuộc là đàn ông sẽ gánh trọng trách như chặt tre, uốn nắn, chẻ tre thành mảnh nhỏ hơn và chuốt sợi, mài sợi cho sợi tre thật mảnh thật đều. Còn các mẹ, các dì, các chị sẽ ngồi khéo léo tỉ mỉ đan đát, trẻ em sẽ phụ giúp những việc lặt vặt còn các cụ già cũng sẽ ngồi cùng nhau đan đát như một đặc trưng riêng biệt của địa phương. Tiếng cười nói rôm rả, hoạt động quây quần của cả nhà từ sáng đến chiều tối, làm việc cùng nhau – điều này đã diễn ra trong hơn chục năm nay và là cách để lưu giữ truyền thống từ đời này sang đời khác và tôn vinh nét đẹp của Làng nghề Đan Đát Vinh Ba.
Hiện nay Làng nghề Đan đát Vinh Ba thuộc tỉnh Phú Yên có hơn 300 lao động đến từ các hộ dân trong Làng Đan đát Vinh Ba vẫn còn đang lưu giữ ngành nghề truyền thống. Cũng như nhiều làng nghề khác, Làng nghề Đan đát Vinh Ba trước đây vốn có quy mô sản xuất nhỏ với những công cụ thô sơ, lao động nặng về thủ công. Chỉ phục vụ đan đát những sản phẩm mang “quy mô nhỏ” và sử dụng hằng ngày như đan vỉ phơi bánh tráng những vật cần thiết cho sản xuất. Nhưng càng về sau thì do thị trường ngày càng phát triển đòi hỏi những người thợ thủ công phải “nâng cao” tay nghề nên ở Làng nghề Đan đát Vinh Ba những người thợ bây giờ đã thêm nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ sự kiện, du lịch và du khách đến Phú Yên tham quan cũng rất thích mua sản phẩm mỹ nghệ về làm quà đặc sản địa phương.
Xem thêm: Làng nghề Bánh tráng Hòa Đa – Đặc sản truyền thống của tỉnh Phú Yên
Hình ảnh được chụp lại tại Làng nghề Đan đát Vinh Ba Phú Yên
Bước chuyển mình để tạo dựng thương hiệu của Làng nghề Đan đát Vinh Ba tỉnh Phú Yên
2.1 Cơ sở Đan đát Đồng Nhất ra đời – Bước chuyển mình Làng nghề Đan đát Vinh Ba
Trước đây Làng nghề Đan đát Vinh Ba vẫn thường hay sản xuất những vật dụng phục vụ nhu cầu của bà con địa phương. Nhưng đến khi có sự xuất hiện của Cơ sở Đan đát thủ công mỹ nghệ Đồng Nhất ra đời vào năm 2005 đã đánh dấu bước chuyển mình lớn của Làng nghề Đan đát Vinh Ba đó là không còn chỉ đan đát những vật dụng đơn giản trong sản xuất hằng ngày nữa mà chuyển sang quá trình mở rộng sản xuất theo hướng làm đan đát hàng thủ công mỹ nghệ.
Xem thêm: Làng nghề thủ công mỹ nghệ Phú Yên – Khám phá nét đẹp được gìn giữ từ ngàn đời
Ngày đầu khi chưa chuyển mình từ sản xuất sản phẩm truyền thống sang đan đát mỹ nghệ
Kết hợp từ những nguyên vật liệu truyền thống như tre, nứa, lá bương, cọng dừa và cái chất sáng tạo cùng thêm kinh nghiệm từ những đôi tay của những nghệ nhân trong Làng nghề Đan đát Vinh Ba lúc này đã tạo ra được nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang lại giá trị kinh tế cao hơn so lúc đan đát sản phẩm mang tính truyền thống lúc trước và cũng đánh dấu mở đường cho mục tiêu phát triển bền vững của ngành nghề thủ công đan đát ở tỉnh Phú Yên, giúp cuộc sống của người dân trở nên ổn định hơn và phát triển hơn. Ở tại Làng nghề Đan đát Vinh Ba tỉnh Phú Yên thì Cơ sở Đan đát thủ công mỹ nghệ Đồng Nhất đã là người tiên phong đi đầu trong việc chuyển mình sang phục vụ sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ như: giỏ xách, giỏ đựng hoa, lẵng hoa, giỏ đựng trái cây, những đồ lưu niệm… phục vụ cho phát triển du lịch, phù hợp làm quà biếu mỗi khi du khách có dịp đến Làng nghề Đan đát Vinh Ba mua về làm quà.
