Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc Lí – Trần. Nếu bạn đang muốn rời xa thành phố xô bồ, tìm về với chốn thanh tịnh để tĩnh tâm và hướng về cửa Phật thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời. Hãy cùng 3vi.vn du lịch Cần Thơ để tìm hiểu thêm về nơi này bạn nhé!
Giới thiệu đôi nét về Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Cần Thơ không chỉ nổi tiếng bởi các món đặc sản như Cá lóc nướng trui Cần Thơ, Cơm cháy kho quẹt Cần Thơ hay Bánh tét lá cẩm Cần Thơ… mà còn được biết đến đến với nhiều điểm du lịch tâm linh yên bình. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được xem là một trong số những điểm tâm linh đó. Đây là điểm tham quan được nhiều người ghé thăm khi du lịch Cần Thơ. Tọa lạc tại địa phận ấp Nhơn Mỹ, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thiền viện này nằm cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 15km. Sau khi tham quan điểm du lịch này bạn có thể kết hợp tham quan Vườn du lịch Mỹ Khánh nằm cách đó 1km. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham quan thêm nhiều địa điểm nổi tiếng khác như Chợ đêm Tây Đô hay Lò hủ tiếu Cần Thơ.
Vốn được khởi công xây dựng từ tháng 7 năm 2013 nhưng mãi cho đến tháng 5 năm 2015 Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam mới chính thức được khánh thành. Nơi đây được đánh giá là công trình Phật giáo lớn nhất ở Tây Nam Bộ với tổng diện tích lên đến hơn 38 nghìn mét vuông. Theo nhận xét của nhiều người các hạng mục kiến trúc của chùa mang đậm phong cách thuần Việt thời Lý – Trần. Đây cũng chính là nét nhận biết và giúp dễ dàng phân biệt với những ngôi chùa Khmer Nam Tông, Bắc Tông tại miền Tây Nam Bộ.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam khi nhìn từ bên ngoài trông vô cùng trang nghiêm
Xem thêm: Chiêm ngưỡng kiến trúc Chùa Ông Cần Thơ độc đáo của người Hoa
Khám phá những nét đặc sắc của thiền viện
2.1 Phong cách kiến trúc độc đáo của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Khi đến tham quan Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam bạn sẽ ấn tượng ngay với không gian rộng lớn tại chùa. Ở đây có rất nhiều hạng mục như chính điện, tháp chuông, tháp trống, cổng tam quan, hậu điện… Tất cả các mái đều được lợp bằng ngói nâu đỏ, phần nền được làm bằng đá khối và các cây cột trụ được làm bằng gỗ tạo cảm giác vững chắc.
Những nét kiến trúc uyển chuyển, tinh tế tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
2.1.1 Cổng tam quan
Cổng tam quan của chùa được xây dựng theo lối gác mái cong đầu và được lợp bằng ngói đỏ. Ngay chính giữa cổng là tấm biển bằng gỗ khắc chữ nổi được mạ vàng “Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam”. Hai bên cổng chính là hai tượng Vi Đà Hộ Pháp và Tiêu Diện Đại Sĩ. Nhìn chung, cổng tam quan khá bắt mắt, uy nghi, vừa có nét hiện đại pha lẫn truyền thống.
2.1.2 Khoảng không gian giữa sân
Sân chùa Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được làm bằng gạch đỏ. Chỉ cần bước chân qua cổng là bạn sẽ thấy ngay hai hàng tượng La Hán được đặt song song vô cùng nghiêm nghị. Phía bên phải sân là tháp chuông cao vút được mô phỏng theo tháp chuông ở chùa Keo (Thái Bình). Bên trong chuông là đại hồng chung có sức nặng lên đến 1,5 tấn. Phía bên trái sân là tháp trống với giá gỗ được chạm trổ vô cùng tinh xảo. Cả hai hạng mục kể trên đều được làm hoàn toàn bằng gỗ lim từ Nam Phi.
Ngoài ra, trong khuôn viên của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam còn có nhiều hạng mục khác nữa như Chùa Một Cột, trai đường, thư viện, phòng Đông y, Di Lặc Điện. Các công trình được bài trí vô cùng hài hòa kết hợp với nhiều cây xanh tạo nên một khung cảnh hết sức thư thái, an yên cho những ai dạo bước tại chùa.
Cây cầu đỏ dẫn tới nhà thủy tạ là địa điểm check-in mà bạn không nên bỏ qua khi đến Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
2.1.3 Chánh điện
Chánh điện được lợp ngói tám mái theo phong cách thời Trần, tổ điện được lợp ngói bốn mái theo phong cách thời Lý. Mái chùa cong và có dạng hình mũi thuyền. Điều này vừa tạo thế vững chắc vừa mang ý nghĩa sẵn sàng đương đầu với sóng gió. Đây cũng chính là dạng kiến trúc mô phỏng đời sống nông nghiệp của người dân Việt Nam. Khi càng đi sâu vào bên trong chánh điện bạn sẽ càng cảm nhận được mùi nhang thoang thoảng hòa cùng với khói nhang tạo nên một khung cảnh hết sức linh thiêng.
Ngay khi bước chân vào chánh điện, đập vào mắt bạn sẽ là những khối tượng khổng lồ. Tượng Thích Ca Mâu Ni thờ bên trong chánh điện nặng lên đến 3,5 tấn và được làm hoàn toàn bằng đồng. Tượng Bồ Tát được làm bằng gỗ và có tuổi thọ lên đến 800 năm. Dọc hai hành lang chánh điện cũng được trưng bày rất nhiều tượng. Các bức tượng này đều được tạo nên từ bàn tay của những người nghệ nhân nổi tiếng, mỗi bức tượng là một thần sắc riêng. Bạn sẽ cảm nhận được sự tỉ mỉ, tinh tế và công phu đến từng chi tiết nhỏ của mỗi vị Phật.
Nhà ở đây đa số được làm bằng đá và gạch đỏ thời xưa
Vào mùa lễ hội, dịp Tết sẽ có rất nhiều người ghé đến Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam để dâng hoa, dâng hương và cầu an
Những bức tượng bằng đá được sắp xếp đều đặn xen kẽ là những bức tranh phong cảnh cổ xưa
2.2 Nhà thủy tạ
Có hai nhà thủy tạ tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam. Nhà thủy tạ thứ nhất nằm trên mặt hồ tròn vành vạnh, sóng gợn lăn tăn. Trên mặt hồ là những bông súng khoe sắc tươi thắm dưới ánh mặt trời. Lối dẫn vào nhà thủy tạ là một cây cầu đỏ, bên trong nhà có một bức tượng Di Lặc bằng gỗ. Nhà thủy tạ thứ hai cũng nằm gần đó và có lối kiến trúc tương tự với nhà thủy tạ thứ nhất, duy chỉ khác có tượng thờ Phật Bà Quán Âm bằng đá trắng 2m.
Đừng quên lưu lại những khoảnh khắc xinh đẹp tại điểm du lịch tâm linh này nhé
Đây là hình ảnh uy nghi, khang trang bên trong điện thờ
Còn chần chờ gì nữa mà không set kèo cùng bạn thân đến Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam ngay thôi nào!
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là công trình kiến trúc vô cùng độc đáo của xứ Tây Đô. Nếu bạn muốn tìm kiếm một không gian yên tĩnh và muốn được tìm hiểu về triết lý sống thì hãy ghé ngay địa điểm này trong Cẩm nang du lịch của mình nhé! 3vi.vn chúc bạn sẽ có một chuyến đi thật vui vẻ, thoải mái và tràn đầy nhựa sống.