Lễ Rước Hến độc đáo chốn Vĩ Dạ nên thơ

Lễ Rước Hến là một trong những lễ hội độc đáo của Huế, là một nét văn hóa truyền thống của mảnh đất Vĩ Dạ nên thơ thể hiện văn hóa và tinh thần của người dân Cố đô ngàn năm văn hiến. Theo chân 3vi.vn để khám phá nhiều hơn về lễ hội thú vị và mới lạ này nhé.

Lịch sử của lễ Rước Hến

Lễ Rước Hến là một lễ hội lâu đời, với lịch sử là hương lễ của làng Cồn Soi, thuộc phường Giang Hến (nay là phường Vĩ Dạ). Cứ 3 năm một lần lễ hội sẽ được tổ chức vô cùng long trọng, kéo dài từ 2 đến 3 ngày, ngày lễ chính sẽ là ngày 24 tháng 6 Âm lịch. Còn trong hai năm nằm giữa khoảng thời gian tổ chức lễ hội, người dân sẽ làm tiền lễ, có nghĩa là chỉ đi rước thần và dùng cây phan (cây tre có buộc một tấm lụa đỏ) để cắm giữa sông, ngoài ra không thực hiện bất cứ nghi lễ nào khác.

Lễ Rước Hến độc đáo chốn Vĩ Dạ nên thơ
Lễ Rước Hiến diễn ra ở phường Vĩ Dạ Huế

Về lịch sử lễ hội, theo tương truyền vào năm Thành Thái thứ 4 (năm Nhâm Thìn 1892) ở phường Giang Hến có bà Trần Thị Thẹp đi thuyền nhỏ ra sống trước đình Hương Cần (thuộc huyện Hương Trà) để dũi hến. Nhưng không may bà đã bị hương lý xã bắt đi với lý do phải nộp thuế phạt vì dũi hến mà không xin phép, theo lời các quan là “Hến về làng, thành hoàng về miếu”.

Sau đó, dân làng Giang Hến biết tin đã rất bất bình, quyết định kéo nhau đi kiện để đòi lại công bằng cho bà Thẹp và phản đối hành vi trái đạo của hương lý xã. Bất ngờ là đơn kiện của dân làng đã lên được đến triều đình, rồi sau đó còn được vua Thành Thái trực tiếp hạ bút phê “Thượng từ nguyên đầu, hạ chí hải khẩu” . Câu này có ý nghĩa: Từ đầu nguồn đến cuối sông biển, ao hồ phải chịu thuế còn sông nước được dân dùng tự do. Điều này đồng nghĩa với việc vua đồng tình với dân làng Giang Hến, xử cho bà Thẹp thắng kiện.

Khi hay tin, dân làng Giang Hến đã rất vui mừng, tin rằng nhờ có thần sông phù hộ mà họ mới được vua xử thắng. Thế nên cả làng quyết định kết long đình trên thuyền, trang trí cờ lọng để đi rước bản châu phê về làm lễ tạ, sau đó còn lấy chiếc “tròng” đã được hương lý dùng lúc bắt bà Thẹp, thả xuống nước, thể hiện khát vọng muốn chống lại cường quyền áp bức bóc lột.

Lễ Rước Hến ngày nay

2.1 Quá trình chuẩn bị cho lễ Rước Hến

Cùng với du lịch ngày càng phát triển, Huế không chỉ chú trọng vào phát triển những địa điểm, di tích lịch sử thu hút du khách mà còn tái hiện rất nhiều lễ hội truyền thống để khách du lịch trải nghiệm không khí văn hóa và bản sắc của mảnh đất Cố đô. Lễ hội được tổ chức định kỳ vào ngày 26/4 Âm lịch, tại làng Cồn Soi, phường Vĩ Dạ. Lễ hội được tổ chức bởi người dân Huế, chủ yếu là những người làm nghề cào hến trên sông với mong muốn gửi gắm sự biết ơn đến thần sông đã cho họ nguồn hến ngon ngọt, cũng là kế sinh nhai của nhiều người.