Sản phẩm đan đát theo cách thủ công mỹ nghệ của Làng nghề Đan đát Vinh Ba
2.2 Cuộc sống ổn định của bà con Làng nghề Đan đát Vinh Ba sau bước chuyển mình
Cùng với huyết tâm và nỗ lực kèm theo sự cái nghề truyền thống từ xưa đến nay của bà con Làng nghề Đan đát Vinh Ba vào năm 2007 chính quyền tỉnh Phú Yên đã tổ chức Chương trình Khuyến công – một chương trình được tổ chức nhằm đào tạo lại Nghề đan đát cho để hàng trăm người dân, trong đó có 20 người khuyết tật bám nghề truyền thống có cái nhìn mới hơn về ngành nghề đan đát phát triển trong thời gian hiện tại cũng như để củng cố và nuôi dưỡng những tài năng nghệ thuật của địa phương tham gia phục vụ sản xuất sản phẩm mới – sản phẩm đan đát hàng thủ công mỹ nghệ. Nhờ có sự giúp sức của chính quyền địa phương đã tạo ra chương trình đào tạo đặc biệt này đã giúp cho các hoạt động sản xuất sản phẩm của người dân Làng nghề Đan đát Vinh Ba ngày càng phát triển ổn định, đạt chất lượng cao về trình độ tinh xảo trong từng sản phẩm, người dân làng nghề đan đán cũng đã được nâng cao tay nghề và sản phẩm ngày càng thu hút thị trường và sự quan tâm của du khách trong khu vực Phú Yên và cả các khu vực xa và lân cận.
Những chiếc rổ, mẹt được đan từ bàn tay của người thợ kinh nghiệm
Cũng chính vì có nguồn nguyên liệu luôn sẵn có ở địa phương nên giá của các sản phẩm đan đát được bán ra thị trường của Làng nghề Đan đát Vinh Ba cũng mang đến giá cạnh tranh tốt so với những sản phẩm khác được bày bán trên thị trường. Sau khoảng thời gian nỗ lực của người dân địa phương vào năm 2008, Làng nghề Đan đát Vinh Ba chính thức nhận được vinh dự của tỉnh Phú Yên công nhận là Làng nghề thủ công truyền thống. Minh chứng cho sự cố gắng và sự yêu nghề nồng cháy của những người dân Làng nghề Đan đát Vinh Ba.
Ngành nghề truyền thống cần được lưu giữ và phát triển
Dẫn lời chị Nguyễn Thị Thắm – chủ của Cơ sở Đan đát thủ công mỹ nghệ Đồng Nhất, cơ sở tiên phong tạo nên một bước tiến mới cho ngành nghề đan đát truyền thống chia sẻ: “Để gìn giữ ngành nghề truyền thống của cha ông, Cơ sở Đan đát thủ công mỹ nghệ Đồng Nhất hiện nay đã đầu tư trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại, tập trung sản xuất sản phẩm với nhiều mẫu mã ngày càng phong phú, đa dạng. Và các sản phẩm đan đát mỹ nghệ phải đạt tiên quyết là luôn đảm bảo được các yếu tố thẩm mỹ, phù hợp với nhiều thị hiếu của khách hàng trên thị trường.
Cũng theo chị Thắm chuyên sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ chia sẻ: “Sản phẩm đan đát của cơ sở Đồng Nhất nói riêng và Làng nghề Đan đát Vinh Ba nói chung đến nay đã được trưng bày ở nhiều hội chợ, triển lãm trong tỉnh Phú Yên và nhiều khu vực khác. Mang đến thu nhập cho người dân giải quyết nhu cầu việc làm và tạo dựng một cuộc sống ấm no cho người dân của Làng nghề Đan đát Vinh Ba.
Sản phẩm đan đát mỹ nghệ của Làng nghề Đan đát Vinh Ba
Làng nghề Đan đát Vinh Ba là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời ở Phú Yên. Những sản phẩm mang tính nghệ thuật và cả tâm huyết của những người làm nghề truyền thống muốn lưu giữ và tôn vinh những nét đẹp lao động thủ công đến nhiều du khách trong nước và quốc tế. Mang trong mình sứ mệnh cùng phát triển bền vững và lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có chuyến đi vui và hãy chia sẻ lại khoảnh khắc đó với 3vi.vn nhé !