Tìm về chốn thanh tịnh tại Chùa Từ Đàm cổ kính giữa cố đô Huế

Chùa Từ Đàm là một trong những ngôi chùa linh thiêng và cổ kính bậc nhất ở cố đô Huế. Đến đây, bạn sẽ có những giây phút thư giãn, đắm chìm trong bầu không khí thanh bình, linh thiêng rời xa những ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống. Cùng 3vi.vn khám phá ngôi chùa cổ kính này nhé!

Đôi nét về Chùa Từ Đàm Huế

1.1 Thông tin chung về Chùa Từ Đàm

Địa chỉ: 1 Sư Liễu Quán, phường Trường An, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giờ mở cửa: 6h00 – 21h00, tất cả các ngày trong tuần.

Điện thoại: 0234 3898 561

Giá vé: hoàn toàn miễn phí

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 2 km về phía Tây, Chùa Từ Đàm tọa lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế với cổng chùa hướng về phía Đông Nam. Cùng với Chùa Thiên Mụ, đây là ngôi chùa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần và tín ngưỡng Phật giáo của người dân Huế nói riêng và người dân cả nước nói chung.

Chùa Từ Đàm Huế là một ngôi chùa in đậm các biến cố lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam. Nơi đây được nhiều Phật tử, Nhà sư đến hành hương, tìm hiểu Phật học, và là chốn linh thiêng mà du khách trong và ngoài nước đến lễ Phật, cầu an.

Tìm về chốn thanh tịnh tại Chùa Từ Đàm cổ kính giữa cố đô Huế

Bạn sẽ bắt gặp khung cảnh chùa Chùa Từ Đàm yên bình nằm sừng sững giữa ngọn đồi

1.2 Khám phá bề dày lịch sử của Chùa Từ Đàm linh thiêng

Được xây dựng vào năm 1693, Chùa Từ Đàm Huế đến nay đã hơn 300 tuổi. Đến năm 1935, công trình Phật giáo đồ sộ này được trùng tu và xây dựng kiên cố hơn hẳn nhờ phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển mạnh lúc bấy giờ. Ngôi chùa cổ này từng là trụ sở cho Giáo hội Hội Phật giáo của dải đất miền Trung. Đến năm 1938, Chùa Từ Đàm được An Nam Phật Học Hội tái thiết kế lại kiến trúc, bổ sung thêm phần cổng chùa, nhà thiền, tăng xá cùng các công trình phụ như nhà khách, nhà bếp, giảng đường và văn phòng Tỉnh Giáo Hội.

Để đáp ứng nhu cầu hành hương của Tăng Ni, Phật tử và du khách đến tham quan thưởng ngoạn phong cảnh, đến năm 2006, chùa được sửa chữa và trùng tu với quy mô lớn. Tuy nhiên, chùa vẫn giữ lối kiến trúc cổ điển ngày trước và bầu không khí thanh tịnh chốn Phật đường linh thiêng.

1.3 Ý nghĩa tên gọi Chùa Từ Đàm

Ban đầu, ngôi chùa có tên gọi là Chùa Ấn Tôn với ý nghĩa lấy sự truyền tâm làm tông chỉ trong đạo. Tên gọi này do Hòa Thượng Minh Hoằng Từ Dung – một vị Thiền sư Trung Hoa có công xây dựng chùa vào khoảng cuối thế kỷ XVII trên ngọn đồi Hoàng Long.

Vào năm 1841, tức đời vua Thiệu Trị, chùa được đổi tên thành Từ Đàm Tự. Theo đó, tên chùa gợi nhắc đến hình tượng Đức Phật, là áng mây lành mang nhiều điều tốt đẹp, từ bi tới che chở cho cả thế gian, khai sáng tâm hồn và phổ độ chúng sanh.

Xem thêm: Lạc bước giữa bức tranh thủy mặc đậm chất thơ tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế

Bỏ túi cách di chuyển đến Chùa Từ Đàm

Hiện nay, có nhiều phương tiện di chuyển đến Huế tiện lợi và thoải mái tha hồ cho bạn lựa chọn như xe khách, xe limousine, máy bay, tàu hỏa,… Khi đến thành phố Huế, bạn có thể thuê xe máy hoặc bắt taxi để đến tham quan Chùa Từ Đàm.

Đường đến Chùa Từ Đàm rất dễ đi, bạn yên tâm không sợ bị lạc đường đâu nhé. Lấy điểm xuất phát ở trung tâm thành phố Huế, bạn hãy di chuyển đến đường Điện Biên Phủ. Rẽ phải, ngay đoạn giao với đường Sư Liễu Quán là đến nơi rồi đấy.

Thời điểm thích hợp nhất trong năm để đi viếng Chùa Từ Đàm

Vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, bạn đều có thể viếng thăm Chùa Từ Đàm. Tuy nhiên, vào khoảng tháng 1 đến tháng 5 là mùa khô ở Huế, thời tiết mát mẻ, dễ chịu hoàn toàn phù hợp cho chuyến hành trình khám phá Huế cũng như ghé thăm ngôi chùa cổ kính này. Bạn nên lưu ý xem dự báo thời tiết để tránh những ngày mưa và giá rét nhé.

