Trải nghiệm Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thú vị tại Đắk Lắk

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên hứa hẹn sẽ mang đến cho chuyến hành trình khám phá vùng đất Tây Nguyên nói chung và du lịch Buôn Ma Thuột nói riêng của bạn những trải nghiệm hết sức độc đáo. Từ nhạc cụ truyền thống dân tộc, âm thanh vang rền, những điệu múa tuyệt đẹp…, tất cả chỉ có tại lễ hội này.

Câu chuyện về sự ra đời của Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Nếu bạn là người yêu thích trải nghiệm các hoạt động mang đậm nét đẹp truyền thống văn hóa như Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, lễ cúng Bến nước, lễ Pơ Thi (bỏ mả)…, Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên hứa hẹn sẽ là một trong những dịp lễ mà bạn không thể bỏ qua khi ghé lại vùng đất đại ngàn.

Theo các bậc cao niên người Xơ Đăng (Xê Đăng) kể lại, trước đây có đàn voi dữ tràn về làng phá rẫy, phá buôn. Người dân tộc mang theo vũ khí cùng hợp sức tiêu diệt loài thú dữ, đánh nhau suốt mấy ngày mấy đêm nhưng bất thành. Sức cùng lực kiệt, họ đành chắp tay cầu thần Yàng.

Từ đâu bỗng đùn lên một ụ đất. Họ đào xuống thấy một vật bằng đồng to tròn, 4 người ôm không xuể, khi gõ vào phát ra tiếng vang lớn. Người Xơ Đăng mang vật bằng đồng này gõ vang cả rừng núi, đàn voi nghe tiếng liền kinh hãi mà bỏ vào rừng sâu. 

Trải nghiệm Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thú vị tại Đắk Lắk

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những lễ hội mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống rừng núi với nhạc cụ cồng chiêng độc đáo

Vật bằng đồng này sau được gọi là cồng chiêng và trở thành một loại nhạc cụ phổ biến ở buôn làng Tây Nguyên. Âm vang cồng chiêng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người đồng bào. Từ các nghi lễ khi thai nhi còn trong bụng mẹ đến lúc đứa trẻ được sinh ra và tham gia nhiều lễ hội khác, tiếng cồng chiêng đã luôn vang vọng bên tai.

Âm thanh gắn liền với vùng đất núi rừng có ý nghĩa hết sức đặc biệt này, đã cùng với Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên trở thành phương tiện duy nhất để thông linh với thần, giao hòa với đất trời và giao tiếp trong cộng đồng theo quan niệm của người đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, bài hát trên nền nhạc cồng chiêng trong lễ hội cũng mang ý nghĩa cầu mùa, bình an và hạnh phúc.

Trải nghiệm Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thú vị tại Đắk Lắk

Từ lâu, âm thanh cồng chiêng đã vang vọng khắp vùng đất Tây Nguyên, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người đồng bào dân tộc

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thường diễn ra từ tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 12 hàng năm, tuy nhiên không có thời gian cố định. Mỗi năm, lễ hội lại được tổ chức vào thời điểm khác nhau và luân phiên trong 5 tỉnh Tây Nguyên, bao gồm: Đắk Lắk. Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông và Gia Lai.

Do có vị trí là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của khu vực Tây Nguyên nên tỉnh Đắk Lắk là một địa điểm quan trọng hay được chọn để tổ chức lễ hội nhất. Vì lẽ này mà nơi đây có nhiều cồng chiêng nhất ở Việt Nam, và Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên diễn ra tại huyện Buôn Đôn, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk cũng được đánh giá là một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất.

Xem thêm: Tham gia Lễ cúng bến nước Buôn Ma Thuột nhiều cảm xúc

Trải nghiệm Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thú vị tại Đắk Lắk

Tuy thường diễn ra từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 12 nhưng Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên không có thời gian tổ chức cụ thể, mỗi năm lễ hội lại được tổ chức vào một thời điểm khác nhau

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên có gì đặc sắc?

3.1 Giới thiệu đôi nét về nhạc cụ cồng chiêng

Cồng chiêng là loại nhạc cụ làm bằng đồng, cứng rắn và phát ra âm vang mạnh mẽ. Thoạt nhìn cồng và chiêng có vẻ giống nhau, nhưng cách dễ nhất phân biệt 2 loại nhạc này đó là nhìn qua hình dáng bề ngoài: cồng có núm, còn chiêng thì không có.

Hầu hết cồng chiêng đều được làm từ kim loại đồng thế nhưng cũng có một số cái được làm từ hợp kim đồng pha thêm vàng, bạc hoặc đồng đen. Sự pha trộn này giúp sáng tạo nên nhiều loại âm thanh cồng chiêng khác nhau.

Trải nghiệm Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thú vị tại Đắk Lắk

Cồng và chiêng được ví von như những loại nhạc cụ làm bằng kim loại đồng “sống đời” với người dân vùng cao chất phác

3.2 Vũ điệu cồng chiêng đầy mê hoặc

Điểm sáng không thể bỏ lỡ của Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là màn biểu diễn vũ điệu cồng chiêng hết sức đặc sắc để cầu Thần Lửa. Trước hết, những vũ công mặc trang phục truyền thống dân tộc, mang theo các loại cồng chiêng với đầy đủ kích thước sẽ bước ra sân và chào mừng các bạn gần xa tham gia lễ hội.

