Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời có tuổi đời hơn 100 tuổi ở Phú Yên. Khi bạn đến ngôi làng nghề dệt chiếu cói này bạn sẽ nghe thoang thoảng mùi cây cói mới gặt hòa với mùi thuốc nhuộm từ khắp đường vào trong làng len qua những con xóm nhỏ. Ngôi làng vẫn còn giữ nét truyền thống dệt chiếu bằng tay thủ công. Xong nhiều năm nay đã tân trang thêm máy móc nhằm tăng lượng sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường
Giới thiệu tổng quan về Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân tỉnh Phú Yên
Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân có tuổi đời hàng trăm năm vị trí nằm cách Thành phố Tuy Hòa khoảng 30km cư ngụ tại xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vẫn đang được những người lao động là trong làng giữ vững được những giá trị truyền thống và hướng đến phát triển ổn định đời sống người dân lâu dài. Hầu như ở ngôi làng dệt Phú Tân này hộ dân nào cũng tham gia làm nghề dệt chiếu và sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có. Thay vì trồng lúa gạo như những vùng khác thì ở cánh đồng làng Phú Tân rộng khoảng 25ha chọn cho mình một hướng đi khác là trồng cói để cung cấp nguyên liệu cho nghề truyền thống dệt chiếu thủ công. Chắc chắn đây sẽ là một địa điểm tham quan ở Phú Yên rất tuyệt vời để bạn có thể cảm nhận được nét chân chất mộc mạc của ngôi làng yên ả Phú Tân. Chiếu cói có một đặc điểm khác những loại chiếu khác đó là khi thời tiết trở nên hanh khô, nóng nực thì chiếu cói với nguyên liệu tự nhiên giúp ngủ ngon và thoải mái hơn.
Xem thêm: Làng nghề Đan đát Vinh Ba – Nét đẹp truyền thống đặc trưng của Phú Yên
Cánh đồng cói ở Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân. Ảnh: Nhiếp ảnh gia Lê Chí Trung
Với bề dày lịch sử và phát triển tồn tại qua hàng trăm năm, Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân vẫn giữ riêng cho mình nét độc đáo và sự say mê nghề truyền thống đã gắn bó qua nhiều thế hệ. Vào năm 1977, Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân đã được tỉnh Phú Yên công nhận là Làng nghề truyền thống. Nhưng có một điều đã làm thay đổi Làng nghề dệt chiếu cói ở Phú Tân đó là làng chỉ thực sự phát triển theo mô hình quy mô lớn kể từ năm 1995 khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên bắt đầu tổ chức lớp dạy kỹ thuật làm chiếu cho lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương mỗi năm một lần, một phần giúp duy trì cuộc sống ổn định người dân một phần giúp “giữ lửa” cho ngành nghề truyền thống đan chiếu cói.
Hiện nay ở Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân có khoảng hơn hai trăm hộ đang gắn bó với nghề làm chiếu, với trên 600 lao động đến từ các hộ dân trong làng đang trực tiếp tham gia dệt chiếu. Ngoài những sản phẩm chiếu được dệt thủ công ra thì hiện Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân còn sản xuất thêm chiếu dệt bằng máy cho ra năng suất lao động cao và có thu nhập cao hơn cho cuộc sống người dân. Bằng chứng là đã có nhiều hộ gia đình cơ giới hóa bằng các mua các thiết bị máy dệt chiếu với sản lượng hơn 40.000 chiếc/tháng.
Xem thêm: Lắng nghe câu chuyện về Làng nghề Nước mắm truyền thống – Gành Đỏ Phú Yên
Hình ảnh được chụp tại Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân tỉnh Phú Yên
Nhịp sống hằng ngày ở Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân đã quen thuộc với tiếng xào xạc dệt chiếu cùng đủ sắc màu của từng bó cói phơi dưới nắng, hay những chiếc chiếu thành phẩm trải khắp sân vườn chờ đến khi khô và đem đi tiêu thụ. Chiếu cói ở làng Phú Tân được làm từ những sợi cói phơi khô trải qua công đoạn nhuộm màu cho sợi cói có màu đẹp mắt cần phải sử dụng đôi tay khéo léo, “sành nghề” thì lên màu sợi cói mới tươi và giữ được lâu. Nhiều người lớn tuổi vẫn còn nhiệt huyết với nghề dệt chiếu cói truyền thống nhờ những kinh nghiệm lâu năm họ đã gánh vác trọng trách làm “người thầy” chỉ dẫn lại cho người “lớp học trò” mới vào nghề. Theo như giá bán trên thị trường thì một cặp chiếu dệt thủ công ở Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân có giá khoảng 50.000 – 60.000 đồng, chiếu dệt bằng máy có giá giao động từ 130.000 – 160.000 đồng mỗi cặp.
