Ngôi chùa Tây Phương Hà Nội không chỉ là điểm tâm linh sở hữu nét đẹp kiến trúc ấn tượng mà hứa hẹn còn mang đến trải nghiệm du lịch Hà Nội khó quên.
Tổng quan về chùa Tây Phương Hà Nội
Nếu bạn là người yêu thích các ngôi chùa cổ tại Hà Nội như chùa Hương, chùa Thầy, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc…, vậy thì chùa Tây Phương Hà Nội sẽ là điểm đến cực kỳ phù hợp dành cho bạn trong chuyến hành trình tâm linh của mình.
Ngôi chùa Tây Phương Hà Nội (hay còn gọi là Tây Phương Cổ Tự) là một ngôi chùa ngụ trên đỉnh đồi Câu Lâu, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạnh Thất, thành phố Hà Nội. Địa chỉ cách trung tâm thủ đô quãng đường khoảng 40 km. Tây Phương Cổ Tự gây ấn tượng đối với người ghé đến bằng lối kiến trúc cổ xưa ấn tượng được lưu giữ lâu đời.
Ngôi chùa Tây Phương Hà Nội là một trong những ngôi chùa có lối kiến trúc hết sức độc đáo tại thành phố thủ đô Hà Nội
Theo sử sách ghi chép lại, năm 1632, chùa Tây Phương Hà Nội được xây dựng với bố cục quy mô lớn bao gồm thượng điện 3 gian, hậu cung 20 gian. Vào khoảng thời gian từ năm 1657 đến 1682, Tây Đô Vương Trịnh Lạc đã cho phá chùa cũ, xây dựng lại chùa mới. Sau đó, năm 1794, chùa Tây Phương có một cuộc đại tu lớn hoàn toàn, rồi mang hình dáng và lối kiến trúc uy nghi, tráng lệ này cho đến tận ngày hôm nay.
Ngôi chùa được biết đến là ngôi chùa cổ đứng thứ nhì tại Việt Nam (chỉ sau chùa Dâu Bắc Ninh). Vào năm 2014, Chính phủ đã chính thức công nhận chùa Tây Phương Hà Nội (Tây Phương Cổ Tự) là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.
Đây là ngôi chùa cổ đứng thứ nhì tại Việt Nam, chỉ sau chùa Dâu Bắc Ninh
Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Tây Phương Hà Nội
Sau khi sử dụng các phương tiện di chuyển đến Hà Nội phổ biến để tới được trung tâm thủ đô, bạn có thể đặt phòng nghỉ ngơi tại đây hoặc dành thời gian tham quan Hà Nội trước. Rồi sáng hôm sau thoải mái ghé thăm chùa Tây Phương Hà Nội bằng các phương tiện cá nhân hoặc công cộng như xe máy, xe ô tô, xe bus…
Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn di chuyển theo hướng đường Trần Duy Hưng, đi đến đại lộ Thăng Long (hay đường cao tốc Láng – Hòa Lạc). Khi chạy đến cầu vượt ngã tư đại lộ này, tới Thạch Thất, Quốc Oai thì bạn rẽ trái vào Quốc Oai. Rẽ phải ở đoạn tiếp theo rồi đi thêm 5 km nữa. Đến ngã tư Thạch Xá sẽ thấy biển chỉ đường lên chùa Tây Phương. Từ đây, chỉ cần rẽ trái rồi đi khoảng từ 4 đến 5 km nữa là tới chùa.
Tây Phương Cổ Tự là địa điểm tâm linh rất được yêu thích tại thành phố Hà Nội với không gian chùa rộng mở
Cho các bạn sử dụng phương tiện di chuyển công cộng, cụ thể là xe bus. Bạn sẽ bắt tuyến xe bus số 89 tại bến xe Yên Nghĩa, chuyến đi Thạch Thất đến bến xe Sơn Tây. Sau khi lên xe, hãy dặn trước với bác tài là đi chùa Tây Phương Hà Nội để bác có thể dừng ở đường vào chùa nhé!
Trải nghiệm các hoạt động du lịch tâm linh đặc sắc tại chùa cổ Tây Phương tại Hà Nội
3.1 Chiêm ngưỡng nét đẹp kiến trúc lâu đời của chùa Tây Phương Hà Nội
Được xây dựng với 3 nếp chùa đặt song song theo hình chữ Tam bao gồm các khu vực là bái đường, chính điện và hậu cung, để đặt chân đến khu vực tham quan Tây Phương Cổ Tự, các bạn cần vượt qua 237 bậc thang đá ong dẫn lên điện. Từ cổng chính đi vào các gian là một khoảng sân rộng, các nếp chùa chính mà bạn có thể nhìn thấy ngay khi bước vào chùa Tây Phương được gọi theo thứ tự là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Phía sau các chùa này sẽ là nhà Tổ và nhà Mẫu.
