Lễ tết Chôl Chnăm Thmây tổ chức vào đầu năm mới chính là dịp lễ lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc Khmer. Du lịch Bình Phước vào thời điểm này, bạn sẽ được thỏa sức hòa mình vào dòng người đông vui đi trẩy hội đầu năm với nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị.
Câu chuyện về sự ra đời của Lễ tết Chôl Chnăm Thmây
1.1 Ý nghĩa của Lễ tết Chôl Chnăm Thmây
Nếu như Lễ hội mừng lúa mới chính là một dịp đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với người dân S’tiêng thì Lễ tết Chôl Chnăm Thmây lại chứa đựng nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bào Khmer. Trong quan niệm của người Khmer, Lễ tết Chôl Chnăm Thmây chính là dịp lễ lớn nhất trong năm và luôn được giữ gìn, phát huy qua từng thế hệ. Lễ hội này thường được tổ chức vào đầu xuân như một dịp để đồng bào Khmer bày tỏ tấm lòng biết ơn đến với thần linh, đất trời cũng như là khởi đầu cho một năm đầy những điều tốt đẹp.
Bởi vì ảnh hưởng khá sâu sắc về triết lý vô thường của Phật giáo nên Lễ tết Chôl Chnăm Thmây cũng là lúc mà đồng bào Khmer đi làm phước vào đầu năm mới. Chính vì điều này mà Lễ tết Chôl Chnăm Thmây càng trở nên ý nghĩa hơn. Qua đó, tâm hồn đẹp và cao quý của đồng bào Khmer cũng được thể hiện rõ nét khiến ai cũng mến thương, trân trọng.
Xem thêm: Lễ hội chọi trâu Hớn Quản và nét đặc sắc có một không hai
Trong quan niệm của người Khmer, Lễ tết Chôl Chnăm Thmây chính là dịp lễ lớn nhất trong năm và luôn được giữ gìn, phát huy qua từng thế hệ
1.2 Nguồn gốc tên gọi của lễ hội
Nói về tên gọi của lễ hội thì cái tên này xuất phát từ tiếng Khmer. Trong đó, “Chôl” nghĩa là “vào” và “Chnăm Thmay” được hiểu là “năm mới”. Cũng chính vì lẽ đó mà Lễ tết Chôl Chnăm Thmây cũng thường xuyên được tổ chức vào đầu năm, gần sát với lễ hội mừng lúa mới và Lễ hội cầu mưa Ấp Tà Kuông của người S’tiêng. Qua tên gọi của Lễ tết Chôl Chnăm Thmây, người dân nơi đây cũng muốn gửi gắm vào trong đó những hy vọng, mong ước về một mùa xuân sang đầy những điều tốt đẹp nhất.
Hình ảnh người dân tất bật chuẩn bị cho Lễ tết Chôl Chnăm Thmây vào đầu năm mới
1.3 Mục đích của lễ hội
Đối với người Khmer, Lễ tết Chôl Chnăm Thmây phải được tổ chức vào mùa xuân vì đây là thời điểm chuyển giao giữa hai mùa mưa và nắng nên sẽ là một khởi đầu cực kỳ tốt cho năm mới. Không chỉ là một ngày lễ bình thường, Lễ tết Chôl Chnăm Thmây còn là dịp để tỉnh Bình Phước kết nối mọi người lại với nhau, tạo thành một khối đoàn kết dân tộc to lớn. Thông qua Lễ tết Chôl Chnăm Thmây, người dân còn có thể hòa mình vào thiên nhiên và cầu khẩn những điều tốt đẹp nhất cho gia đình, bạn bè, công việc…
Giống như người Việt và người Hoa, Lễ tết Chôl Chnăm Thmây được người Khmer tổ chức còn nhằm để bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên đã luôn phù hộ họ trong thời gian vừa qua đồng thời thể hiện tinh thần luôn sẵn sàng đương đầu với khó khăn, gian lao vì một tương lai xán lạn hơn.
