Nhà thờ Chánh toà Phú Cường và lối kiến trúc cổ điển đầy ấn tượng

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường là điểm du lịch tâm linh được rất nhiều người yêu thích, ngay cả những bạn không theo Công giáo cũng muốn chiêm ngưỡng lối kiến trúc cổ điển và đậm chất Âu tại đây. Vì thế nếu có dịp du lịch Bình Dương, bạn nhất định phải ghé qua nhà thờ để tha hồ check-in “sống ảo” nhé.

Giới thiệu về Nhà thờ Chánh toà Phú Cường

1.1 Nhà thờ Chánh toà Phú Cường ở đâu?

Địa chỉ: Số 394 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương (Gần Công viên thành phố mới Bình Dương)

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường còn có tên gọi khác là Nhà thờ giáo phận Phú Cường. Nhà thờ nằm ở vị trí ngã 6 Phú Cường nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy. Giữa ngã 6 nhộn nhịp đông đúc, nhà thờ Phú Cường như một nốt lặng trầm ổn của phố thị. Lối kiến trúc nổi bật, màu sơn xanh xám cổ điển khiến nhà thờ càng thêm phần thu hút.

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường và lối kiến trúc cổ điển đầy ấn tượng

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường là nhà thờ Công giáo lớn nhất tại Bình Dương

1.2 Cách di chuyển đến Nhà thờ Chánh toà Phú Cường

Từ trung tâm TPHCM đến Nhà thờ Chánh toà Phú Cường bạn sẽ vượt qua quãng đường khoảng 24km. Bạn có thể tham khảo một số cách di chuyển dưới đây:

Đi xe bus: Hiện nay có khá nhiều tuyến xe bus TPHCM – Bình Dương, bạn có thể tham khảo bắt xe bus tại trạm chợ Bến Thành, bến xe miền Đông và bến xe miền Tây. Các tuyến xe bus đi qua Nhà thờ Chánh toà Phú Cường là xe số 7, 616 và 618.

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường và lối kiến trúc cổ điển đầy ấn tượng

Nhà thờ nổi bật giữa thành phố Thủ Dầu Một, là công trình tôn giáo và tín ngưỡng thu hút rất đông khách du lịch ghé đến

Đi taxi: Nếu bạn muốn di chuyển tiện nghi, thoải mái hơn thì taxi là lựa chọn khá lý tưởng. Để đi taxi từ TPHCM đến nhà thờ Phú Cường thì cước phí sẽ vào khoảng 300.000 VND – 350.000 VND. Mặc dù giá taxi sẽ cao hơn những phương thức di chuyển khác nhưng nếu bạn đi theo nhóm 4 – 5 người thì chi phí chia trên đầu người cũng khá hợp lý.

Đi phương tiện cá nhân: Bạn cũng có thể lựa chọn đến Nhà thờ Chánh toà Phú Cường bằng xe máy hoặc ô tô tự lái. Quãng đường này sẽ mất khoảng 40 đến 50 phút theo tuyến đường Sài Gòn -> QL1A -> rẽ vào QL13 -> đi thẳng theo đại lộ Bình Dương -> ngã tư Chợ Đình -> rẽ trái và tiếp tục đi thẳng là sẽ tới Nhà thờ Chánh toà Phú Cường.

Với những bạn đến từ các địa phương khác thì có thể đi máy bay hoặc xe khách đến TPHCM, rồi sau đó gọi xe để di chuyển đến nhà thờ.

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường và lối kiến trúc cổ điển đầy ấn tượng

Nhà thờ được xây dựng với lối kiến trúc như một tòa lâu đài thế kỷ 19

Xem thêm: Những Địa điểm cắm trại Bình Dương hot nhất hiện nay

1.3 Lịch sử hình thành Nhà thờ Chánh toà Phú Cường

Nhà thờ giáo phận Phú Cường được  xây dựng từ năm 1864 ban đầu là một ngôi nhà thờ làm bằng gạch và tu sửa vào năm 2014 với diện mạo như ngày nay. Đây là công trình kiến trúc độc đáo với sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, là những mái vòm đặc trưng theo kiểu nhà thờ Công giáo, với mái chóp nhọn và ô cửa sổ hình vòm, có nhiều nét tương đồng với Nhà thờ Chánh Tòa Mỹ Tho.

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường và lối kiến trúc cổ điển đầy ấn tượng

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường rực rỡ và lung linh giữa màn đêm của phố thị đông đúc

Vẻ đẹp của nhà thờ Phú Cường

2.1 Kiến trúc Gothic độc đáo của Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường

Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường sở hữu lối kiến trúc độc đáo và khu vực thánh đường rộng lớn, đây chính là điều thu hút du khách ghé đến. Nhà thờ nằm ở trung tâm Thủ Dầu Một, khuôn viên có rất nhiều cây xanh, mang lại một không gian bình yên, tĩnh mịch và đậm màu sắc tín ngưỡng cho người dân Bình Dương. 

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường và lối kiến trúc cổ điển đầy ấn tượng

Những khung cửa mái vòm đặc trưng của kiến trúc châu Âu

Nhà thờ được xây dựng với lối kiến trúc đặc trưng của thánh đường Công giáo phổ biến tại những nước phương Tây. Khu vực thánh đường được xây dựng rất ấn tượng, mái vòm cao đến 41m, xung quanh là những ô cửa kính màu sắc lấp lánh. Toàn bộ kiến trúc nhà thờ được phủ lên tông màu xám và trắng thanh lịch, những hoa văn gothic cổ điển đầy nghệ thuật. Trung tâm khuôn viên nhà thờ là bức tượng Đức Mẹ trang nghiêm, cổ kính.

