Chùa Trấn Quốc từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch và trung tâm Phật giáo vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam. Nhờ sự linh thiêng và lịch sử ngàn năm mà đi lễ chùa Trấn Quốc trở thành niềm tin tín ngưỡng của nhiều người. Cùng 3vi.vn tìm về chùa Trấn Quốc của thủ đô bạn nhé!
Đôi nét sơ lược về chùa Trấn Quốc
1.1 Chùa Trấn Quốc ở đâu?
Địa chỉ: phía Đông bên Hồ Tây, số 46 Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Giờ mở cửa:
– Ngày thường: 8:00 – 16:00 hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm.
– Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6:00 – 18:00
Giá vé: 5.000 VND / người / lần.
Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ của Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ. Nơi đây từng được coi là trung tâm Phật giáo của triều Lý – Trần tại kinh thành Thăng Long. Vào năm 2021, chùa Trấn Quốc được báo Daily Mail của Anh bình chọn là 1 trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Với vị trí khá thuận lợi, nằm ở ngay trung tâm thành phố Hà Nội nên đến đây bạn có thể lựa chọn nhiều khách sạn để dừng chân cũng như những phương tiện di chuyển đến những điểm tham quan tại Hà Nội khác. Đặc biệt, nơi đây con là một trong những ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội linh thiêng.
Xem thêm: Khám phá chùa Hương – Một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại Hà Nội
Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một đảo nhỏ giữa Hồ Tây của thủ đô Hà Nội
Ngôi chùa cổ ngàn năm này nằm trong số những ngôi chùa đẹp nhất thế giới
Cảnh chùa về đêm lung linh giữa lòng thủ đô
1.2 Thời điểm thích hợp để tham quan chùa Trấn Quốc
Nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội, chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ linh thiêng được nhiều người dân thủ đô ghé đến thắp hương. Cứ vào ngày mùng 1 hoặc 15 hàng tháng thì các tăng ni, phật tử trở về chùa để thắp nhang, du ngoạn, hành hương, khấn phật. Vào dịp lễ tết, chùa không chỉ đông đúc tấp nập người dân Hà Nội mà còn cả du khách thập phương. Bên cạnh đó, bạn còn có thể kết hợp tham quan hồ Tây, hồ Trúc Bạch.
Với bề dày lịch sử hơn 1.500 tuổi, chùa Trấn Quốc chính là danh lam thắng cảnh đẹp nhất tại mảnh đất kinh kỳ xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến chùa vào bất cứ thời điểm nào trong năm để tận hưởng cảm giác an nhiên nơi cửa phật. Còn nếu bạn không thích đông đúc thì hãy đến vào những ngày bình thường trong tháng cũng được nhé!
Tham quan chùa Trấn Quốc vào những ngày rằm sẽ thích hơn đấy
Ba chữ Phương Tiện môn được ghi trên cửa chùa cùng câu đối hai bên viết bằng chữ Nôm
Hướng dẫn di chuyển đến chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 4km về hướng Đông. Có rất nhiều phương tiện di chuyển đến Hà Nội và đưa bạn đến nơi này. Nếu bạn đi bằng ô tô hoặc xe máy thì chỉ khoảng 15 đến 20 phút là đến được nơi này. Bạn có thể gửi xe miễn phí tại đây nữa đấy.
Một phương tiện di chuyển đến chùa Trấn Quốc khác mà bạn có thể cân nhắc là xe bus. Đây là phương tiện được các tăng ni phật tử của chùa thường xuyên sử dụng. Có 2 tuyến xe bus để di chuyển đến chùa vừa thuận tiện vừa nhanh chóng: tuyến bus số 33 (Bến xe Yên Nghĩa – Xuân Đỉnh) và tuyến bus số 50 (Long Biên – Sân vận động Quốc gia).
Dọc con đường vào chùa Trấn Quốc bao bọc cây cối xanh um tùm
Con đường bên trong lối vào chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc – Kiến trúc Phật giáo đẹp nhất thế giới
Chùa Trấn Quốc dù đã qua bao đợt trùng tu theo sự chuyển mình của đất nước nhưng nơi này vẫn không làm mất đi nét đặc trưng của nguyên tắc kết cấu và kiến trúc Phật giáo. Từ trên cao nhìn xuống, chùa được xếp theo hình chữ Công (I) với 3 ngôi chính: Tiền đường, Nhà Thiêu hương và Thượng điện. Ngoài ra, Bảo tháp hay còn gọi là Cửu phẩm liên hoa chính là kiến trúc đặc biệt nhất của nơi này.
3.1 Bảo tháp trong chùa Trấn Quốc Hồ Tây
Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng vào năm 1998, đến năm 2003 thì hoàn thành và tạo thành khu vườn tháp của chùa. Tòa Bảo tháp này bao gồm 11 tầng, có diện tích khoảng 10.5m2. Phía bên trong bảo tháp thờ tượng phật A Di Đà được làm bằng đá quý. Ngoài ra, trong tháp còn có khoảng 66 pho tượng khác. Bên trên tòa tháp còn được đúc một tòa sen 9 tầng (cửu phẩm liên hoa) được làm bằng đá quý sáng lấp lánh, tựa như bông sen đang nở rộ và tỏa ngát hương thơm. Tổng thể ngọn Bảo tháp làm tăng vẻ uy nghi, linh thiêng cho ngôi chùa nhưng vẫn giữ được nét mềm mại của lối kiến trúc tổng thể.
