Gắn liền với bao thế hệ người dân vùng sông nước Yên Duyên, Yên Sở, Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên là lễ hội dân gian lớn nhất tại địa phương. Xuất hiện từ rất sớm, lễ hội bơi chải gắn liền với điển tích về tình yêu dang dở giữa vua Lý Nhân Tông và công chúa Thủy Cung. Vậy thật hư của lễ hội này thế nào, hôm nay hãy cùng tìm hiểu với 3vi.vn bạn nhé.
Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên được tổ chức ở đâu?
Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên là lễ hội dân gian lớn nhất trong năm, được tổ chức tại Yên Duyên – một ngôi làng cổ có diện tích rộng lớn, đã xuất hiện từ hàng ngàn năm qua. Tên chữ Nôm của làng là làng Mui hoặc làng Mui Chùa. Làng tọa lạc tại vị trí hiểm yếu, là nơi án ngữ khu vực đường thủy phía Nam Hoàng Thành Thăng Long ngày trước.
Xem thêm: Lễ hội đền Hát Môn – Tưởng nhớ công lao Hai Bà Trưng năm nào
Nguồn gốc của Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên
Thật ra, nguồn gốc của Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên gắn liền với điển tích xoay quanh câu chuyện giữa nhà vua Lý Nhân Tông cùng nàng công chúa Thủy Cung và cả cái tên khác của làng nữa: An Duyên.
Cái tên này gắn liền với điển tích giữa vị vua Lý Nhân Tông (1066 – 1128) và công chúa Thủy Cung, đánh dấu kỷ niệm lần gặp gỡ giữa hai người. Trong một chuyến đi kinh lý đến vùng đất này, nhà vua đã trông thấy một cô gái xinh đẹp thoắt ẩn thoắt hiện trên mạn thuyền giữa dòng sông Hồng. Nhà vua nghĩ rằng ắt hẳn đây là vị nữ nhi tài kiệt được trời cao phái xuống phò tá vua trong việc gìn giữ bờ cõi nước nhà, tương tự vua cha và mẫu thân Ỷ Lan ngày trước.
Mặc cho lời mời gọi, cô gái không vào bờ nhưng lại bơi quanh thuyền ba vòng, sau đó cất tiếng hát:
“Trăm lần thiếp phụ quân vương
Thủy quân cách trở âm dương du mà”
Sau đó, nàng cùng con thuyền từ từ chìm dần trong làn nước, để lại trên mặt sông một vệt phù sa đỏ tựa như máu. Khi nàng vừa biến mất, nhà vua đã cho truyền mời tất cả những bô lão trong làng Mui lên quãng đê để kể lại sự việc kỳ lạ ấy. Mọi người đều đồng thuận cho rằng nàng chính là nàng công chúa con của vua Thủy Tế.
Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên gắn liền với mối lương duyên không thành giữa vua Trần Nhân Tông và nàng công chúa Thủy Cung
Lúc này, nhà vua đã cho lập Nghè thờ ngay chỗ công chúa vừa hóa thân, phong hiệu cho nàng là Thần tiên mỹ nữ, tự Đại Vương. Hôm ấy trùng hợp cũng là ngày Rằm tháng Tám âm lịch. Sau này, ắt hẳn để khắc ghi mối nhân duyên không thành, nhà vua đã cho đổi tên làng thành An Duyên, ngụ ý nhắc đến mối tình đẹp đẽ, yên bình và ra đi trong nhẹ nhàng, không có bất kì ràng buộc gì.
Từ dạo ấy, người dân làng An Duyên đã cùng nhau xây dựng Nghè thờ công chúa, đặt tên là Nghè Bà và cũng chính lúc ấy, Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên đã được tổ chức. Kể từ lần đầu được tổ chức vào khoảng thế kỷ XI, hằng năm lễ hội đều được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám để tưởng nhớ tới nàng công chúa Thủy Cung năm nào.
Ý nghĩa của Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên
Đều đặn vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch hàng năm, Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên đều được tổ chức dẫu người xưa đã không còn nữa. Đây là dịp để dân làng bày tỏ sự tôn kính dành cho mối lương duyên không thành của vị vua họ Lý và công chúa Thủy Cung.
Dẫu từng có lúc bị gián đoạn khoảng chừng 20 năm, thế nhưng sau nhiều nỗ lực của người dân địa phương thì từ năm 2000, lễ hội đã được khôi phục gần như nguyên vẹn mọi nghi thức và duy trì tổ chức đều đặn hàng năm. Không chỉ là dịp để bày tỏ lòng thành kính dành cho mối lương duyên chưa trọn ấy, lễ hội còn là dịp khích lệ người dân rèn luyện sức khỏe, đồng thời tăng tính đoàn kết và tinh thần đồng đội nữa. Đây cũng là dịp để người dân giáo dục truyền thống, khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước cho bao thế hệ trẻ nơi làng Yên Duyên. Bên cạnh đó, lễ hội cũng là dịp để những đôi trai thanh nữ tú trong làng có dịp hẹn hò, kết duyên. Bởi thế nên vào những ngày lễ hội diễn ra, làng Yên Duyên luôn chào đón đông đảo mọi người ghé đến sau khi họ đã khám phá một loạt những điểm tham quan tại Hà Nội nổi tiếng gần đó.
Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên được tổ chức như thế nào?
4.1 Những bước chuẩn bị cho Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên
Bởi vì là lễ hội truyền thống và được tổ chức với các nghi thức thành kính, tôn nghiêm nên Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên có quy định khá nghiêm ngặt. Đối với những ai được lựa chọn tham gia vào đội bơi đều phải kiêng “trần tục” từ trước ngày lễ chính từ 7 đến 9 ngày. Những ngày này, họ phải sinh hoạt hoàn toàn tập trung, kể cả việc ăn, ngủ. Mọi hoạt động sinh hoạt được tổ chức tại khu vực nhà phe, nhà giáp để ngày bước xuống Chải được tinh khiết nhất.
4.2 Phần lễ
Theo thông lệ, Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 13 đến 15 tháng Tám âm lịch. Ngày đầu của lễ hội chính là bơi thờ, tức là làm khai quang chải. Để chuẩn bị cho buổi lễ, dân làng sẽ cử ra một lão trượng mặc áo dài đỏ, đội khăn xếp vàng, dây đai lưng màu, bước lên chòi trống hình tám mắt như thuyền rồng có kết hoa và dải lụa vòng quanh.
Các bô lão trong làng diện trang phục chỉnh tề trong ngày diễn ra Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên
Lúc này, cụ trượng sẽ là người đánh trống. Mở đầu buổi lễ của Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên là hồi trống hiệu lệnh 3 hồi 9 tiếng cho tất cả trai bơi của 8 giáp tề tựu nơi lòng chải. Lúc này, mỗi người tay lăm lăm một dằm bơi chải, chờ đợi nghe tiếng xuất phát. Sau khi dứt hồi trống, cuộc thi sẽ chính thức được bắt đầu. Lúc này, những cây chải rẽ sóng của bốn con thuyền sẽ lao trên mặt nước tựa bốn con rồng uy vũ.
4.3 Phần hội
Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên được tổ chức trong ba ngày, với ba buổi gồm bơi thờ (các cụ bô lão sẽ bơi vòng quanh cây nêu một vòng), ngày thứ hai là bơi lèo (giải vòng loại để chọn các đội xuất sắc vào vòng chung kết) và ngày thứ ba là bơi giải để tìm ra những đội đoạt giải.
Khoảng cách từ điểm xuất phát bơi tới đích dài tầm chừng một cây số, và mỗi lèo sẽ bơi ba vòng. Nếu muốn giành chiến thắng, các đội bơi chải phải khổ công rèn luyện liên tục để có sức khỏe dẻo dai, đồng thời rèn luyện tinh thần đoàn kết và khả năng làm việc đồng đội nữa.
Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên có 8 đội (8 chải bơi) của 8 giáp với màu sắc trang phục khác nhau tham dự. Hiện nay, có năm địa phương của mỗi khu dân cư cử ra bốn đội tham gia, gồm đội thanh niên, đội trai đinh, đội phụ nữ và đội người già. Đội trai đinh và thanh niên đua ba vòng, đội phụ nữ và đội người gia đua hai vòng. Một chải có mười sáu người bơi chính, có thêm ba người để phụ trách lái chèo ở phía cuối thuyền, một người ở đầu thuyền và một người phụ trách tát nước.
Các đội tham gia Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên
Mỗi đội bơi gồm 18 người, trong đó có 16 tay bơi. Trước kia, Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên chỉ cho phép đội bơi nam tham gia. Sau này, các bô lão trong làng đã cho cả đội bơi nữ tham gia nữa. Khác với đội bơi nam, đội bơi nữ sẽ có 16 người, trong đó có 14 tay bơi. Cứ bốn đội bơi một lượt (một lèo), mỗi lèo bơi ba vòng để xác định các đội nhất, nhì, ba, tư.
Chải bơi được thiết kế theo kiểu đầu rồng, đuôi tôm và sơn son thếp vàng, dài tầm 10 mét, rộng 1,5 mét. Trong những ngày diễn ra Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên, mặt hồ Tích Thủy như sống động hơn hẳn với nào tiếng hò reo, tiếng cổ vũ vả cả tiếng mái chèo khua nước nữa. 4 chiếc chải đua tựa 4 con rồng uy vũ với mỗi con một sắc, đầu đuôi được sơn son thếp vàng và treo băng cờ nhiều màu nổi bật.
Ngoài ra, mọi người khi tham gia Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên đều kỵ nhất chuyện đắm chải. Theo quan niệm của dân làng, đắm chải là điềm gỡ, báo hiệu nhiều điều xui xẻo có thể xảy đến. Nếu xảy ra tình trạng này, các cụ trong làng phải sắm lễ ra Nghè cầu Bà Chúa phù hộ hoặc ngắm đường lêu, thấy cắm không đúng hướng giữa đình làng và Nghè Bà thì phải cắm lại.
Bầu không khí sôi động trên mặt hồ Tích Thủy
Lễ hội bơi chải làng Yên Duyên là một nét đẹp văn hóa của vùng sông nước, đề cao tinh thần thượng võ đồng thời rèn luyện tinh thần đoàn kết. Trong hành trình khám phá Hà Nội, nếu có dịp đến làng vào những ngày tháng Tám âm lịch, nhất định phải một lần tham gia lễ hội thú vị này bạn nhé.