Khám phá lễ Rước Hến - Lễ hội độc đáo của xứ kinh kỳ

Hình ảnh hiếm hoi của lễ Rước Hiến được chụp lại

Quá trình chuẩn bị lễ hội được dân làng cùng nhau thực hiện bằng việc kết thuyền trang trí long trọng, có án thờ giữa thuyền. Những người tham gia lễ hội tất cả đều là nam giới, gồm các vị bô lão, trung niên và thanh niên. Trang phục được chuẩn bị cho lễ hội là những bộ trang phục truyền thống, được phân chia theo từng lớp người. Ngoài ra còn chuẩn bị múa lân và những trò chơi dân gian để dân làng cùng nhau vui chơi.

2.2 Các bước cúng bái của lễ Rước Hến

Quá trình tế lễ gồm hai đoàn thuyền ra sông. Một thuyền đi đến ngã ba sông Hương mang theo án thờ, ở giữa cắm cây đại phan, hay còn được gọi là “Hội đồng thần kỳ” do các bô lão lựa chọn. Một đoàn thuyền khác được trang trí cờ lọng và án thờ, có kết hoa rực rỡ, mang theo trống chiêng sôi nổi. Đoàn thuyền thứ hai xuất phát từ giữa sông, tỏa đi hai hướng thượng nguồn và hạ nguồn con sông. Bước này gọi là cung nghênh thần kỳ sống nước.

Lễ Rước Hến độc đáo chốn Vĩ Dạ nên thơ
Các bước cúng bái của lễ Rước Hến

Đến mỗi địa điểm, các bô lão sẽ chọn vị trí đẹp để bày hương hoa quả phẩm, các loại gạo muối, đồ tế lễ làm nghi thức rước thần. Đủ 3 tuần rượu thì cung nghinh thần về điểm xuất phát ở giữa sông. Sau khi các con thuyền hoàn tất cung nghinh sẽ tập trung về nhà thờ họ Nguyễn, là nhà thờ chung của 12 họ khai canh nên xã Phú Xuân. Tại đây các bô lão sẽ tiếp tục thực hiện lễ rước thần khai canh cùng đình hiệp tế, vừa cúng thần sống vừa cúng tế các vị thần làng.

Đám rước thần sông nước của lễ Rước Hến gồm một vị bô lão mặc trang phục áo đen dài, dùng thắt lưng bằng vải đỏ, là người đứng đầu gánh án thờ chính ở điểm hội đồng (thuyền cắm cây đại phan giữa sông). Thêm vào đó là một số người mặc áo dài đen, phụ trách cầm cây chèo đứng thành hai hàng, vừa làm động tác chèo thuyền vừa cất cao giọng hò mái đẩy. Trên thuyền còn có kèn trống, dàn nhạc phụ họa, được gọi là “chèo cạn”.

Khi vào đến đất liền, các chức sắc trong làng sẽ mặc y phục cổ truyền đi theo đám rước để hầu thần. Đám rước ghé nhà thờ họ Nguyễn để rước thần làng rồi mới vào đình để làm các bước tế lễ cuối cùng. Lễ hội thể hiện ý nghĩa cao đẹp của tập thể dân làng, những người cùng sống trên sông nước muốn gửi gắm niềm tin vào sự giúp đỡ của các vị thần sông cho đời sống no ấm, đủ đầy.

Trên đây là đôi nét về lễ Rước Hến, phường Vĩ Dạ, Huế mà 3vi.vn muốn giới thiệu đến du khách. Hi vọng nếu bạn có dịp đến mảnh đất Cố đô vào mỗi tháng 4 hàng năm, hãy ghé làng Cồn Soi để tham dự lễ hội độc đáo này nhé. Chúc bạn có chuyến đi khám phá Huế với những trải nghiệm thú vị nhất nhé.

Xem thêm: Lễ thượng Tiêu – Lễ hội đặc trưng của ngày Tết Hoàng cung

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.