Chùa Ông Bổn Cà Mau và nét văn hóa đặc trưng của người Hoa

Chùa Ông Bổn Cà Mau tọa lạc tại phường 8, Thành phố Cà Mau. Đây là nơi diễn ra nhiều lễ hội thể hiện nét đẹp văn hóa tinh thần của người Hoa sinh sống tại Cà Mau. Nếu có dịp đi du lịch Cà Mau, các bạn không nên bỏ lỡ cơ hội tham quan địa điểm tâm linh này nhé!

Vùng đất Cà Mau chưa bao giờ khiến khách thập phương phải thất vọng, bởi nơi đây luôn đem đến một vẻ đẹp vừa bí ẩn, thơ mộng nhưng cũng không kém phần thú vị. Nhắc đến Đất Mũi, chắc hẳn có nhiều người nghĩ ngay đến Chợ nổi Cà Mau, Đền thờ Vua Hùng, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, công viên Đồi Chong Chóng… Tuy nhiên, ở bài viết lần này, 3vi.vn sẽ đưa các bạn đến khám phá một trong những địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng, đó là chùa Ông Bổn Cà Mau. Đây là địa danh nổi tiếng thể hiện nét đẹp văn hóa của người Hoa tại mảnh đất này. Cùng 3vi.vn khám phá rõ hơn ở bài viết này nhé!

Giới thiệu đôi nét về chùa Ông Bổn Cà Mau

1.1 Chùa Ông Bổn Cà Mau ở đâu?

Địa chỉ: Khóm 4, phường 8, Thành phố Cà Mau.

Trong những năm tháng hàng nghìn người Trung Hoa di dân bằng cách vượt biển, đất nước ta đã đón nhận không ít bản sắc văn hóa đặc trưng của họ. Từ ẩm thực, lối sống đến tín ngưỡng phương Bắc, những người Trung Hoa đã góp phần tăng thêm nét đẹp trong văn hóa Việt Nam ta, trong đó Cà Mau là một ví dụ điển hình. Chùa Ông Bổn Cà Mau là một trong những địa điểm du lịch tâm linh do chính người Hoa xây dựng.

Chùa Ông Bổn Cà Mau tọa lạc trên một con đường không quá đông đúc, tuy nhiên mỗi ngày đều có nhiều người dân đến đây thắp hương và cúng viếng. Đây là ngôi chùa có nét kiến trúc và phong cách thể hiện nét văn hóa Phật giáo của người Hoa. Ngôi chùa này là công trình được người Hoa đặt bàn thờ Ông Bổn. Tên thật của ông là Trịnh Hòa – Một viên thái giám dưới triều đại hoàng đế Minh Triều. Người dân Trung Hoa sau khi đến đây mong muốn ghi nhớ công đức của ông nên đã tự tay xây dựng ngôi chùa này. Ông được vua sắc phong là “Bổn đầu công công”, người Hoa gọi tắt là Ông Bổn. Chính vì vậy, người dân đã lấy danh xưng gọi tắt của ông để đặt tên cho ngôi chùa. 

1.2 Thời điểm lý tưởng để khám phá chùa Ông Bổn Cà Mau

Dựa vào cẩm nang khám phá Cà Mau của nhiều bạn mà 3vi.vn đã có dịp gom góp lại cho biết, nếu có ý định vãn cảnh chùa Ông Bổn hay những công trình tâm linh khác tại đây mọi người nên đi vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Khoảng thời gian này, Cà Mau khô ráo, không khí mát mẻ, trong lành. Điều này rất có ích cho việc di chuyển và tham gia nhiều hoạt động vui chơi ngoài trời. Hơn hết, nếu đến chùa Ông Bổn Cà Mau vào khoảng thời gian này, bạn còn có cơ hội tham gia lễ vía Ông Bổn diễn ra vào ngày 29 tháng 3  Âm lịch. Đây chắc chắn là một cơ hội tuyệt vời để bạn có thể tìm hiểu rõ nét hơn về nét văn hóa tâm linh đặc trưng của người Hoa. 

Bên cạnh đó, nếu đến Cà Mau vào thời điểm thời từ tháng 5 đến tháng 11, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển cũng như tham quan. Những cơn mưa kéo dài cộng với thời tiết thất thường có thể sẽ khiến chuyến đi của bạn không vui vẻ. Tuy nhiên, nếu chỉ rảnh vào khoảng thời gian này để đi du lịch Cà Mau, các bạn vẫn có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi thú vị vào mùa nước nổi. 