Khám phá nét đẹp cổ kính tại Chùa Từ Đàm

4.1 Cổng tam quan Chùa Từ Đàm

Tuy trải qua nhiều lần trùng tu, Chùa Từ Đàm vẫn giữ nét kiến trúc cổ xưa, đặc trưng của cố đô Huế. Đầu tiên phải kể đến cổng tam quan với mái ngói độc đáo, trang nhã. Giống với nhiều ngôi chùa dọc đất nước hình chữ S, cổng chùa cao, rộng và được thiết kế 3 lối đi riêng biệt. Đặc biệt, sau cổng trồng một cây bồ đề tán rộng được Hội trưởng Hội Phật học – bà Karpeles trồng ở chùa vào năm 1936. Tương truyền rằng, cây bồ đề này được chiết ra từ cây bồ đề gốc nơi Phật đắc đạo – Ấn Độ.

Tìm về chốn thanh tịnh tại Chùa Từ Đàm cổ kính giữa cố đô Huế

Toàn cảnh cổng tam quan Chùa Từ Đàm

4.2 Lối kiến trúc cổ điển độc đáo của chùa

Đi sâu vào trong khuôn viên chùa, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng lối kiến trúc truyền thống nhưng không kém phần độc đáo của Chùa Từ Đàm. Sở hữu diện tích rộng rãi, nằm trên đỉnh đồi cao, nơi đây cho bạn một không gian thoáng mát với hàng cây xanh rợp bóng.

Bước vào khuôn viên chùa, bạn sẽ bắt gặp sân chùa lát đá sạch sẽ, rộng rãi. Chùa còn xây dựng phòng lưu niệm với lối kiến trúc hiện đại được dùng như một viện bảo tàng Phật giáo. Nơi đây trưng bày nhiều kỷ vật liên quan đến ngôi cổ tự trong suốt thời gian hình thành và phát triển. Bạn có thể đến đây dạo quanh và tìm hiểu lịch sử của ngôi chùa cũng như cố đô Huế đấy.

Tìm về chốn thanh tịnh tại Chùa Từ Đàm cổ kính giữa cố đô Huế

Khuôn viên chùa rộng rãi, thoáng mát cho bạn những giây phút nhẹ nhàng, thư thái trong tâm hồn

Tiếp đến, khu vực chính của chùa bao gồm tiền đường, chính điện, nhà Tổ.

Phần tiền đường xây trên nền cao chừng 1,5 m được lát bằng đá hoa cương chạy chỉ. Được xây dựng theo lối kiến trúc cổ lầu, phần mái chùa mái chùa được tô điểm bởi những cặp rồng uốn lượn nằm đối xứng nhau. Hơn nữa, ngay dưới mái cổ lầu, những bức đắp nổi sự tích Đức Phật đặc sắc cùng các câu đối dài được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Có 2 lầu chuông trống lớn đặt dọc theo các cột trụ.

Khu chính điện được bài trí vô cùng tôn nghiêm với pho tượng đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni tọa trên tòa sen lớn, hai bên là phù điêu hai vị Bồ tát Phố Hiền và Văn Thù. Chính điện có chiều dài 42 m, chiều ngang 35,9 m, gồm hai phần (dưới là tầng hầm làm hội trường, trên là ngôi chánh điện), được xây dựng theo mô hình kiến trúc trùng thiềm điệp ốc – kiểu kiến trúc truyền thống của chùa cố đô Huế.

Tìm về chốn thanh tịnh tại Chùa Từ Đàm cổ kính giữa cố đô Huế

Lối kiến trúc cổ kính đơn giản của chính điện chùa

Bên phải chính điện là khu vực nhà nhà khách và phòng Tăng. Ngoài ra, trước nhà khách còn có một khu vườn nhỏ xanh mát thờ tượng bán thân của cư sĩ Tâm Minh.  Vòng ra phía sau chính điện chính là khu nhà Tổ trang nghiêm.

Tìm về chốn thanh tịnh tại Chùa Từ Đàm cổ kính giữa cố đô Huế

Tạm rời xa khói bụi chốn đô thị tấp nập, nơi đây cho bạn một cảm giác bình yên đến lạ

4.3 Bảo tháp Ấn Tôn

Khởi công xây dựng vào năm 2008 đến năm 2010 thì khánh thành, tháp Ấn Tôn 7 tầng của Chùa Từ Đàm cap 27 m được xây dựa theo hình dáng ngọn tháp bát giác, càng lên cao càng nhỏ lại. Mỗi tầng của tháp thờ một tượng Phật đúc bằng đồng.

Tìm về chốn thanh tịnh tại Chùa Từ Đàm cổ kính giữa cố đô Huế

Bảo tháp 7 tầng nằm trong khuôn viên Chùa Từ Đàm

Một số lưu ý khi đến viếng thăm Chùa Từ Đàm

Để có chuyến tham quan Chùa Từ Đàm đầy lý thú và trọn vẹn nhất, bạn hãy lưu ý một số điều mà 3vi.vn liệt kê dưới đây nhé.

– Hãy chú ý ăn mặc lịch sự, gọn gàng; nên mặc áo dài, áo tay dài, quần hoặc váy dài qua gối bạn nhé.

– Khi vào Chánh điện thắp hương nhớ để giày dép ngay ngắn bên ngoài.

– Đi nhẹ, nói khẽ, hạn chế làm phiền Phật tử và khách du lịch khi chụp ảnh.

– Bạn có thể thắp hương, thành kính cầu sức khỏe, bình an và tài lộc trước bàn thờ Phật.

– Bạn nên vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh chung và mỹ quan Chùa Từ Đàm.

Chùa Từ Đàm với bề dày lịch sử hơn trăm năm tuổi là nơi hướng con người đến với cái thiện, sống có lễ nghĩa. Với những chia sẻ trên, 3vi.vn hy vọng có thể gợi ý cho bạn một chốn sinh hoạt tâm linh thanh bình để thêm vào lịch trình Huế tự túc 3N2Đ đầy thú vị.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.