Làng nghề gốm sứ Bình Dương hứa hẹn sẽ khiến bạn thêm yêu ngành nghề truyền thống này cũng như nét đẹp văn hóa lâu đời của quê hương, đất nước mình. Khám phá ngay trong chuyến du lịch Bình Dương thôi!
Giới thiệu đôi nét về các Làng nghề gốm sứ Bình Dương
Bên cạnh được nhớ đến như “thủ phủ công nghiệp miền Nam” thì Bình Dương còn nổi tiếng với vô số làng nghề lâu đời. Dừng chân nơi đây, bạn không chỉ có thể tham quan và khám phá Làng nghề làm heo đất Lái Thiêu, Làng nghề mây tre đan, sơn mài, guốc mộc… mà còn có cơ hội tận mắt tìm hiểu về quá trình làm gốm sứ tại điểm đến sở hữu thương hiệu trứ danh trong và ngoài nước. Đó là Làng nghề gốm sứ Bình Dương.
Hiện nay, tỉnh này có 3 làng nghề chính là Tân Phước Khánh tọa lạc tại thị xã Tân Uyên, Làng gốm Lái Thiêu thuộc địa phận Thành phố Thuận An và Chánh Nghĩa (hay còn gọi là Làng Bà Lụa) ở Thành phố Thủ Dầu Một. Đây cũng được biết đến là những địa chỉ quy tụ hơn 300 cơ sở sản xuất cùng 500 lò gốm khác nhau nằm rải rác trên khắp địa bàn với đa dạng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Xem thêm: Di tích lịch sử Vườn cao su thời Pháp thuộc, vị chứng nhân của thời cuộc
Làng nghề gốm sứ Bình Dương là một trong những làng nghề có truyền thống lâu đời tại vùng đất này
Hướng dẫn cách di chuyển đến làng nghề
Tuy sở hữu 3 làng nghề gốm sứ nhưng Làng Tân Phước Khánh thuộc phường cùng tên, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương là một trong những điểm dừng chân được ưa chuộng nhất nhờ vào cung đường dễ đi. Có vị trí cách Thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 35km về phía Tây Bắc, để tới đây bạn có thể tham khảo các tuyến đường bên dưới.
– Đầu tiên bạn đi dọc theo đường Trường Chinh vào Xa lộ Hà Nội. Tiếp đến di chuyển tới Quốc lộ 1A rồi đường Tô Ngọc Vân KP5. Từ đoạn này, bạn đi dọc theo tuyến Hà Huy Giáp, Cầu Phú Long đến Đại lộ Bình Dương tại phường Lái Thiêu, Thành phố Thuận An. Sau khi qua cầu chạy hướng đường Quốc lộ 13 và TL746 là đến được phường Tân Phước Khánh.
Bình Dương sở hữu cho mình 3 cụm làng nghề gốm sứ lớn là Làng Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên), Lái Thiêu (Thành phố Thủ Dầu Một) và cuối cùng là Bà Lụa (Thành phố Thuận An)
– Cũng từ đường Trường Chinh bạn di chuyển theo hướng Xa Lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/Quốc lộ 1A, thế nhưng thay vì đi Tô Ngọc Vân thì bạn đi đường ĐT753 để đến phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên.
– Bạn tiếp tục xuất phát từ hướng Trường Chinh tuy nhiên đi theo đường Quốc lộ 22 vào các con đường bên trong thành phố như Lê Thị Hà, Đỗ Văn Dậy… đến ĐH404/ĐH405 rồi từ đó tới Làng nghề gốm sứ Bình Dương – Tân Phước Khánh.
Làng nghề gốm sứ Tân Phước Khánh là điểm đến có cung đường di chuyển dễ đi nhất nếu xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh
Khám phá làng nghề thủ công truyền thống
3.1 Nguồn gốc ra đời của các Làng nghề gốm sứ Bình Dương
Tương truyền các Làng nghề gốm sứ Bình Dương lần lượt ra đời vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Với nguồn nguyên liệu chất lượng tốt là đất sét cao lanh và củi đốt dễ khai thác, đội ngũ nghệ nhân với tay nghề vượt bậc nơi đây đã khai mở và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ này.
