Chùa Phước Thành sở hữu công trình Quần thể tượng Phật đồ sộ

Chùa Phước Thành sở hữu kiến trúc độc đáo có 1 – 0 – 2 khiến bất kỳ ai du lịch An Giang cũng phải dừng chân nén lại nơi đây một chút để chiêm ngưỡng cảnh sắc hiếm có này. Để có được dáng vẻ tuyệt mỹ như ngày hôm nay, chùa đã qua nhiều lần trùng tu và tái kiến trúc. Cùng 3vi.vn tìm hiểu thêm nhé!

Cù Lao Giêng không chỉ nức danh tiếng bởi khung cảnh hữu tình, những vườn cây ăn trĩu quả mà còn nhiều công trình tín ngưỡng tâm linh đặc sắc. Một trong số đó phải kể đến là chùa Phước Thành, một tuyệt tác thu hút ngàn ngàn tín đồ Phật tử đến đây tham quan và chiêm bái mỗi năm.

Sơ lược về chùa Phước Thành

1.1 Chùa Phước Thành ở đâu?

Địa chỉ: Xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Chùa Phước Thành là niềm tự hào của người dân An Giang vì nơi đây đã được ghi nhận đạt kỷ lục Việt Nam với công trình Quần thể tượng Phật Tổ A Di Đà và 48 vị Bồ Tát, Thánh Chúng lớn nhất. Có phải nghe đến những công trình kiến trúc đồ sộ này thì bạn lập tức muốn đến đây ngay?

Chùa Phước Thành sở hữu công trình Quần thể tượng Phật đồ sộ

Chùa Phước Thành được Hòa thượng Thích Bửu Đức khai sơn tạo lập năm 1872

1.2 Hướng dẫn di chuyển đến ngôi chùa Phước Thành

Đế đến được chùa Phước Thành, bạn có thế đi theo hai hướng. Thứ nhất, bạn đi từ Long Xuyên qua phà An Hòa rồi cứ chạy thẳng tới ngã ba Kinh Cựu Hội. Tiếp đến, bạn rẽ trái vào bến đò Phủ Thờ và hỏi người dân nơi đây về ngôi chùa đạo Chim thì ai cũng sẽ chỉ một cách nhiệt tình. Thứ 2, bạn đi theo tỉnh lộ 942 về thị trấn Mỹ Luông, hướng này sẽ đơn giản hơn đôi chút. Bạn đi qua cầu Mỹ Luông – Tấn Mỹ, sau đó rẽ phải chạy thẳng tầm 5km sẽ thấy chùa Phước Thành nằm bên tay trái. Nhờ vào tượng Phật A Di Đà khổng lồ, cao sừng sững vượt lên giữa rừng cây xanh nên bạn có thể dễ dàng nhận ra chùa Phước Thành ngay trước mắt.

Chùa Phước Thành sở hữu công trình Quần thể tượng Phật đồ sộ

Nơi đây còn được người dân địa phương đặt cho cái tên thân thương là chùa Chim

Chùa Phước Thành sở hữu công trình Quần thể tượng Phật đồ sộ

Trong chiến tranh chùa Phước Thành là nơi các chiến sĩ cách mạng ẩn náu để âm thầm hoạt động

1.3 Lịch sử hình thành của chùa Phước Thành

Ra đời sau chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài), đến năm 1872 thì nơi đây mới được khai sơn tạo lập bởi Hòa thượng Thích Bửu Đức. Hiện nay, ngôi chùa này do Hòa thượng Thích Huệ Tài – Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh An Giang trụ trì.

Người địa phương còn gọi nơi này bằng tên gọi khác là chùa Chim. Nguồn gốc của cái tên này là do sau khi Hòa thượng Thích Bửu Đức xuất gia tầm 9 năm ở vùng Bảy Núi thì về quê hương Bình Phước Xuân tiếp tục tu hành. Đến một ngày nào đó, tự dưng có đôi chim Hồng Hạc từ vùng núi cao ấy đến đây và thu hút hàng ngàn con khác tập trung bay lượn rợp cả nền trời nơi này. Từ đó, Hòa thượng Thích Bửu Đức đã chọn địa điểm này để xây chùa Phước Thành.

