Nghề làm kẹo dừa Bến Tre, nét đẹp truyền thống qua bao thế hệ

Nghề làm kẹo dừa Bến Tre là một làng nghề truyền thống được hình thành từ rất sớm trên mảnh đất xứ dừa, gắn liền với loại quả trứ danh này và đã in sâu vào đời sống của con người nơi đây. Đến thăm làng nghề khi đi du lịch Bến Tre, bạn chắc chắn sẽ có thêm rất nhiều trải nghiệm thú vị và độc đáo.

Giới thiệu vài nét về nghề làm kẹo dừa Bến Tre

Nghề làm kẹo dừa Bến Tre xuất hiện từ rất sớm và cho đến thời điểm hiện tại đã được hơn trăm năm tuổi. Theo lời kể của những người dân sinh sống lâu năm tại xứ dừa Bến Tre, nghề này ra đời từ khoảng thập niên 30 của thế kỷ XX, bắt nguồn ở huyện Mỏ Cày (nay là huyện Mỏ Cày Nam) và kẹo dừa lúc bấy giờ có tên gọi gắn liền với địa phương là kẹo Mỏ Cày. Dần dần, thứ kẹo này trở thành đặc sản nổi tiếng của xứ dừa với hương vị thơm béo quyến rũ mà không có bất kỳ nơi nào trên khắp cả nước sản xuất được. Cũng từ đó, nghề làm kẹo dừa Bến Tre trở nên nổi tiếng và được nhiều khách thập phương tìm đến tham quan, khám phá mỗi khi có dịp tới đây du lịch. 

Ban đầu, nghề làm kẹo dừa Bến Tre có quy mô khá nhỏ và chủ yếu làm ra để phục vụ người dân địa phương. Đến năm 1970, bà Nguyễn Thị Vinh ngụ tại thành phố Bến Tre đã đổi mới cách chế biến kẹo dừa và thành lập nên cơ sở sản xuất kẹo dừa Thanh Long, từ đó tạo ra thương hiệu đầu tiên cho đặc sản kẹo dừa Bến Tre. Ngày nay, do đời sống ngày càng phát triển và nhu cầu tăng cao, nghề làm kẹo dừa Bến Tre cũng dần dần được cải tiến, nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, hình thành nên nhiều làng nghề mang đậm dấu ấn của mảnh đất cũng như con người nơi đây. 

Xem thêm: Top 4 làng nghề truyền thống Bến Tre đáng được tôn vinh

Nghề làm kẹo dừa Bến Tre, nét đẹp truyền thống qua bao thế hệ

Nghề làm kẹo dừa Bến Tre là một làng nghề truyền thống lâu đời bắt nguồn ở huyện Mỏ Cày Nam. Ảnh: Tường Thuỵ 

Tìm hiểu nét đặc sắc của nghề làm kẹo dừa Bến Tre

2.1 Cách người nghệ nhân làm ra kẹo dừa

Theo chia sẻ của những người gắn bó với nghề, kẹo dừa Bến Tre được chế biến từ những nguyên liệu hết sức đơn giản là nước cốt dừa, đường cát và mạch nha. Trong đó, mạch nha phải được làm từ thóc nếp ngon, hạt mẩy, to đều, có mầm hoặc mộng già, nước cốt dừa phải lấy từ trái dừa đủ già để có được độ béo ngậy nhất còn đường thì cần chọn loại đường cát màu vàng nâu. Những viên kẹo dừa tuy nhỏ và nghề làm kẹo dừa Bến Tre cũng rất bình dị nhưng đó lại là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự cần mẫn, kiên nhẫn, tỉ mỉ và hết sức khéo léo trong từng công đoạn từ lựa chọn nguyên liệu cho đến chế biến của người nghệ nhân. Chính vì vậy nên từng viên kẹo dừa đều chứa đựng tất cả cái tâm cùng cái tình của người con đất Bến Tre.