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường và lối kiến trúc cổ điển đầy ấn tượng

Bên trong thánh đường là không gian rất rộng lớn 

Đi sâu vào Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường bạn sẽ bước vào thánh đường linh thiêng của Công giáo. Gian phòng này là nơi thực hiện các nghi lễ chính của nhà thờ, có sức chứa lên đến gần 300 người. Trên các bức tường của thánh đường là rất nhiều những bức tranh về Chúa Jesus cùng những tư tưởng mà Công giáo muốn truyền bá đến với giáo dân của mình. 

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường và lối kiến trúc cổ điển đầy ấn tượng

Những ô cửa kính đầy màu sắc, khắc họa sự ra đời của chúa Jesus

Ngoài khu vực thánh đường, xung quanh khuôn viên Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường còn có không gian dành cho phòng nghỉ, thư viện, khu vực phục vụ học tập cộng đồng, văn phòng nhà thờ. Từ đây, bạn cũng có thể dễ dàng di chuyển đến các điểm tham quan du lịch tâm linh nổi tiếng khác của Bình Dương như Chùa Hội Khánh, Chùa Tây Tạng, Chùa Bà Thiên Hậu v.v. 

2.2 Check-in như trời Tây tại nhà thờ Phú Cường

Đến tham quan Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường, bạn không chỉ ấn tượng với lối kiến trúc gothic tại đây mà còn tha hồ check-in sống ảo với những góc tuyệt đẹp. Khoảnh khắc tuyệt vời nhất để bạn thả dáng tại nhà thờ chánh tòa chính là khi sáng sớm bình minh lên và lúc hoàng hôn buông xuống. Bạn chỉ cần chọn một góc xinh xắn, thêm một phó nháy có tâm thì chắc chắn sẽ có vô số những bức hình xinh đẹp. Không gian nơi đây vừa có nét cổ kính vừa có sự linh thiêng của một nhà thờ lâu đời, chắc chắn sẽ cho bạn những khung hình đầy mê hoặc. 

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường và lối kiến trúc cổ điển đầy ấn tượng

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường là nơi rất nhiều bạn trẻ lựa chọn ghé đến để check-in “sống ảo” vì vẻ đẹp cổ điển như trời Âu

Ngoài ra, nếu có dịp đến nhà thờ Phú Cường vào dịp lễ Giáng sinh bạn sẽ càng bất ngờ hơn về sự rộn ràng, rực rỡ của nơi đây. Giáo dân ở khắp vùng sẽ quy tụ về nhà thờ, ngoài ra còn có rất nhiều khách tham quan chọn nơi đây làm điểm vui chơi. Cùng với đó, nhà thờ cũng tổ chức các hoạt động văn nghệ đặc sắc để kỉ niệm ngày Chúa ra đời. 

Giờ lễ tại Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường

Nếu bạn muốn tham gia giờ lễ tại Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường thì có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

– Các ngày trong tuần (thứ 2 đến thứ 7) sẽ có 2 giờ lễ: Buổi sáng lúc 5h và buổi chiều lúc 17h30.

– Chủ Nhật: Có 6 khung giờ lễ, kéo dài từ sáng đến tối.

– Giờ chầu Thánh Thể được thực hiện hàng ngày, sau thánh lễ buổi chiều.

– Các lớp giáo lý sẽ được tổ chức vào ngày Chủ Nhật.

– Thời gian tổ chức các lớp giáo lý dự tòng, giáo lý hôn nhân sẽ diễn ra tất cả các ngày trong năm.

Những lưu ý khi tham quan Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường

Trong quá trình tham quan Nhà thờ Chánh toà Phú Cường, bạn cần lưu ý một vài điều dưới đây:

– Vì nhà thờ Phú Cường là nơi sinh hoạt tôn giáo, mang ý nghĩa tín ngưỡng linh thiêng, nên trong quá trình tham quan bạn nên chọn trang phục lịch sự, gọn gàng, không nói chuyện lớn tiếng, không đùa giỡn huyên náo.

– Nhà thờ mở cửa cho tất cả mọi người vào tham quan. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế đi vào các khu vực riêng tư của nhà thờ, tuyệt đối không bước vào các khu vực có biển cấm.

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường và lối kiến trúc cổ điển đầy ấn tượng

Nhà thờ Phú Cường mở cửa tất cả các ngày trong tuần để đón khách tham quan

–  Nếu tham dự giờ làm lễ của nhà thờ, bạn cần im lặng lắng nghe, tắt chuông điện thoại, thể hiện sự tôn trọng và thành kính.

– Nếu bạn chụp hình thì không nên dùng chế độ đèn flash để tránh gây ảnh hưởng tới người khác.

– Không xả rác bừa bãi trong khuôn viên nhà thờ, không hút thuốc hay có những hành động gây ảnh hưởng đến cảnh quan nhà thờ.

Trên đây là một vài thông tin về Nhà thờ Chánh toà Phú Cường. Hi vọng với những gợi ý từ cẩm nang du lịch 3vi.vn, bạn sẽ có thêm một địa điểm lý tưởng để ghé đến tham quan trong hành trình khám phá mảnh đất Bình Dương.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.