Chùa Ngọa Vân – Chốn “thánh địa” Phật giáo hùng vĩ và thiêng liêng

Chùa Ngọa Vân là một trong những di tích quan trọng nằm trong vùng lãnh địa tâm linh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây có vị trí vô cùng đặc biệt trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, vì đây là điểm dừng chân cuối cùng trong kiếp tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Với những ý nghĩa lịch sử linh thiêng cùng vẻ đẹp thiên nhiên còn ngưng đọng mãi từ bao đời, đã góp phần làm nên một chùa Ngọa Vân đặc sắc, ấn tượng như bây giờ.

Xác định tọa độ của chùa Ngọa Vân

Hạ Long nổi tiếng là cái nôi của Phật giáo Việt Nam với nhiều ngôi chùa đình đám khác nhau như: Chùa Cái Bầu, chùa Lôi Âm, chùa Yên Tử… Cũng vì lẽ đó mà nó được mệnh danh là “miền đất Phật” của nước ta, gắn liền với các câu chuyện lịch sử tu hành từ thời Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Chùa Ngọa Vân tọa lạc tại xã An Sinh và Bình Khê, thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Quần thể này được chia thành 4 khu với 15 cụm tháp, chùa khác nhau. Trong đó bao gồm: Ngọa Vân, Đá Chồng, Ba Bạc, Thông Đàn – Đô Kiệu. Riêng chùa Ngọa Vân tọa lạc tại trung điểm và là nơi thu hút nhiều du khách đến thăm viếng nhất.

Có thể bạn chưa biết, chùa Ngọa Vân còn có tên gọi khác là chùa am Ngọa Vân, với ý nghĩa là ngôi chùa nằm trên mây. Vị trí này cao hơn 500m so với mực nước biển, từ ngôi chùa bạn có thể phóng thẳng tầm mắt ra đồi núi trập trùng phía xa xa, nơi có mây trắng vờn quanh vào mỗi sáng sớm. Chưa dừng ở đó, chùa còn “tựa” lưng vào đỉnh Ngọa Vân quanh năm có lớp mây bao phủ, và phía xa xa còn có hình ảnh sông Cầm uốn lượn, xinh đẹp chẳng khác gì bức tranh tiên cảnh mà thiên nhiên ban tặng.

Xem thêm: Linh thiêng đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn tại Hạ Long

Chùa Ngọa Vân - Chốn “thánh địa” Phật giáo hùng vĩ và thiêng liêng

Bức tranh toàn cảnh chùa Ngọa Vân tọa lạc giữa biển rừng xanh mát

Thời điểm lý tưởng để tham quan chùa Ngọa Vân?

Với tọa độ lý tưởng, vào mỗi mùa trong năm chùa Ngọa Vân đều sở hữu những đặc trưng riêng tạo nên những vẻ đẹp khiến du khách phải xao xuyến vô cùng. Nhất là vào những ngày đầu năm, kéo dài từ tháng Giêng cho đến tháng Ba âm lịch.

Thời điểm này thời tiết tại đây khá trong lành, ôn hòa với tiết trời không quá nóng cũng không quá lạnh. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội sôi nổi như lễ hội Xuân Ngọa Vân, với ý nghĩa ấn tượng về những mong cầu bình yên cho chuyến hành hương trọn vẹn, suôn sẻ.

Ngoài khoảng thời gian trên, bạn cũng có thể ghé tham quan một số vãn cảnh tại khu vực Ngọa Vân vào các dịp trong năm. Đặc biệt phải kể đến mùa Vu Lan Báo Hiếu được tổ chức vào Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm.

Khám phá những điều độc đáo tại chùa Ngọa Vân

3.1 Chùa Ngọa Vân – Nơi ngưng đọng lịch sử lâu đời

Chùa Ngọa Vân là công trình được xây dựng vào thời vua Trần. Cho đến thời Hậu Lê, ngôi chùa tiếp tục được tôn tạo để hoàn thiện hơn về mặt kiến trúc. Đây là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông từng tu hành đắc đạo , do đó còn là thánh địa của Phật giáo Trúc Lâm.

Khi khám phá di tích chùa Ngọa Vân, bạn sẽ được tìm hiểu một quần thể gồm 3 tầng lớp vô cùng ấn tượng. Trong đó, lớp thấp nhất gồm 15 di tích nằm ở dưới chân núi. Cụ thể là rừng già Tàn Long, Thông Đàm, Đô Kiểu, Phủ Am Trà, bãi Đá Chồng, Ba Bậc… Những di tích này được gắn kết với nhau, tạo nên một con đường uốn lượn chạy dần lên đỉnh núi. Do đó, dọc trên đoạn đường chinh phục chùa Ngọa Vân, bạn có thể chiêm ngưỡng lần lượt những di tích đặc sắc này.

Chùa Ngọa Vân - Chốn “thánh địa” Phật giáo hùng vĩ và thiêng liêng

Một góc chùa với những ngôi đền nhỏ được xây dựng cách từ thời Phật hoàng Trần Nhân Tông

Khi đi hết lớp thứ nhất, bạn sẽ được trải nghiệm lớp thứ hai với những di tích nằm tại sườn phía Nam của núi Bảo Đài. Đây là một trong những công trình của chùa Ngọa Vân được trùng tu và xây dựng lại vào năm 2014. Để nói đến kiến trúc nơi đây, 3vi.vn vô cùng ấn tượng với kiến trúc hình chữ Nhị – Kiến trúc mô phỏng chùa Ngọa Vân được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng, bởi chùa được tạo thành từ hai tòa chính: Hậu đường và Tiền đường. Lớp thứ hai cũng là nơi thường xuyên được chọn làm khu vực tổ chức các lễ hội xuân và các nghi lễ quan trọng khác. Đặc biệt, bạn nhớ ghé đến đây vào dịp tháng 3 mỗi năm để có thể tham gia lễ cầu quốc thái dân an, lễ khai xuân và khám phá toàn thể quang cảnh tuyệt đẹp này của chùa.

