Chiêm ngưỡng Chùa Phước Huệ Bảo Lộc mang phong cách kiến trúc ấn tượng

Chùa Phước Huệ Bảo Lộc từ lâu đã không còn là cái tên xa lạ đối với người dân sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Sở hữu lối kiến trúc độc đáo và đầy ấn tượng, ngôi chùa này chính là điểm đến hấp dẫn dành cho những ai đang có ý định du lịch Bảo Lộc.

Giới thiệu đôi nét về Chùa Phước Huệ Bảo Lộc

Địa chỉ: Số 695 đường Trần Phú, quốc lộ 20, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Nếu có dịp ghé đến Bảo Lộc, bên cạnh nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Chùa Linh Quy Pháp Ấn Bảo Lộc hay thác Dambri, bạn đừng bỏ lỡ một điểm đến cũng hấp dẫn không kém chính là Chùa Phước Huệ Bảo Lộc. Tọa lạc trên con đường Trần Phú nhộn nhịp, ngôi chùa với lối kiến trúc độc đáo theo hệ phái Bắc Tông này luôn thu hút đông đảo người ghé đến tham quan vào mỗi dịp cuối tuần. Vào các ngày lễ lớn, nơi đây lại trở thành địa điểm để Phật tử khắp nơi trên mọi miền đất nước cùng tề tụ lại để chiêm bái, nghe giảng pháp, sinh hoạt hoặc thọ bát quan trai giới…

Xem thêm: Chùa Hoa Nghiêm Bảo Lộc với kiến trúc Nhật Bản đặc sắc

Chiêm ngưỡng Chùa Phước Huệ Bảo Lộc mang phong cách kiến trúc ấn tượng

Chùa Phước Huệ Bảo Lộc tọa lạc trên con đường Trần Phú nhộn nhịp với lối kiến trúc độc đáo theo hệ phái Bắc Tông luôn thu hút đông đảo người ghé đến tham quan vào mỗi dịp cuối tuần

Chùa Phước Huệ Bảo Lộc có gì đặc sắc?

2.1 Lịch sử hình thành ngôi chùa nổi tiếng này

Vào năm 1936, Chùa Phước Huệ Bảo Lộc được chính tay người dân địa phương xây dựng trên làng Kon hin B’lao. Ban đầu, ngôi chùa này chỉ là một thảo am nhỏ được làm bằng tranh tre. Mãi đến năm 1945, ngôi thảo am này mới được các Phật tử dùng gỗ ván xây dựng nên thành một ngôi chùa nhỏ. Dần dần qua từng giai đoạn, các thầy trụ trì đã lần lượt cùng nhau tu sửa ngôi chùa, kêu gọi quyên góp các vật dụng bằng đồng để xây nên được ngôi Chùa Phước Huệ Bảo Lộc ngày nay. Qua biết bao năm tháng cùng nhiều nghi lễ trọng đại, ngôi chùa dần trở thành một điểm đến chiêm bái, tổ chức các lễ hội lớn, nơi sinh hoạt của các gia đình Phật tử cũng như đi vào nề nếp, quy củ hơn lúc đầu.

Chiêm ngưỡng Chùa Phước Huệ Bảo Lộc mang phong cách kiến trúc ấn tượng

Dần dần qua từng giai đoạn, các thầy trụ trì đã lần lượt cùng nhau tu sửa ngôi chùa, kêu gọi quyên góp các vật dụng bằng đồng để xây nên được ngôi Chùa Phước Huệ Bảo Lộc ngày nay

2.2 Kiến trúc độc đáo và ấn tượng của Chùa Phước Huệ Bảo Lộc

Khác với kiến trúc của Chùa Di Đà Bảo Lộc , ngôi chính điện của Chùa Phước Huệ Bảo Lộc được xây dựng với quy mô rộng lớn, bao gồm chiều ngang là 19m và chiều dọc lên đến 40m. Tầng trên của chính điện được tận dụng để thờ Phật. Trong khi đó ở tầng dưới thì được các thầy trụ trì làm nơi giảng pháp cho các Phật tử. Hai bên chính là trống và tháp đại hồng chung. Điểm nhấn của ngôi chính điện không thể không nhắc đến chính là tháp Đa Bảo cao 34m.

Ngôi Tăng đường của Chùa Phước Huệ Bảo Lộc được xây dựng với chiều ngang 11m và chiều dài 24m. Phật điện thì rộng rãi, thoáng mát được xây dựng và bài trí nhằm tạo cảm giác trang nghiêm. Bước vào bên trong Phật điện, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngay chính giữa cùng với đó là Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền được đặt ở hai bên. Tại đây còn có rất nhiều bức phù điêu độc đáo khắc họa các câu chuyện, sự thích chư Phật và Bồ tát. Chắc chắn rằng kiến trúc của điểm đến này cũng độc đáo, ấn tượng không thua kém gì Chùa Trà Bảo Lộc hay các địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn khác. Hãy ghé đến đây tham quan nếu có dịp khám phá Bảo Lộc bạn nhé!

Chiêm ngưỡng Chùa Phước Huệ Bảo Lộc mang phong cách kiến trúc ấn tượng

Ngôi chánh điện của Chùa Phước Huệ Bảo Lộc được xây dựng với quy mô rộng lớn, bao gồm chiều ngang là 19m và chiều dọc lên đến 40m

Video nổi bật về Chùa Phước Huệ Bảo Lộc

Chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của Chùa Phước Huệ Bảo Lộc. Video: Youtube/Lê Phước Vĩnh Hưng

Là ngôi chùa nổi tiếng được đông đảo người dân địa phương, các Phật tử lẫn mọi người khắp nơi trên dải đất hình chữ S đến tham quan vào mỗi dịp lễ hội, Chùa Phước Huệ Bảo Lộc trường tồn như một vẻ đẹp của năm tháng và trở thành danh lam thắng cảnh của tỉnh Lâm Đồng. Vào mỗi cuối tuần, nơi đây lại đón một lượng người đến tham quan, chiêm bái cũng như nghe giảng pháp và sinh hoạt tại chùa. Hãy lưu ngay địa chỉ của ngôi chùa này vào cẩm nang du lịch và đừng quên ghé đến khám phá vào một ngày không xa bạn nhé!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.