Cầu ngói Thanh Toàn – 240 năm gắn liền cùng xứ Huế

Cầu ngói Thanh Toàn là một trong những điểm du lịch và di tích lịch sử có tiếng tại Huế mộng mơ. Nơi đây không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn mang giá trị tinh thần, chứng nhân lịch sử cho sự chuyển mình của cố đô ngàn năm văn hiến. Theo chân 3vi.vn để khám phá chi tiết hơn về cây cầu 240 năm tuổi này nhé.

Đôi nét về cầu ngói Thanh Toàn

1.1 Lịch sử cầu ngói Thanh Toàn

Cầu ngói Thanh Toàn thuộc địa phận xã Thủy Thanh, thuộc huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nếu di chuyển từ trung tâm thành phố, bạn sẽ vượt qua quãng đường khoảng 8km để tới được đây.

Theo ghi nhận của địa phương,  cầu ngói Thanh Toàn được một người cháu gái thuộc thế hệ thứ 6 của dòng họ Trần xây dựng. Họ Trần được coi là một trong những dòng họ khai khẩn nên ngôi làng này, tạo nên những đóng góp lớn lao trong lịch sử và thế hệ sau của làng. Cầu Thanh Toàn xây dựng theo lối kiến trúc rất thịnh hành thời bấy giờ là kiểu “thượng gia, hạ kiều” – trên nhà dưới cầu, có nghĩa là những cây cầu được bao bọc bằng mái che thiết kế như một ngôi nhà.

Cầu ngói Thanh Toàn - 240 năm gắn liền cùng xứ Huế

Cầu Thanh Toàn hiện nay là một trong những di tích nổi tiếng tại Huế, thu hút lượng khách tham quan đông đảo, là điểm nhấn của du lịch Huế

Cho đến hiện tại, những công trình cùng thời, đặc biệt là những cây cầu có thiết kế “thượng gia, hạ kiều” tại Việt Nam còn rất ít. Đặc biệt là việc còn giữ được hiện trạng nguyên vẹn, chất lượng chắc chắn, ít bị mục nát hao mòn sau khoảng thời gian dài hơn hai thế kỉ khiến cầu ngói Thanh Toàn thì lại càng đặc biệt hơn.

Cầu ngói Thanh Toàn - 240 năm gắn liền cùng xứ Huế

Cầu ngói Thanh Toàn trước khi được tu sửa cũng vẫn khá chắc chắn và mang một vẻ đẹp xưa cũ

Xem thêm: Cầu Trung Đạo – Cây cầu phong thủy hoàn mỹ nhất Việt Nam

1.2 Đặc điểm của cầu ngói Thanh Toàn

Cầu ngói Thanh Toàn chia làm 7 gian, mái che trên cầu được thiết kế với dạng ngói ống tráng men, khá giống với kiểu đình chùa cổ. Hai bên thành cầu là những dày bục gỗ và lan can để mọi người ngồi nghỉ lưng, câu cá. Những trụ gỗ này theo thời gian đã xuống cấp nên cần được trùng tu, thay mới. Và kỹ thuật sửa chữa tỉ mỉ nên sau nhiều lần trùng tu vẫn giữ nguyên được kết cấu kiến trúc nguyên bản của cây cầu.

Cầu ngói Thanh Toàn - 240 năm gắn liền cùng xứ Huế

Cầu ngói Thanh Toàn đã được tu sửa rất nhiều để giữ được hiện trạng và trở thành điểm tham quan an toàn với du khách

Cầu ngói Thanh Toàn đã được công nhận là là di tích cấp quốc gia năm 1990. Ngoài ra nhờ thiết kế truyền thống đặc trưng, hình ảnh cây cầu còn được in lên tem bưu chính và phát hành vào năm 2012 như một sự công nhận giá trị lịch sử và giá trị văn hóa lâu đời.

Cầu ngói Thanh Toàn - 240 năm gắn liền cùng xứ Huế

Cầu ngói Thanh Toàn đang được thành phố Huế đầu tư tu sửa, để ngày càng hoàn thiện mà vẫn không mất đi vẻ đẹp cổ xưa vốn có

Cùng với sự phát triển du lịch của cả nước nói chung và của Huế nói riêng, cầu ngói Thanh Toàn ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách. Nơi đây mang màu sắc văn hóa tiêu biểu và đậm nét, bước qua cầu bạn sẽ đến với những thôn quê yên bình của xứ Huế, nơi con người vẫn sống cuộc sống bình dị, yên bình, nơi văn hóa lâu đời được gìn giữ một cách trọn vẹn nhất.

Hướng dẫn đường đi đến cầu ngói Thanh Toàn

Từ trung tâm thành phố Huế, bạn đi theo hướng Đông Nam để đến được cầu ngói Thanh Toàn. Quãng đường khá gần, đi theo tuyến đường Tố Hữu, sau đó rẽ trái vào Hoàng Quốc Việt rồi đi thẳng khoảng gần 5km là tới nơi.

Vị trí trên bản đồ google map: Cầu ngói Thanh Toàn

Cầu ngói Thanh Toàn - 240 năm gắn liền cùng xứ Huế

Cầu ngói Thanh Toàn hòa hợp một cách kỳ diệu với không gian làng quê thanh bình xứ Huế, không gian bình dị, nhẹ nhàng, mộc mạc

Bạn có thể đi theo bản đồ google map để đến được cầu ngói Thanh Toàn hoặc hỏi đường người dân địa phương. Đường đi khá vắng xe nên bạn có thể yên tâm di chuyển. Ngoài ra bạn còn có thể kết hợp tham quan thêm sông Hương, chợ Đông Ba, Đại Nội Huế, hồ Thủy Tiên, lăng Khải Định… trong chuyến đi của mình để tiết kiệm thời gian cũng như có một ngày khám phá Huế trọn vẹn.

