Tìm hiểu văn hóa lễ hội của người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang

Người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang là đồng bào dân tộc ít người có nhiều nét văn hóa thú vị và đa dạng các loại hình nghệ thuật dân gian khác nhau. Có dịp vi vu Hà Giang thì hãy thử ghé đến địa bàn của họ để khám phá thêm nhiều điều lý thú nhé. Còn bây giờ cùng tìm hiểu với 3vi.vn ngay thôi nào!

Giới thiệu về người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang

1.1 Người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang sinh sống ở đâu?

Huyện Yên Minh có 16 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc mang một sắc màu riêng tuy nhiên người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang được xem là dân tộc đa văn hóa nhất. Trong thời kỳ hội nhập văn hóa như hiện nay, khác với nhiều dân tộc bị mai một hoặc mất đi những nét văn hóa đặc trưng thì người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang vẫn giữ được những nét văn hóa vốn có của dân tộc mình. Người Giáy sống tập trung chủ yếu ở xã Đông Minh huyện Yên Minh với hơn 80%% dân số là dân tộc Giáy.

Tìm hiểu văn hóa lễ hội của người Giáy ở Yên Minh - Hà Giang

Nghi thức hành lễ của người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang

Xem thêm: Tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của người Cờ Lao ở Hà Giang

1.2 Văn hóa của người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang

1.2.1 Trong các nghi thức cưới hỏi của Người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang

Nhắc đến các văn hóa đặc trưng của người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang thì không thể thiếu được nghi thức cưới hỏi ở đây. Khi hai người nam nữ muốn cưới nhau, gia đình bạn nam phải chọn ra một người làm mối và người mai mốt bắt buộc là nam. Ông mối sẽ đến nhà gái hỏi cưới 3 lần để xem nhà gái có đồng ý hay không. Nếu nhà gái đồng ý thì nhà trai sẽ phải chuẩn bị hỏi là lễ trầu cau bao gồm 12 cân rượu, 12 cân gạo và 12 cân thịt và đôi gà. Đến lễ cưới nhà trai phải có 50 cân rượu, 50 cân gạo nếp và 12 cặp bánh giầy cùng tiền thách cưới. Theo quy trình, cô dâu vào nhà trai trong ngày cưới là múc 2 bát xôi bày mâm lễ cúng tổ tiên sau đó mới được vào buồng cưới. Đến ngày hôm sau, dâu mới phải chuẩn bị nước ấm, khăn mặt mới cho người già trong nhà rửa mặt, trong bữa cơm đầu tiên phải mời rượu ông, bà trong nhà và được nhận tiền mừng chúc phúc.

Tìm hiểu văn hóa lễ hội của người Giáy ở Yên Minh - Hà Giang

Những chàng trai, cô gái người Giáy háo hức trong ngày lễ 

1.2.2 Phong tục tổ chức ma chay – Người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang

Nói đến phong tục tổ chức ma chay, điều đặc biệt trong đám ma của người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang tùy thuộc vào từng dòng họ khác nhau, có gia đình mất người thân sẽ đeo tang trên đầu, có người lại thắt ở lưng. Chung quy lại vẫn có một điểm chung là con rể và thông gia của người mất sẽ phải chuẩn bị  2 con gà và 1 con lợn to, 1 con lợn con (đã thịt) xếp chồng lên nhau, đồng thời phải chuẩn bị ngựa giấy để tiễn đưa linh hồn người chết sang thế giới bên kia. Đặc biệt, sau 2 năm đám tang, mỗi khi đến dịp Tết thanh minh, gia chủ phải tổ chức cúng cơm rượu và mời những người đã đến dự đám tang trước đó đến dự. Đây chính là điều bắt buộc trong phong tục của người Giáy. 

Tìm hiểu văn hóa lễ hội của người Giáy ở Yên Minh - Hà Giang

Các tiết mục diễn ra trong lễ hội trống luôn được tập dược nghiêm túc

1.2.3 Nghi lễ cúng mỗi khi đến tuổi – Người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang

Theo tìm hiểu của 3vi.vn, khi thai nhi được 7 tháng, khi 1 tuổi,  33 tuổi, 37 tuổi, 49 tuổi, 61 tuổi và lần cuối cùng là 73 tuổi, cuộc đời người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang sẽ trải qua 7 lần cúng lễ. 

1.2.4 Hát Phươn – Người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang

Hát Phươn của người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang cũng là một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc này. Trong bất kỳ lễ hội nào dù lớn hay nhỏ, dù vui hay buồn thì người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang đều có những bài hát Phươn: Hát trong đám cưới, đám ma, hát khi dựng nhà mới, khi mừng thọ, chúc tết hay trong lao động sản xuất, giao duyên… Hát Phươn dù có đàn đệm hay không đều có làn điệu rõ ràng và đây cũng là nét văn hóa riêng chỉ có người Giáy mới có được.

Lễ hội múa trống của người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang

Nhờ có nguồn nước thuận lợi, đời sống canh tác của người dân cũng dễ dàng hơn, từng bước tạo dựng cuộc sống ấm no. Từ những lợi thế đó mà đời sống tinh thần của họ cùng ngày càng trở nên phong phú hơn. Điệu “múa trống” không chỉ phản ánh đời sống văn hóa đầy màu sắc mà còn trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân mỗi dịp Tết đến Xuân về. Tại xóm Bát Ngà, người dân đã xây dựng hai ngôi miếu đặt tên Miếu Ông và Miếu Bà. Đây không chỉ là nơi để người dân đến thắp hương cầu xin những điều tốt lành mà đó còn là nơi để treo hai chiếc trống đại. Cứ mỗi năm một lần, hai chiếc trống được hạ xuống vào đúng ngày mồng 1 Tết. Hôm đó, lễ “múa trống” được tổ chức tại Miếu Bà và mồng 2 Tết tổ chức tại Miếu Ông.

Trong ngày lễ, sau khi tiến hành nghi thức hạ trống, mỗi gia đình lại chuẩn bị một mâm cơm bao gồm nhiều món ăn đặc sản như: Cơm lam Bắc Mê, Thắng dền Hà Giang, Lợn cắp nách Hà Giang… để cùng quây quần bên nhau, cùng nhau cầu nguyện, nhảy múa theo điệu trống nhằm mục đích cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, sức khỏe và bình an. Không những thế, tại đây còn có đội múa trống với 10 thành viên chuyên biểu diễn các lễ hội trong và ngoài xã, đặc biệt còn tham gia lưu diễn ở một số tỉnh thành. 

Tìm hiểu văn hóa lễ hội của người Giáy ở Yên Minh - Hà Giang

Lễ hội múa trống thu hút lượng lớn người dân địa phương tham gia

Tìm hiểu văn hóa lễ hội của người Giáy ở Yên Minh - Hà Giang

Quang cảnh bình yên, hoang vu tại miền núi Hà Giang

Dân tộc người Giáy ở Yên Minh – Hà Giang tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng làm đa dạng và phong phú hơn bản sắc văn hóa dân tộc Hà Giang.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.