Làng nghề rập chuột An Châu tuy không mang vẻ đẹp thơ mộng như những thắng cảnh khác nhưng nó lại cho bạn cảm giác thú vị khi được tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất tại nơi đây. Muốn có chuyến du lịch An Giang khác lạ thì nơi đây chính là địa điểm bạn không thể bỏ qua!
An Giang được xem là nơi quy tụ nhiều điều thú vị được tín đồ du lịch đặc biệt ưa thích. Nào là những địa điểm du lịch thú vị, đặc sản An Giang thơm ngon, lễ hội độc đáo và cuối cùng là những làng nghề truyền thống. Trong đó, đặc biệt phải nhắc đến chính là làng nghề rập chuột An Châu.
Sơ lược về làng nghề rập chuột An Châu
1.1 Làng nghề rập chuột An Châu ở đâu?
Địa chỉ: Thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Làng nghề rập chuột An Châu ngoài sản phẩm chính ra thì còn sản xuất các sản phẩm khác như: Lồng nuôi gà, rập rắn, rập ếch,… Sản phẩm của làng nghề rập chuột An Châu đảm bảo khi tung ra thị trường thì luôn đạt chất lượng, mẫu mã đẹp mắt. Cũng nhờ có uy tín trong ngành nên sản phẩm luôn được thị trường đón nhận nhiệt tình. Công việc truyền thống này có từ khoảng 1957 và được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận là đây là làng nghề tiểu thủ công nghiệp Rập Chuột An Châu vào 25/10/2007.
Biển hiệu của làng nghề rập chuột An Châu được treo hiên ngang nên bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy
1.2 Thực trạng của làng nghề rập chuột An Châu
Làng nghề rập chuột An Châu hiện có 15 cơ sở với hơn 120 thành viên thường xuyên và 300 lao động vệ tinh. Mặt hàng sản xuất và kinh doanh chủ yếu là rập chuột, rập rắn và ngoài ra còn có lồng nuôi gà. Với năng suất công việc cao, mỗi ngày làng nghề rập chuột An Châu sản xuất từ 1.500 – 2.000 cái với giá dao động từ 4.000 – 6.500 VND / chiếc. Nên bình quân mỗi người làm nghề có thu nhập từ 70.000 – 200.000 VND / ngày tùy theo năng suất lao động. Giống như sản phẩm của làng nghề đan đát Mỹ An, đầu ra của nơi này cũng rất ổn định và thường tiêu thụ mạnh ở các huyện Tịnh Biên, Hậu Giang, An Phú, Bạc Liêu, Sóc Trăng và cả ngoại quốc như Campuchia.
Rập chuột, rắn, lồng nuôi gà,… được thay đổi phương thức sản xuất từ thủ công sang làm bằng máy
Xem thêm: Du lịch Tịnh Biên An Giang chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo núi rừng miền Tây
Làng nghề rập chuột An Châu – Niềm vui trong cuộc sống của người dân
Công việc làm rập chuột này hoạt động quanh năm suốt tháng, nhưng sôi nổi nhất vẫn là vào mùa thu hoạch lúa đông xuân và hè thu, thời điểm cần tránh bọn gặm nhấm hoành hành. Nhu cầu đánh bắt chuột đồng ngày càng nhiều vì thế cũng đòi hỏi làng nghề rập chuột An Châu cần phải gia tăng số lượng lẫn chất lượng. Ngoài nhà nông ra thì nhiều người cũng muốn săn bắt chuột đồng và rắn. Vì những con vật này nay đã trở thành một trong những món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích như khô rắn An Phú, chuột đồng nướng muối ớt,… Chỉ một sản phẩm nhưng lại giúp những người dân trong làng nghề vui vẻ và an tâm vào tất cả thời điểm trong năm.
Nhìn 1 cái rập chuột tuy đơn giản nhưng để tạo ra được thành phẩm trọn vẹn thì đòi hỏi phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước đây, đa số các cơ sở đều sản xuất theo phong cách truyền thống, hay nói cách khác là sử dụng các phương pháp thủ công nên số lượng thành phẩm đưa ra hằng ngày rất ít, tầm 700 – 800 cái. Ngoài ra, nhược điểm của phương pháp này chính là thường xuyên tiếp xúc với sắt, thép và những vật dụng sắc nhọn khác nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động. Nhưng hiện nay, nhờ Phòng Kinh tế – Hạ tầng hỗ trợ nên mỗi cơ sở tại làng nghề rập chuột An Châu đã được trang bị máy cắt sắt, hàn bấm… để công việc được suôn sẻ, thuận lợi hơn. Cũng chính vì lý do này mà sản lượng bình quân mỗi cơ sở dao động 2.000 – 2.500 cái / ngày. Hơn thế nữa, phương pháp này còn giúp chất lượng sản phẩm được nâng lên, uy tín vững vàng, đời sống người dân ngày càng ổn định. Làng nghề rập chuột An Châu phát triển còn góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người lao động.
Thăng trầm của làng nghề rập chuột An Châu. Video: Truyền Hình Đồng Tháp
Làng nghề rập chuột An Châu không những được giữ gìn mà còn ngày càng phát triển chính là nhờ sự nỗ lực không ngừng của người dân nơi đây. Bạn hãy lưu địa điểm trên vào cẩm nang du lịch để thấu hiểu hơn về nỗi vất vả cũng như tình yêu đối với nghề này của người địa phương An Giang nhé!