Lớp cuối cùng cũng là lớp sở hữu tọa độ cao nhất mà 3vi.vn muốn giới thiệu với bạn, chính là di tích Ngọa Vân. Nhờ vào tọa độ lý tưởng này mà di tích Ngọa Vân nổi bật với vẻ đẹp huyền ảo, quanh năm được bao phủ bởi những lớp sương mù ảo diệu và khoảng trời thiên nhiên tuy nguyên sơ nhưng không kém phần diễm lệ. 

Chùa Ngọa Vân - Chốn “thánh địa” Phật giáo hùng vĩ và thiêng liêng

Dọc những lối cầu thang là điểm check-in lý tưởng với background “rất xanh, rất thiên nhiên”. Ảnh: @hanhbobo

Chưa dừng lại ở đó, đỉnh núi huyền ảo mà chúng ta đang nhắc đến ở đây còn là nơi lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử thiêng liêng, liên quan đến những ngày tháng cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông, cụ thể là : Ngọa Vân Thượng, Am Ngọa Vân – Nơi mà theo truyền thuyết, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nhập cõi niết bàn trên tảng đá lớn với dáng nằm sư tử, hay là Phật Hoàng Tháp – Nơi lưu giữ một phần xá lị của Phật hoàng và là nơi tọa lạc của đỉnh Bàn Cờ ở vị trí cao nhất.

3.2 Vẻ đẹp tuyệt tác của thiên nhiên nguyên sơ

Không chỉ lưu giữ những dấu tích đặc trưng, thiêng liêng về một thời lịch sử hào hùng của Phật hoàng Trần Nhân Tông, chùa Ngọa Vân còn là một nơi nổi bật bởi khung cảnh thiên nhiên tuy nguyên sơ nhưng lại vô cùng tuyệt đẹp. Tọa lạc ở khu vực vòng cung Đông Triều, chùa Ngọa Vân gần như được bao bọc và ôm ấp bởi những ngọn núi trải dài xanh mướt, trùng trùng điệp điệp. 

Có thể nói, thảm thực vật nơi đây vô cùng đa dạng, phong phú với nhiều loài thực và động vật quý hiếm, được gìn giữ nguyên vẹn cho đến thời điểm hiện tại. Nếu như bạn là một người yêu thiên nhiên, muốn chiêm ngưỡng những loài cây cổ với tuổi thọ trăm năm hay những rừng trúc bạt ngàn, thì bạn nhất định phải ghé đến nơi đây nhé.

Chùa Ngọa Vân - Chốn “thánh địa” Phật giáo hùng vĩ và thiêng liêng

Xung quanh chùa Ngọa Vân là dải màu xanh mát của rừng thông trải dài xa tít tận chân trời

Ngoài ra, hình ảnh Thông Đàn với dải rừng ngập tràn những cây thông cao, cùng tiếng thông đua nhau reo vi vu trong gió tựa cả dàn nhạc đang được tấu lên. Từ xa xưa, đây là nơi được các thiền sư chọn lựa làm nơi an táng sau khi viên tịch. Nó khá giống với nét phong thủy rất đặc trưng tại chùa Vân Tiêu bên Yên Tử, đó là khối kiến trúc độc đáo gồm một tòa tháp mộ được bao quanh bởi hai gốc thông cao vút. 

Chùa Ngọa Vân - Chốn “thánh địa” Phật giáo hùng vĩ và thiêng liêng

Tấm biển hiệu được thắp sáng khi bầu trời đã tắt hẳn những ánh nắng. Ảnh: hanhbobo

Chùa Ngọa Vân - Chốn “thánh địa” Phật giáo hùng vĩ và thiêng liêng

Bức tranh tĩnh lặng của chùa Ngọa Vân về đêm với những ánh đèn vàng trắng. Ảnh: @hanhbobo

Dù trải qua nhiều khoảng thời gian biến động, cảnh đẹp nơi đây vẫn phảng phất “hơi thở” của chốn bồng lai. Thảm thực vật nơi đây có thể nói rằng chúng tươi tốt quanh năm, ấn tượng nhất vẫn là hình ảnh những rừng thông, rừng trúc bạt ngạt. Nếu có dịp về Hạ Long, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa cổ, song song với đó là được hòa mình vào khoảng thời thiên nhiên vô cùng lãng mạn, thơ mộng của núi rừng.

Chùa Ngọa Vân - Chốn “thánh địa” Phật giáo hùng vĩ và thiêng liêng

Chiêm ngưỡng bức tranh tiên cảnh của không gian núi rừng rộng lớn từ tọa độ lý tưởng của chùa Ngọa Vân. Ảnh: @hanhbobo

Còn gì tuyệt vời và thanh tịnh hơn khi bạn được hành hương lên đỉnh Ngọa Vân, thắp nén nhang để chiêm bái Phật Hoàng và tản bộ xung quanh sân tiền đường, nhìn ngắm cả một vùng trời núi non tuyệt đẹp đang nằm xen lẫn những áng mây trắng,  tựa bức tranh thủy mặc tuyệt mỹ. Đấy cũng là thời khắc con người ta cảm nhận được sự bình yên, đẹp đẽ và nguyên sơ nhất trong tâm hồn. Nói đúng hơn, chùa  Ngọa Vân chính là món quà tuyệt vời mà đất Phật Ngọa Vân đã ban tặng cho bất kỳ du khách nào khi có dịp du ngoạn nơi này.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.