Bảo tháp lục độ đài sen còn có một tòa sen 9 tầng hay còn gọi là cửu phẩm liên hoa
Những tháp cổ xung quanh Bảo tháp từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỷ 18) cũng có lối kiến trúc tinh tế không kém
Hồ nước ngay bên cạnh Bảo tháp làm cho không khí mát mẻ hơn
3.2 Nhà Tiền đường trong chùa Trấn Quốc
Sau khi tham quan Bảo tháp, bạn có thể đến hành hương và khấn phật tại nhà Tiền đường. Tòa Tiền đường được xây dựng về phía Tây, đằng sau có Nhà Tam đảo, hai dãy hành lang hai bên của nơi này là nhà thiêu hương và thượng điện. Nơi này để thờ rất nhiều các pho tượng đẹp và quan công rất độc đáo. Nổi bật nhất có lẽ là tượng phật Thích Ca Nhập Niết được làm bằng gỗ và sơn son thiếp vàng (đây được bình chọn là bức tượng Niết đẹp nhất Việt Nam). Cùng với đó là rất nhiều pho tượng phật được đúc bằng đồng sáng lung linh.
Một góc nhà Tiền đường của chùa Trấn Quốc rất rộng rãi
Nơi thờ cúng nghiêm trang và rất thanh tịnh bên trong nhà Tiền đường
Rất nhiều pho tượng phật được đúng bằng đồng sáng lấp lánh
3.3 Thượng điện ở chùa Trấn Quốc
Đằng sau của thượng điện có một gác chuông được xây dựng thành căn nhà 3 gian, xây bằng gỗ cùng mái ngói đỏ vảy cá tạo nên nét cổ kính. Bên phải của gác chuông là nhà thờ tổ, bên phải là nhà bia. Chùa Trấn Quốc hiện nay còn lưu trữ 14 tấm bia, trên những tấm bia này khắc các bài thơ của những vị tiến sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ. Những tấm bia lưu lại dấu ấn lịch sử của chùa, mang giá trị văn hóa lâu đời của Hà Nội.
Phía trước thượng điện chùa Trấn Quốc có đặt một lư hương lớn để người dân thắp hương tại đây
Chùa Trấn Quốc vẫn là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất đối với phật tử Việt Nam cho đến hôm nay
Kiến trúc tháp cổ nổi bật của chùa Trấn Quốc từ ngàn đời
3.4 Cây bồ đề ở chùa Trấn Quốc
Cây bồ đề ở chùa Trấn Quốc, được chiết từ cây Đại bồ đề Đạo Tràng – nơi đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ. Có lời tương truyền rằng: “Cây bồ đề mọc ra từ một nhánh lấy từ chính cây gốc ở Bodh Gaya bên Ấn Độ, nơi Đức Phật đã ngồi tu và đạt Giác ngộ”.
Còn rất nhiều ý nghĩa tâm linh liên quan đến cây này. Cây bồ đề có ý nghĩa biểu trưng cho trí tuệ của Đức Phật, cùng với tấm lòng nhân ái, vị tha của ngài đối với con người. Mỗi năm có rất nhiều khách du lịch về đây để hành hương khấn phật và bái lễ trước cây bồ đề này. Qua gần 60 năm kể từ ngày ông Prasat trao tặng, cây bồ đề đã được các vị sư trụ trì chăm sóc cẩn thận và vô cùng kỹ lưỡng mới có thể tươi tốt như ngày hôm nay. Bóng râm của cây bồ đề cũng khiến cho khung cảnh và không khí trở nên thoáng mát hơn.
Cây bồ đề lâu năm ở chùa Trấn Quốc tượng trưng cho tấm lòng vị tha và nhân ái
Một số lưu ý bạn cần biết khi đi chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc là nơi linh thiêng và thanh tịnh, nên khi đến tham quan nơi này bạn nên chú ý một vài điều dưới đây:
– Ăn mặc lịch sự, giản dị, thanh lịch, không mặc đồ hở hang, gây phản cảm.
– Tránh gây mất trật tự, không nói tục hay có thái độ khiếm nhã khi tham quan nơi này.
– Không được hái hoa, bẻ cành, làm mất cảnh quan của chùa.
– Cần giữ gìn vệ sinh chung và không vứt rác bừa bãi tại nơi này.
Nếu bạn là người có niềm đam mê với nghệ thuật tôn giáo thì chùa Trấn Quốc là điểm đến không thể bỏ lỡ. Tham quan một vòng điểm đến tâm linh này và tìm hiểu vẻ đẹp tinh hoa của kiến trúc chùa cổ. Nhanh chóng lên lịch trình Hà Nội 1 ngày và ghé đến nơi này bạn nhé!