Tết đến xuân về với hình ảnh bánh chưng gù Hà Giang quen thuộc

Làm sao có thể quên được hình dạng nhỏ gọn, bé xinh của chiếc bánh chưng gù Hà Giang! Đây là một loại đặc sản trứ danh của vùng núi Tây Bắc được chế biến từ nguyên liệu của vùng Tây Bắc Hà Giang, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng. Nếu bạn vẫn đang loay hoay vì chưa biết nhiều về loại bánh chưng này, thì theo chân 3vi.vn khám phá ngay thôi nào.

Bạn biết gì về bánh chưng gù Hà Giang

Vào mỗi dịp Tết cổ truyền Việt Nam, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh quen thuộc của những gói bánh chưng được xếp đầy trên mâm cỗ, tượng trưng cho nét đẹp trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Mỗi vùng miền sẽ có một loại bánh chưng đặc trưng khác nhau như: Bánh chưng gấc, bánh chưng đen, bánh chưng xanh,…

Nói đến Hà Giang, mọi người lại nghĩ ngay đến loại bánh chưng gù – Một đặc sản miền đất Hà Giang tuy không quá mới mẻ nhưng lại được nhiều người yêu thích. Nếu như trước đây bạn chỉ nghĩ đến Hà Giang với đèo Mã Pì Lèng hay vùng biên Bát Đại Sơn… thì bây giờ bạn nhớ lưu lại nét ẩm thực vô cùng đặc biệt, đó là bánh chưng gù Hà Giang nữa nhé.

Đây là một loại bánh truyền thống của người Dao Đỏ khá phổ biến từ vài năm về trước. Nhắc đến bánh chưng gù Hà Giang, 3vi.vn nhớ ngay đến hình hàng bé xinh, múp míp chẳng khác gì cái lu đất đựng nước ngày xưa được thu nhỏ. Đặc biệt, bạn có thể dễ dàng cầm gọn nó trong lòng bàn tay.

Tết đến xuân về với hình ảnh bánh chưng gù Hà Giang quen thuộc

Phần nhân béo ngầy ngậy của bánh chưng gù Hà Giang được chế biến hỗn hợp các nguyên liệu khác nhau

Một vài điều thú vị về bánh chưng gù Hà Giang

2.1   Nét độc đáo của bánh chưng gù Hà Giang

Bánh chưng gù là một món đặc sản nổi tiếng của đồng bào người Dao Đỏ nói riêng và miền đất Hà Giang nói chung. Nét độc đáo đầu tiên của bánh chưng gù Hà Giang so với một số vùng miền khác mà 3vi.vn phải nhắc đến trước tiên chính là tên gọi. Liệu bạn có từng suy đoán nguồn gốc của tên gọi độc đáo này bao giờ chưa nhỉ? Bạn sẽ cảm nhận được giá trị của gói bánh chưng gù này khi biết được rằng, tên gọi của nó bắt nguồn từ vẻ đẹp văn hóa tôn vinh của người phụ vùng cao cần cù, chăm chỉ.

Xem thêm: Làm sao quên được lúc thớ lưỡi cay nồng với món rau cải cay Hà Giang

Tết đến xuân về với hình ảnh bánh chưng gù Hà Giang quen thuộc

Những chiếc bánh chưng gù được gói tỉ mỉ, cận thận đảm bảo phần bánh bên trong nguyên vẹn, không bị nén

Bạn có thắc mắc tại sao nhất thiết phải là người phụ nữ không? Nói sơ một chút về Hà Giang, chắc hẳn bạn cũng biết được rằng nơi đây có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như: Nùng, Dao, Mông Tay. Tuy nổi bật với khí hậu khắc nghiệt và địa hình hiểm trở nhưng hình ảnh người phụ nữ đeo gùi, vượt suối, làm nương rẫy, địu lúa nặng trên vai ngô vẫn dễ dàng được bắt gặp. Chính vì thế, người Dao Đỏ đã lấy hình tượng này để đặt tên cho chiếc bánh chưng gù với ý nghĩa ngợi ca sự chăm chỉ của người dân nơi đây, đặc biệt là phụ nữ.