Chùa Ông Bổn Cà Mau và nét văn hóa đặc trưng của người Hoa

Chùa Ông Bổn Cà Mau có nét kiến trúc và phong cách thể hiện nét văn hóa Phật giáo của người Hoa sinh sống tại Nam Bộ 

Chùa Ông Bổn Cà Mau và nét văn hóa đặc trưng của người Hoa

Phía trước chánh điện của chùa Ông Bổn Cà Mau có một lư hương hình vuông, nặng 5kg

Xem thêm: Chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau, chốn linh thiêng của cộng đồng người Hoa

Khám phá chùa Ông Bổn Cà Mau

2.1 Lịch sử hình thành Chùa Ông Bổn Cà Mau 

Ông Bổn tên thật là Trịnh Hòa, giữ chức vụ Thái giám đời Vĩnh Lạc (1403 – 1424). Vua Tàu sai ông đi điều tra các nước miền Đông Nam Á. Trong quá trình đi điều tra, ông đã cố gắng hết sức để có thể liên lạc với những người Hoa sống ở nước khác, tích cực chăm sóc đời sống của họ. Không những thế, ông còn dạy họ phải cố gắng gìn giữ thuần phong mỹ tục. Khi trở về, ông mua ngọc ngà châu báu, nhiều sản phẩm đến từ các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Chiêm Thành, Mã Lai, Xiêm, Việt Nam… Bên cạnh đó, trong quá trình đi du hành, ông Trịnh Hòa còn cố gắng giúp đỡ dân chúng tìm được phương thức làm ăn và sinh sống lâu dài.

Sau khi ông mất, để tưởng nhớ công đức của Trịnh Hòa, người Hoa kiều hải ngoại đã lập thờ làm phúc thần. Vua Tàu đã phong sắc cho Trịnh Hòa chức tước “Bổn Đầu Công”, chính vì vậy mà người dân gọi tắt Ông Bổng. Đó là lý do tại sao, người Hoa sinh sống tại Cà Mau lại lập chùa Ông Bổn để tưởng nhớ công lao và ân đức của ông.

2.2 Kiến trúc độc đáo của chùa Ông Bổn Cà Mau

Theo 3vi.vn được biết, cách đây khoảng 200 năm, ngôi chùa này do người Phước Kiến cai quản. Chùa Ông Bổn Cà Mau ngày đó chỉ lợp bằng ngói. Sau một thời gian thì sửa sang lại bằng lá, gồm một căn và hai chái. Một tấm biển cao 8 tấc dài 1m50 được treo ở phía trên cột chùa. Trên bàn thờ có một lư hương làm bằng đá có quai hai bên. Lư hương hình vuông, nặng 5kg. Phía trước lư hương có một cái giá, chiều ngang độ 3 tấc, cao khoảng 3 tấc 5. Có một cuộn nhiễu dài 4 tấc được gác lên đầu hai con rồng. Phía trong cuộn nhiễu có hai ống tre, đây là nơi cất giữ hai sắc thần do chính nhà vua Tự Đức phong tặng. Chùa Ông Bổn Cà Mau mang vẻ đẹp kiến trúc đặc trưng, đại diện cho văn hóa tâm linh của người Hoa. Do đó, mỗi năm, lượng khách thập phương từ khắp nơi đổ về chùa Ông Bổn để tham quan và dâng hương ngày càng đông. Đây chắc chắn là địa điểm tham quan tại Cà Mau giúp bạn có nhiều cơ hội để tìm hiểu rõ nét hơn về vẻ đẹp văn hóa thú vị của người Hoa. 

2.3 Lễ vía Ông Bổn tại chùa

Không chỉ riêng Cà Mau mà nhiều tỉnh thành thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ vẫn lập miếu để tưởng nhớ công đức của Ông Bổn. Hàng năm, ngày 29/3 Âm lịch, đồng bào Hoa kiều sinh sống tại Cà Mau lại tổ chức lễ vía Ông Bổn tại chùa. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa mà người dân mong muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với vị phúc thần này. Nếu có dịp đi du lịch Cà Mau mùa này, 3vi.vn hi vọng bạn có cơ hội tham gia lễ vía Ông Bổn Cà Mau. 

Chùa Ông Bổn Cà Mau và nét văn hóa đặc trưng của người Hoa

Nhiều hình ảnh đậm nét văn hóa Phật giáo đặc trưng của người Hoa được vẽ lại một cách tinh xảo, chi tiết trên những bức tường

Chùa Ông Bổn Cà Mau và nét văn hóa đặc trưng của người Hoa

Bạn có thể check-in những shoot ảnh xinh đẹp với nét cổ kính bên cạnh những bức tường độc đáo, ấn tượng

Chùa Ông Bổn Cà Mau và nét văn hóa đặc trưng của người Hoa

Chùa Ông Bổn Cà Mau nhất định là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh mà các tín đồ Phật giáo không thể bỏ qua

Chùa Ông Bổn Cà Mau là một trong những địa điểm du lịch văn hóa tâm linh đặc trưng của đồng bào người Hoa tại Cà Mau. Với những thông tin mà chuyên mục cẩm nang du lịch đã cung cấp ở bài viết trên, 3vi.vn hi vọng bạn sẽ có một hành trình khám phá Cà Mau thật ý nghĩa và có nhiều niềm vui.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.