Chùa Phước Thành sở hữu công trình Quần thể tượng Phật đồ sộ

Tượng Phật Tổ bên trong điện thờ

Xem thêm: Khám phá Thánh đường Cù Lao Giêng, nhà thờ cổ đẹp nhất miền Tây

Kiến trúc của ngôi chùa Phước Thành

Cũng giống như chùa Giồng Thành (Long Hưng Tự), nơi đây từng là nơi ẩn náu của các chiến sĩ hoạt động cách mạng trong 2 cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vậy nên cũng không qua bất ngờ khi biết rằng, ngôi chùa nhiều lần bị tàn phá dưới bom đạn quân thù. Sau nhiều lần sửa chữa, vào năm 1973, Hòa thượng Thích Huệ Tài chính thức tái thiết lại chùa Phước Thành. Vào năm 2005, chùa Phước Thành được mở cuộc trùng tu lớn cho chánh điện, khuôn viên và đặc biệt xây thêm những công trình khác. Điều này biến ngôi chùa từ nơi vốn sụp xệ do tàn tích chiến tranh trở nên uy nghiêm và tráng lệ với tổng diện tích hơn 4.000m2.

Không thua gì chùa Huỳnh Đạo với 50 bức tượng Phật bằng đá trắng tinh trong nhiều tư thế và trang phục khác nhau, nơi đây cũng gây được tiếng vang lớn khi vào năm 2012 chính thức khởi công xây dựng tượng Phật Tổ A Di Đà cao 39m cùng 48 vị Bồ Tát, Thánh Chúng. Được biết mỗi tượng cao 5m và được làm từ chất liệu bê tông cốt thép. Cho đến năm 2016, công trình mới hoàn thành và mang lại cho nơi đây vẻ đẹp đặc thù của Phật giáo. Với bàn tay nghệ nhân tài hoa của Phạm Văn Hải, trợ lý Thích nữ Như Thơ và Hòa thượng Thích Huệ Tài đã tạo ra những tuyệt tác để đời.

Phong cách thiết kế độc đáo khi phía trước chùa có 2 hành lang nối lên cao khiến cho bạn có thể ngước nhìn bức tượng Phật một cách rõ nét. Ngoài ra, mục đích của thiết kế này chính là để giúp những ai ghé thăm chùa đều có thể thấy hết được sự vĩ đại và đồ sộ của bức tượng.

Khi đến đây, bạn hãy thả mình vào không gian yên tĩnh cùng những tiếng kinh cầu, âm thanh chuông mõ của ngôi chùa. Hít thở thật sâu bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm của những làn khói trầm bay phảng phất khiến lòng mình như được lắng lại, mọi sự ồn ào của phố thị đều tan biến.

Khi bước ra khuôn viên, bạn sẽ thấy dưới chân tượng Phật A Di Đà có những biểu tượng mô phỏng Tháp Rùa, chùa Một Cột, Vịnh Hạ Long và hòn Phụ Tử… được tạc bằng đá trắng rất thú vị. Tất cả đã biến ngôi chùa thành điểm đến tâm linh thu hút biết bao nhiêu tín đồ tôn giáo khi đến vùng đất An Giang này. Dừng chân một chút, bạn mới thấy một khung cảnh thiên nhiên nơi đây tuyệt mỹ đến mức nào, trên cao là trời xanh mênh mông, bên dưới là kiến trúc chùa đẹp lạ thường.

Đứng tại sân lạy Phật, bạn phóng xa tầm mắt sẽ được mãn nhãn với cảnh sắc rung động lòng người của bầu trời, vườn cây ăn trái. Tất cả như tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của người dân xứ Cù Lao bao đời nay.

Chùa Phước Thành sở hữu công trình Quần thể tượng Phật đồ sộ

Một góc khuôn viên thanh tịnh, uy nghiêm của chùa

Chùa Phước Thành là địa điểm du lịch tâm linh được nhiều tín đồ Phật tử biết đến bởi vẻ đẹp hùng vĩ của tượng Phật Tổ A Di Đà cao 39m và 48 vị Bồ Tát, Thánh Chúng. Khi ghé thăm vùng đất linh thiêng An Giang, bạn sẽ sững sờ vì dù có rất nhiều ngôi chùa nhưng mỗi nơi lại mang một vẻ đẹp trang nghiêm khác nhau. Nếu bạn hứng thú với chốn linh thiêng này thì chần chừ gì nữa mà không lưu ngay địa chỉ vào cẩm nang du lịch của mình!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.