Lễ tết Chôl Chnăm Thmây phải được tổ chức vào mùa xuân vì đây là thời điểm chuyển giao giữa hai mùa mưa và nắng nên sẽ là một khởi đầu cực kỳ tốt cho năm mới
Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội
Lễ tết Chôl Chnăm Thmây được người Khmer tổ chức theo lịch cổ truyền của dân tộc mình, tức là vào tháng 4 dương lịch hằng năm. Dù đây đã là tháng thứ 5 theo Phật lịch nhưng trong quan niệm của họ thì tháng 4 vẫn được ví như là tháng đầu tiên trong năm. Không chỉ vậy, tháng 4 tính theo lịch dương cũng là lúc nơi đây vào mùa khô, bắt đầu một mùa vụ mới nên rất thích hợp để tổ chức Lễ tết Chôl Chnăm Thmây. Đối với người Khmer, chùa là nơi tôn nghiêm cũng như là điểm sinh hoạt chung nên lễ hội này cũng vì vậy mà được tổ chức tại hầu hết các chùa ở Bình Phước.
Lễ tết Chôl Chnăm Thmây được người Khmer tổ chức theo lịch cổ truyền của dân tộc mình, tức là vào tháng 4 dương lịch hằng năm. Ảnh: VnExpress
Lễ tết Chôl Chnăm Thmây có gì đặc sắc?
Không giống với Lễ hội Cầu bông Bình Phước, Lễ tết Chôl Chnăm Thmây ảnh hưởng sâu sắc vào niềm tin Phật giáo và Bàlamôn giáo. Chính vì vậy mà trong ba ngày Tết cổ truyền này, các nghi lễ đều được tiến hành tại chùa và tiến hành các nghi thức đặc trưng của Phật giáo. Cũng giống với người Kinh, ba ngày diễn ra Lễ tết Chôl Chnăm Thmây sẽ là khoảng thời gian để người dân về đoàn tụ với gia đình sau những ngày học tập, làm việc.
Bên cạnh dấu ấn Phật giáo đậm nét, Lễ tết Chôl Chnăm Thmây còn rất chú trọng cúng dường chu thiên. Họ thường chọn nhiều loại hoa quả khác nhau để cúng trong ba ngày diễn ra Tết cổ truyền. Đây được xem là tàn dư của đạo Bàlamôn. Vào ngày này, đồng bào Khmer sẽ thỉnh các nhà sư cùng tụng kinh ở nơi tháp cốt nhằm cầu siêu cho tổ tiên đã khuất.
Trong ba ngày tổ chức Lễ tết Chôl Chnăm Thmây, bạn sẽ được tham gia rất nhiều trò chơi dân gian cũng như được lắng nghe các cụ già làng kể chuyện thần thoại, cổ tích. Ngoài ra, những màn hát đối đáp, diễn roban, múa ramvông… cũng được thanh niên trong làng thể hiện vô cùng hấp dẫn cho bạn thỏa sức chiêm ngưỡng.
Chính vì vậy mà trong ba ngày Tết cổ truyền này, các nghi lễ đều được tiến hành tại chùa và tiến hành các nghi thức đặc trưng của Phật giáo
Họ chăm chút cho từng chi tiết nhỏ trong Lễ tết Chôl Chnăm Thmây lớn nhất năm
Video nổi bật về Lễ tết Chôl Chnăm Thmây
Lễ tết Chôl Chnăm Thmây vô cùng đặc sắc của đồng bào Khmer sinh sống tại Bình Phước. Video: Youtube/ĐỘC & LẠ PHƯƠNG NAM
Khám phá Lễ tết Chôl Chnăm Thmây nổi tiếng của dân tộc Khmer, bạn sẽ có dịp tìm hiểu thêm về đời sống văn hóa cũng như tinh thần của họ. Không chỉ là một dịp lễ lớn trong năm, lễ hội này còn mang ý nghĩa vô cùng quan trọng và gắn liền với đời sống của người dân nơi đây. Vì thế nếu có dịp đến Bình Phước vào đúng dịp đầu xuân, bạn đừng bỏ lỡ lễ hội vô cùng đặc sắc này nhé. Đừng quên đem theo cẩm nang du lịch để chuyến đi sắp tới có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Muôn vàn bí kíp hữu ích được chia sẻ trong cẩm nang chắc chắn sẽ giúp ích được bạn rất nhiều xuyên suốt chuyến khám phá.