Công đoạn làm chiếu của Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân và từng bước hiện đại hóa như thế nào
2.1 Các công đoạn chuẩn bị làm chiếu
Ở Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân cũng giống như ở những Làng dệt chiếu khác, sợi cói sau khi trải qua các công đoạn như gặt ở ruộng, giũ cói, vận chuyển, chẻ cói thành mảnh nhỏ hơn, phơi khô, nhuộm màu, làm sợi và cuối cùng là dệt mới thành sản phẩm chiếu. Có một điều đặc biệt tại Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân, ở giai đoạn vận chuyển từ cánh đồng cói về đến nhà người dân đã sử dụng cách là kết các bó cói thành bè để kéo về trên lạch nước hoặc là gánh trên vai về hay đưa xe thồ về.
Cảnh thu hoạch cói ở cánh đồng cói. Ảnh: Nhiếp ảnh gia Lê Chí Trung
Sau đến là công đoạn nhuộm màu, sợi cói được bó lại từng bó rồi mới đem nhuộm. Những bó cói sẽ được ngâm nấu trong nước nhuộm để giữ màu lâu hơn và màu sắc sắc nét khi thêu dệt hơn. Sau khi nhuộm màu rồi tiếp tục đem phơi khô dưới nắng và có nhiều màu sắc để nhuộm như là: xanh, đỏ, vàng và cả màu tự nhiên của sợi cói. Nhuộm cói ở Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân được xem là công đoạn quan trọng nhất đòi hỏi người thợ phải có tay nghề kinh nghiệm dày dặn để nhuộm, chịu được nóng và canh cho những sợi cói đều màu.
Công đoạn nhuộm sợi cói và đem phơi dưới nắng
2.2 Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân từng bước chuyển sang dệt chiếu hiện đại hóa
Trước đây, khi Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân còn làm thủ công, để làm ra một chiếc chiếu thành phẩm phải nhờ đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai người cùng làm. Một người đưa sợi cói vào khung dệt, người kia thực hiện thao tác dập máy. Làm thủ công tốn nhiều công sức và thời gian nhưng 2 người làm cả ngày mà chỉ được 2 cặp chiếu mà thôi. Vì thế người dân trong Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân đã đưa công nghệ máy móc thiết bị hiện đại vào giúp cho sản lượng dệt chiếu có năng suất cao hơn, nhiều người dệt ở làng nghề truyền thống có thể sáng tạo và giảm bớt sức lực nhân công cùng đó tạo ra thêm nhiều mẫu mã độc đáo phục vụ nhiều nhóm khách hàng hơn.
Dệt chiếu thủ công phải có 2 người cùng phối hợp làm
Tại Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân có ông Nguyễn Minh Quang (65 tuổi) – người đầu tiên tiên phong trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc để hiện đại hóa nghề dệt chiếu Phú Tân. Ông Quang chia sẻ: “ Nếu dệt chiếu làm bằng thủ công nếu dệt chiếu dày, chắc chắn lỗ tiền nguyên vật liệu cói, giá bán chiếu dệt trong khoảng 60.000 VNĐ -70.000 VNĐ một đôi chiếu có chiều dài 1,6m. Nhưng nếu cùng với kích thước ấy mà gia công bằng máy móc hiện đại thì 3 người làm mỗi ngày được đến 18 cặp chiếu với giá bán lên đến 150.000 VNĐ cho một đôi”.
Dù khi sử dụng đan chiếu bằng máy móc hiện đại như thế nhưng theo ông Quang chia sẻ: “Đã trăm năm trôi qua dù đã có máy móc cơ giới hóa thì người dệt chiếu của làng Phú Tân vẫn phải miệt mài chuẩn bị từng khâu nguyên liệu thủ công như cắt cói, giũ sạch, chẻ thành sợi, nhuộm màu, phơi khô và đem vào dệt”. Vẫn duy trì cách truyền thống kết hợp cùng máy móc để tăng năng suất sản phẩm.
Xem thêm: Hàng thủ công mỹ nghệ – Nét đẹp truyền thống tại Vũng Tàu
Công đoạn dệt chiếu bằng máy ở Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân
Bên trong của cơ sở dệt chiếu bằng công nghệ hiện đại. Ảnh: Phạm Tùng
Từ làng nghề truyền thống thủ công mà nay một số hộ của Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân đã sắm sang máy móc để dệt chiếu hiện đại. Có máy móc người dân làm chiếu không còn phải thức khuya dậy sớm, tiếng lách cách của khung dệt thủ công vào ban đêm được thay bằng tiếng máy chạy liên tục vào buổi sáng. Dù là dệt tay hay dệt máy thì vẫn tạo công ăn việc làm cho người dân quanh năm và vẫn còn duy trì làng nghề truyền thống của ông cha ta là một điều vô cùng quan trọng.
Xem thêm: Làng nghề thủ công mỹ nghệ Phú Yên – Khám phá nét đẹp được gìn giữ từ ngàn đời
Người dân ở làng rất yêu nghề và muốn gìn giữ truyền thống của cha ông
Những sản phẩm ở Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân dù là chiếu dệt tay hay dệt máy cũng đã được bán ra khắp các tỉnh Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên. Bạn có dịp ghé đến Phú Yên hãy tìm đến ngôi làng dệt truyền thống này nhé sẽ làm bạn cảm thấy yên ả giữa cuộc sống bộn bề lo toan. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có chuyến đi vui và hãy chia sẻ lại khoảnh khắc đó với 3vi.vn nhé !