Tết đến xuân về với hình ảnh bánh chưng gù Hà Giang quen thuộc

Cắt chiếc bánh chưng gù làm tư và thưởng thức ngay thôi nào

2.2   Mùi vị bánh chưng gù Hà Giang hấp dẫn, ăn là nhớ mãi thôi

Chắc hẳn sẽ rất ít người có thể một mình ăn hết hẳn một chiếc bánh chưng truyền thống có hình vuông 4 cạnh to, chắc nịnh bởi vì rất dễ bị ngán nhỉ. Tuy nhiên, bánh chưng gù Hà Giang sẽ là một trải nghiệm ẩm thực hoàn toàn mới. Mặc dù phần nhân bánh cũng được chế biến đầu đủ như bánh chưng truyền thống, nhưng nó không quá nhiều nên khi ăn bạn sẽ không cảm thấy bị ngán.

Tết đến xuân về với hình ảnh bánh chưng gù Hà Giang quen thuộc

Kích thước một chiếc bánh vừa đủ, không quá to nên bạn có thể ăn mà không lo bị ngán đâu nè

Bánh chưng gù Hà Giang được làm chủ yếu từ loại gạo nếp trắng ngần, thơm ngon và nhân bánh là phần đậu xanh loại hạt nhỏ được chế biến cùng thịt ba chỉ tươi đã được ướp gia vị đặc biệt. Để tạo ra một chiếc bánh chưng gù thơm ngon, người dân không quên để gạo ngâm qua đêm để khi luộc thì bánh sẽ có độ mềm và dẻo hơn. Đặc biệt, gạo còn được ngâm với nước lá riềng xay lọc sạch nên bạn dễ dàng cảm nhận được mùi thơm đặc trưng riêng của bánh chưng gù Hà Giang.

Bánh được gói bằng lá dong xanh mướt của vùng núi nên chỉ cần nhìn thôi cũng đủ khiến bạn bị cuốn theo rồi cơ đấy. Đặc biệt, vỏ gói khá dày nên phần bánh bên trong sẽ không bị nén như các loại bánh chưng thông thường khác đâu nhé.

Tết đến xuân về với hình ảnh bánh chưng gù Hà Giang quen thuộc

Ngoài kiểu gói bánh thông thường, người dân có thể thay đổi kiểu bánh với những kích thước khác nữa

Tuy nhiên bánh chưng gù Hà Giang vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục để có thể mang đến cho thực khách trải nghiệm tuyệt vời nhất, đó chính là chúng rất khó để bảo quản. Thông thường, bánh chưng gù sẽ được chế biến và thưởng thức trong ngày mới có thể đảm bảo được độ ngon, mềm, chín tới và không bị nhão. Do đó, khi một số du khách mua về làm quà sẽ rất khó để giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng khi vừa hoàn thiện. Ngoài ra, bạn không nên luộc lại bánh để ăn bởi khi đấy vỏ bánh sẽ rất dễ bị sượng và không ngon như lúc đầu.

2.3   Ẩn chứa nét đẹp văn hóa của đồng bào vùng cao

Nổi tiếng là đặc sản trứ danh tại Hà Giang, bánh chưng gù thường xuyên xuất hiện trong các dịp lễ quan trong ở đồng bào nơi đây. Mỗi dịp Tết đến xuân về, chỉ cần dạo quanh bản làng là bạn có thể bắt gặp hình ảnh người Dao Đỏ đang tất bật chuẩn bị nguyên liệu gói bánh với sự thành kính và mong cầu một mùa bội thu, đền ơn sinh nghĩa của ông bà, tổ tiên.

Có thể nói bánh chưng gù Hà Giang là một món ngon truyền thống mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ trong hành trình khám phá Hà Giang. Ngày nay, rất nhiều du khách chọn bánh chưng gù làm món quà ý nghĩa dành tặng cho người thân, bạn bè sau mỗi chuyến đi tham quan tại đây. Cũng vì thế mà bánh chưng gù Hà Giang không những nổi tiếng ở vùng đất Tây Bắc này,nó còn được nhiều người biết đến là tinh hoa, văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.