Để đến được khu vực tham quan chùa Tây Phương Hà Nội, bạn cần đi qua 237 bậc than đá ong để lên các điện chùa
Về thiết kế, nhìn từ trên xuống, phần mái chùa gồm 2 lớp ngói. Mái trên có múi in nổi hình lá đề trong khi lớp dưới có hình vuông đơn ngũ sắc trông giống như màu áo cà sa của các vị cao tăng đức độ. Nhìn từ ngoài vào trong, toàn bộ tường của chùa được lát bằng gạch nung đỏ Bát Tràng. Điểm nhấn trong lối kiến trúc chắc chắn không thể bỏ qua những chiếc cửa sổ hình tròn với biểu tượng sắc và không.
Những bức tượng ở chùa Tây Phương được đánh giá là kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Đi một vòng dạo quanh chùa, bạn có thể sẽ không khỏi trầm trồ khi chiêm ngưỡng các hình ảnh chạm trổ hoa sen, hoa cúc, rồng phượng, hổ phù… không chỉ tinh xảo mà tất cả còn là tác phẩm được tạo nên bởi bàn tay các nghệ nhân tài hoa thuộc làng Chàng Sơn – một trong những làng nghề trứ danh lâu đời.
Các pho tượng tại Tây Phương Cổ Tự được đánh giá là kiệt tác nghệ thuật tôn giáo với kỹ thuật điêu khắc không nơi đâu sánh bằng
Sở hữu 64 pho tượng với nhiều phù điêu ấn tượng như bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn trong thời kỳ khổ hạnh, 16 pho tượng Tổ được chạm khắc theo phong cách hiện thực, 18 pho tượng La Hán có những dáng vẻ, biểu cảm gương mặt khác nhau…, Tây Phương Cổ Tự chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tâm linh vô cùng quý giá tại ngôi chùa này. Thêm ngay vào Cẩm nang du lịch thôi!
3.2 Hòa mình vào lễ hội chùa
Lễ hội chùa Tây Phương diễn ra vào ngày 6 tháng 3 âm lịch và kéo dài đến ngày 10 tháng 3 âm lịch. Đây là hoạt động lễ hội tâm linh thường niên thu hút đông đảo các bạn tới tham gia và trải nghiệm tại thành phố thủ đô. Vào ngày chính hội, người dân trong làng sẽ đi lấy nước thiêng làm lễ Mộc Dục, tức tắm tượng, sau đó làm lễ dâng hương.
Vào mùa lễ hội, các bạn tới tham quan sẽ vào các nếp chùa chính bao gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng để dâng hương
Các bạn tới tham quan chùa vào mùa lễ hội không chỉ để thể hiện lòng thành kính của mình đối với tôn giáo mà còn có thể tham dự các trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật, cờ người… được tổ chức trong phần hội. Ngoài ra, đã đến chùa Tây Phương Hà Nội, còn gì bằng cùng gia đình, người thân hoặc bạn bè dạo bộ vãn cảnh chùa, đồng thời thả tâm hồn mình vào nét đẹp kiến trúc cổ kính tại ngôi chùa có tuổi thọ bậc nhất Việt Nam.
Xem thêm: Cùng 3vi.vn khám phá lễ hội chùa Hương – Nét đẹp văn hóa dân tộc Việt
Nằm lòng những lưu ý cho một chuyến hành trình du lịch tâm linh trọn vẹn
– Bởi vì chùa Tây Phương Hà Nội là nơi thờ Phật nên khi mang lễ vật đến chùa, bạn chú ý chuẩn bị đồ chay như xôi chè, hương hoa…, tránh dâng lễ mặn.
– Không gian tâm linh luôn yêu cầu sự kính trọng, do đó bạn nên lựa chọn trang phục kín đáo và lịch sự. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý để mũ nón hoặc kính râm ở ngoài, không mang nón hay kính khi vào bên trong chùa hành hương. Ngoài ra nên tránh để dép lên bậc thềm.
Hình ảnh bên trong của các gian nhà khác nhau tại chùa Tây Phương Hà Nội
– Khi đến chùa hay tham gia lễ chúa, để thể hiện thái độ tôn trọng, bạn cũng nên hạn chế nói chuyện lớn tiếng hay gây mất trật tự để giữ gìn nét đẹp tại địa điểm tôn giáo nhé!
– Ngoài ra, do chùa tọa lạc ở xã Thạnh Xá, nên khi đến chùa Tây Phương Hà Nội, bạn đừng quên thưởng thức món Bánh chè lam Hà Nội hay ghé mua đặc sản thơm ngon này về làm quà cho gia đình, người thân hay bạn bè.
Một góc khác khi nhìn từ sân chùa vào các gian nhà thờ cúng
Vậy là 3vi.vn vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về chùa Tây Phương Hà Nội như giới thiệu đôi nét, cách di chuyển, những trải nghiệm thú vị tại điểm đến tâm linh này, hy vọng bài viết có thể giúp ích thật nhiều cho bạn trong chuyến hành trình của riêng mình nhé! Chúc bạn có một chuyến đi viếng chùa thật suôn sẻ và thuận lợi.