Ngày xưa, nghề làm kẹo dừa Bến Tre chủ yếu áp dụng theo phương pháp thủ công hoàn toàn. Từ sáng sớm tinh mơ, người thợ đã phải tất bật chuẩn bị nguyên liệu với rất nhiều công đoạn chế biến như nấu mạch nha, lột dừa, nạo cơm dừa, ép nước cốt, trộn nguyên liệu, đổ kẹo, gói kẹo… Tuy nhiên, do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên nhiều máy móc, công nghệ hiện đại đã ra đời, hỗ trợ rất nhiều trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp, làng nghề làm kẹo dừa Bến Tre. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, các cơ sở sản xuất cũng sáng tạo và kết hợp nhiều hương vị khác nhau như sầu riêng, lá dứa, đậu phộng, cacao… để viên kẹo thêm phong phú và hấp dẫn. 

Nghề làm kẹo dừa Bến Tre, nét đẹp truyền thống qua bao thế hệ

Nghề làm kẹo dừa Bến Tre đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn và khéo léo của người thợ

2.2 Nghề làm kẹo dừa Bến Tre vươn tầm thế giới

Theo thời gian, các thương hiệu kẹo dừa không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, bao bì để phục vụ người dân trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Thức quà đặc sản tại Bến Tre này không chỉ có mặt ở hầu hết các thị trường trên cả nước mà còn được yêu thích ở nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Từ đó, nghề làm kẹo dừa Bến Tre cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ trong và ngoài nước. Tại những lò kẹo dừa, không khó để bắt gặp những người khách nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm làng nghề truyền thống đặc sắc này.  

Nghề làm kẹo dừa Bến Tre, nét đẹp truyền thống qua bao thế hệ

Rất nhiều khách nước ngoài tìm đến khám phá, trải nghiệm nghề làm kẹo dừa Bến Tre. Ảnh: exbeerience.vn

2.3 Các làng nghề làm kẹo dừa nổi tiếng tại Bến Tre 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có hơn 180 cơ sở sản xuất kẹo dừa với tổng sản lượng mỗi năm lên tới hàng chục nghìn tấn. Các làng nghề làm kẹo dừa Bến Tre tập trung chủ yếu ở huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Châu Thành và trong trung tâm thành phố. Trong số đó, địa điểm nổi tiếng nhất và được nhiều người tìm tới tham quan có lẽ phải kể đến làng nghề làm kẹo dừa tọa lạc tại phường 7, thành phố Bến Tre. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn cho mình các tour du lịch sinh thái để kết hợp tham quan vườn dừa với hoạt động trải nghiệm nghề làm kẹo dừa Bến Tre và thưởng thức hương vị ngọt ngào, béo ngậy, nóng hổi của những viên kẹo vừa mới ra lò.

Mặc dù quy trình sản xuất kẹo dừa ngày càng hiện đại hóa với năng suất rất cao nhưng những viên kẹo được làm theo phương pháp thủ công vẫn luôn giữ một giá trị quan trọng nhất định. Vậy nên dọc các cung đường về xứ dừa có rất nhiều làng nghề làm kẹo dừa Bến Tre thủ công tổ chức cho mọi người tham quan, mua sắm và theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất theo cách truyền thống. Đây được xem là một hình thức lan tỏa giá trị văn hóa xứ dừa và cũng là dịp để mọi người tăng thêm niềm tin vào những viên kẹo được sản xuất một cách tự nhiên, tỉ mỉ từ nguyên liệu sạch, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Nghề làm kẹo dừa Bến Tre, nét đẹp truyền thống qua bao thế hệ

Hiện nay, các làng nghề làm kẹo dừa tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và thành phố Bến Tre. Ảnh: doanhnhansaigon.vn

Nghề làm kẹo dừa Bến Tre, nét đẹp truyền thống qua bao thế hệ

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre có rất nhiều làng nghề làm kẹo dừa theo phương pháp thủ công truyền thống tổ chức cho mọi người tham quan, theo dõi và tự mình sản xuất kẹo. Ảnh: Tạp chí Công Thương 

Kết luận

Nghề làm kẹo dừa Bến Tre là một trong những làng nghề truyền thống mang nhiều giá trị nhân văn cần được bảo tồn, giữ gìn và phát huy. Làng nghề này không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho sự phát triển hoạt động du lịch tại xứ dừa mà còn cải thiện đời sống của người dân bản địa. Hãy bổ sung những thông hữu ích trên đây vào cẩm nang du lịch của bạn để không bỏ lỡ cơ hội khám phá nét đẹp văn hóa đặc sắc này nhé!

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.