Tiếp đến, lửa sẽ được đốt lên cùng với những lời cầu nguyện, vũ công sẽ bắt đầu gõ cồng chiêng và nhảy múa theo tiếng nhạc xung quanh đài cúng. Từ điệu Wă kwằng để cầu thần, đến điệu múa Mừng lúa mới, điệu múa A ráp mồ ô…, tất cả đều được biểu diễn hết sức đẹp mắt.

Trải nghiệm Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thú vị tại Đắk Lắk

Dưới âm thanh cồng chiêng vang rền, sôi động, vũ điệu cồng chiêng xung quanh đài cúng Thần Lửa dưỡng như trở nên mê hoặc hơn bao giờ hết

Người dân tộc có mặt trong lễ hội lúc này cũng sẽ tràn xuống khoảng sân rộng lớn để nhảy múa, ca hát cùng với những vũ công đang nhảy những điệu nhảy tuyệt đẹp. Tất cả hòa vang dưới âm thanh cồng chiêng vang rền cực kỳ sôi động.

Vũ điệu cồng chiêng không chỉ như giai điệu của thần, mang đến cho ai nấy tham gia lễ hội nét mặt phấn khích, vui tươi mà tiếng cồng chiêng trong trẻo như đưa khúc ca cầu mùa, bình an và hạnh phúc của người đồng bào nơi đây vang vọng cả núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.

Trải nghiệm Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thú vị tại Đắk Lắk

Bài hát ngân vang trên nền cồng chiêng lúc này chẳng còn là bài nhạc thông thường mà trở thành một giai điệu cầu mùa, bình an và hạnh phúc

3.3 Giao lưu văn hóa cồng chiêng

Sau vũ điệu cồng chiêng đầy mê hoặc, bạn sẽ có cơ hội giao lưu văn hóa cồng chiêng. Không chỉ giới thiệu về cuộc sống gắn với núi rừng, về loại nhạc cụ độc đáo – cồng chiêng, các lễ hội đặc sắc như Lễ hội đua voi Buôn Đôn, lễ hội Đâm Trâu, lễ hội Mừng lúa mới…, bạn còn có cơ hội đánh thử cồng chiêng.

Với sự hướng dẫn của nghệ nhân và vũ công, bạn sẽ có thể đánh một đoạn cồng chiêng ngắn hay nhảy một điệu múa của vùng đất núi rừng này. Đây hứa hẹn sẽ là những trải nghiệm văn hóa mà bạn chắc chắn sẽ không tìm thấy ở không gian giao lưu nào khác.

Trải nghiệm Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thú vị tại Đắk Lắk

Sau phần vũ điệu cồng chiêng (nghi lễ cầu Thần Lửa) là chương trình giao lưu văn hóa công trình, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm hết sức thú vị

Lưu ý khi tham gia Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

– Để cho trải nghiệm của mình thêm phần trọn vẹn, bạn nên tìm hiểu trước về Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, từ đó hiểu thêm về văn hóa thờ thần, ý nghĩa của nhạc cụ cồng chiêng trong đời sống tinh thần của người đồng bào dân tộc.

– Dù là lễ hội văn hóa nào, việc chú ý đến trang phục cũng rất quan trọng. Đến với lễ hội Cồng chiêng, bạn không cần phải mặc những bộ trang phục quá cứng nhắc hay trịnh trọng bởi vì sẽ rất khó để vui chơi và nhảy múa. Tuy nhiên cũng nên tránh những bộ cánh quá sặc sỡ, chất liệu lưới hay quá mỏng, quá ngắn.

– Cuối cùng, bạn nên lưu tâm các quy tắc tại nơi tổ chức Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên và tuân thủ theo để giữ an toàn cho bản thân, nhất là trong nghi lễ cầu Thần Lửa có phần đốt lửa lớn nhé!

Trải nghiệm Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thú vị tại Đắk Lắk

Bỏ túi một số lưu ý được tổng hợp từ nhà 3vi.vn để có một chuyến hành trình khám phá trọn vẹn hơn nhé, bạn ơi

3vi.vn vừa giới thiệu đến bạn Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên – một trong những lễ hội nuôi dưỡng văn hóa cồng chiêng cực kỳ đặc sắc tại vùng đất Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Nếu yêu thích tìm hiểu nét đẹp truyền thống văn hóa của người đồng bào dân tộc, còn chần chừ gì mà không ghi chú lại ngay lễ hội này thôi bạn ơi. Bên cạnh các lễ hội, tỉnh lỵ này cũng có những món ăn đặc sản rất ngon như Đọt mây gai DakLak, bơ sáp, gỏi đu đủ kiến lửa…, đừng quên thưởng thức các món ngon này để có một chuyến đi thêm phần trọn vẹn nhé!

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.