Ghé cầu ngói Thanh Toàn Huế có gì hấp dẫn?

3.1 Khám phá nét đẹp cổ kính của cây cầu 240 năm tuổi

Như đã nói, cầu ngói Thanh Toàn mang lối kiến trúc “thượng gia hạ kiều” rất đặc trưng trong lịch sử Việt Nam khoảng thế kỉ 17 – 18. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp lối kiến trúc này ở các công trình như cầu Khúc Thoại, cầu Phú Khê ở miền Bắc hay chùa Cầu ở Hội An…

Cầu ngói Thanh Toàn - 240 năm gắn liền cùng xứ Huế

Kiểu thiết kế “thượng gia hạ kiều” khá hiếm gặp hiện nay, cũng chính là sức hút của cầu ngói Thanh Toàn

Cầu ngói Thanh Toàn xây dựng trên một con mương – là nhánh nhỏ của sông Như Ý, có chiều dài 18 mét. Vật liệu chính làm nên cây cầu là những loại gỗ rất chắc chắn, xung quanh có rất nhiều cây cối mát mẻ. Kiến trúc cầu khá đơn sơ, đứng trên cầu bạn sẽ cảm thấy không gian mát mẻ nhờ hơi nước bốc lên từ mương và chất liệu ngói lưu ly cách nhiệt cũng rất tốt.

Cầu ngói Thanh Toàn - 240 năm gắn liền cùng xứ Huế

Người dân chèo thuyền trên nhánh sông nhỏ, hai bên bờ là rất nhiều cây bụi xanh tốt, mát mẻ

Dưới mương là những con thuyền nhỏ của người dân đánh bắt cá. Những chiếc vó được giăng trên sông, những khóm bèo trôi nổi, những bông hoa bèo tím ngắt mong manh trong gió càng tô điểm cho không gian thêm yên bình, thơ mộng.

Xem thêm: Cầu Trường Tiền – Sáu vài mười hai nhịp nhớ thương của mảnh đất Cố đô

3.2 Check-in sống ảo tại cầu ngói Thanh Toàn

Di tích cầu ngói Thanh Toàn mang vẻ đẹp cổ kính, nhuốm màu thời gian. Cùng với đó không gian làng quê xung quanh lại càng tô điểm đậm nét hơn cho vẻ đẹp bình dị, yên bình, mộc mạc này. Dòng sông êm đềm lững lờ trôi, không khí làng quê chẳng còn ồn ã, chẳng còn khói bụi.

Cầu ngói Thanh Toàn - 240 năm gắn liền cùng xứ Huế

Không gian thanh bình tại đây cho du khách những giờ phút nghỉ ngơi và tận hưởng sự yên bình trong tâm hồn

Vì thế tại đây bạn sẽ được tận hưởng những giờ phút nghỉ ngơi, để tâm hồn được thảnh thơi và bay bổng. Bạn có thể check-in cùng kiến trúc chùa độc đáo, chụp hình bên cây cổ thụ hay lấy view xa xa là ngôi làng bình yên trong ánh nắng nhàn nhạt. Chỉ cần một chút kỹ năng chụp hình bạn sẽ bắt được cái hồn của cảnh vật, để lại những bức ảnh ấn tượng cho chuyến đi khám phá cố đô với những di tích lịch sử ấn tượng như cầu ngói Thanh Toàn.

3.3 Tham gia lễ hội được tổ chức ở cầu ngói Thanh Toàn

Hàng năm, vào mùa lễ hội, khắp nơi trên xứ Huế lại nô nức không khí festival, và cầu ngói Thanh Toàn cũng không ngoại lệ. Người dân tại đây có truyền thống tổ chức lễ rước linh vị bà Trần Thị Đạo – người có công trong việc xây dựng cây cầu Thanh Toàn này. Lễ hội đi kèm với nghi thức bái tế còn tổ chức những trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co…

Cầu ngói Thanh Toàn - 240 năm gắn liền cùng xứ Huế

Lễ hội tại cầu Thanh Toàn diễn ra sôi nổi, tưng bừng với trò chơi chèo thuyền mà du khách có thể tham gia cùng người dân địa phương

Hòa mình vào không khí lễ hội, bạn sẽ hiểu hơn về nét đẹp văn hóa của người dân xứ Huế. Không những vậy, du khách còn có cơ hội thưởng thức những món đặc sản của riêng mảnh đất cố đô, làm quen những người bạn mới, tạo nên những kỉ niệm thật khó quên.

Tuy nhiên 3vi.vn muốn lưu ý đến bạn đó là lễ hội khá đông đúc, gồm cả người dân địa phương và khách du lịch tham gia. Vì thế bạn hãy cẩn thận tư trang, bảo quản tài sản cá nhân thật tốt để tránh bị kẻ xấu lợi dụng nhé.

Cầu ngói Thanh Toàn - 240 năm gắn liền cùng xứ Huế

Không gian lễ hội đông đúc nên du khách hãy cẩn thận tư trang để tránh bị kẻ xấu lợi dụng nhé

Trên đây 3vi.vn vừa cùng du khách khám phá về cây cầu hơn 200 năm tuổi của Huế chính là cầu ngói Thanh Toàn. Theo thống kê của Sở du lịch địa phương mỗi ngày cây cầu đón khoảng 200 – 300 du khách quốc tế ghé thăm, chưa kể khách du lịch trong nước. Như vậy bạn có thể thấy được sức hút của lối kiến trúc truyền thống mạnh mẽ như thế nào đối với bạn bè quốc tế. Vì thế hi vọng 3vi.vn hi vọng nếu có cơ hội đến Huế, bạn đừng bỏ lỡ di tích lịch sử này nhé.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.