Trả lời cho câu hỏi vì sao đa số những chủ lò gốm tại Bình Dương đều có xuất thân là người Việt gốc Hoa thì theo người dân địa phương, ban đầu nhóm thợ Trung Quốc đến Việt Nam chơi với mục đích đơn giản là đi du ngoạn. Thế nhưng khi nhìn thấy được tiềm năng sáng giá về sản xuất gốm sứ ở vùng đất Đông Nam Bộ này thì họ đã quyết định ở lại kinh doanh và phát triển chúng trở thành các ngôi làng chế tác thủ công tồn tại đến hiện thời.
Lật lại lịch sử, các Làng nghề gốm sứ Bình Dương lần lựa ra đời vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20
3.2 Quy trình làm gốm đầy công phu tại làng nghề
Nhằm cung cấp nguyên liệu chính cho 3 cụm Làng nghề gốm sứ Bình Dương nổi tiếng là Làng Tân Phước Khánh, Lái Thiêu và Chánh Nghĩa, vùng đất này hiện có 83 mỏ khai thác đất sét lớn đạt trữ lượng lên đến 150 triệu tấn. Khi đến đây tham quan, bạn sẽ có cơ hội tận mắt tìm hiểu về quy trình làm gốm đầy công phu.
Bởi vì các sản phẩm được xuất ra thị trường như chén, bát, bình, chậu, tách trà… đều được làm hoàn toàn bằng tay sau đó nung bằng lò củi truyền thống nên kỹ thuật của người thợ nơi đây phải thật dày dặn, khéo léo và chuẩn xác. Mỗi mẻ gốm tạo hình xong xuôi sẽ được mang đi nung trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày. Tiếp đến chúng sẽ được thợ làm gốm phơi khô, tráng men sứ và cuối cùng là trang trí họa tiết, hoa văn đẹp mắt để tạo ra thành phẩm độc đáo.
Dừng chân nơi đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về quy trình làm gốm đầy công phu
Gốm sứ Minh Long là thương hiệu trứ danh trong và ngoài nước có xuất thân từ làng nghề Bình Dương
3.3 Danh sách những địa điểm tham quan mua sắm
Dưới đây là những điểm tham quan mua sắm phổ biến mà bạn có thể ghé đến sau khi khám phá một vòng Làng nghề gốm sứ Bình Dương. Note ngay vào Cẩm nang du lịch kẻo lỡ nhé bạn ơi!
Trung tâm Thương mại Minh Sáng Plaza
Địa chỉ: Số 888, đường Quốc lộ 13, phường Thuận Giao, Thành phố Thuận An
Liên hệ: (0274) 3784 576 – 784 577
Vườn Nhà Gốm
Địa chỉ: Số 120, đường Gia Long, phường Lái Thiêu, Thành phố Thuận An
Liên hệ: (0274) 2461 274
Cơ sở gốm Vạn Phú
Địa chỉ: Đường Bình Hòa, phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên
Liên hệ: (0274) 3611 520
Cơ sở Gốm Xưa
Địa chỉ: Số 59/1, đường Bình Hòa 1, phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên
Liên hệ: 0903 005 897 – 0911 577 775
Lò lu Đại Hưng
Địa chỉ: Phường Tương Bình Hiệp, Thành phố Thủ Dầu Một
Liên hệ: 0974 435 435
Ghi chú: Lò lu Đại Hưng là một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất
Còn chần chừ gì mà chưa đến đây khám phá về ngành nghề thủ công mỹ nghệ mang nét đẹp văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc này bạn ơi
Làng nghề gốm sứ Bình Dương hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những phút giây khám phá vô cùng thú vị trong chuyến du lịch của mình. Đừng ngần ngại đến đây nói riêng và các làng nghề khác như Làng Sơn mài Bình Dương, Làng nhang… nói chung để trải nghiệm và tìm hiểu về ngành nghề thủ công mỹ nghệ đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ này đồng thời thêm yêu nét đẹp văn hóa truyền thống quê hương mình nhé!