Cốm Nếp Phong Hậu – Đặc sản làm quà Phú Yên nức tiếng gần xa

Cốm nếp Phong Hậu là món ăn được đông đảo du khách ưa thích bởi lớp bánh dẻo thơm, sánh mịn cùng hương vị nước thắng đường vô cùng đặc trưng. Nếu có dịp khám phá Phú Yên thì bạn đừng quên thử qua món ngon này đấy. Cùng xem thêm một số thông tin về món cốm nếp này qua bài viết dưới đây nhé!

Cốm nếp Phong Hậu có gì đặc biệt?

Nếu người Hà Nội có cốm xanh làng Vòng, bánh cốm Hàng Than thì Phú Yên lại nức tiếng bởi món cốm nếp Phong Hậu. Cốm nếp Phong Hậu một trong những đặc sản Phú Yên nổi tiếng, là thức quà ăn chơi không thể thiếu vào các dịp lễ, tết ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ được nhiều người ưa chuộng. Khác với cốm miền Bắc được làm từ lúa nếp non khi đang còn nguyên màu xanh lá mạ và được gói kỹ càng trong lá sen, ăn kèm với chuối tiêu trứng cuốc. Cốm Phong Hậu cũng được làm bằng lúa nếp đã chín, khi ăn cốm thường phải uống kèm một cốc nước chè xanh.

Cốm Phong Hậu gồm có 5 loại cốm vắt, cốm bột, cốm dẻo (cốm gừng), cốm giòn và cốm bắp. Trong đó, cốm bột và cốm dẻo được thực khách ưa chuộng hơn cả và người làng Phong Hậu chủ yếu chỉ làm hai loại cốm này để gia tăng thu nhập.

Xem thêm: Về Phú Yên thưởng thức món gỏi sứa Đầm Ô Loan giòn dai cực ngon

Cốm Nếp Phong Hậu - Đặc sản làm quà Phú Yên nức tiếng gần xa

Cốm Nếp Phong Hậu phiên bản truyền thống

Cốm Nếp Phong Hậu - Đặc sản làm quà Phú Yên nức tiếng gần xa

Còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức món cốm nếp cùng một tách chè xanh

Quy trình tạo ra cốm nếp Phong Hậu

2.1 Các giai đoạn cơ bản tạo nên món cốm nếp Phong Hậu

Nguyên liệu tạo nên món cốm nếp Phong Hậu vô cùng đơn giản, đa số là những loại nguyên liệu có sẵn như gạo nếp, đường, các dụng cụ để trộn bột, giã bột, chảo để nấu đường. Ngày nay để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, nguyên liệu làm cốm cao cấp hơn từ gạo nếp cái hoa vàng, xay thành bột bằng máy. Muốn cốm nếp Phong Hậu dẻo thơm thì khi thắng đường người làm bánh phải nặn thêm tí chanh, bỏ thêm ít gừng giã nhỏ trong lúc chảo đường sôi vừa gia tăng hương vị cho cốm, làm cốm không bị khô.

Cốm Nếp Phong Hậu - Đặc sản làm quà Phú Yên nức tiếng gần xa

Cốm nếp Gừng với màu vàng khác biệt

2.2 Giai đoạn đúc khuôn và bảo quản cốm nếp

Sau khi cốm được trộn với nước đường thì thợ làm bánh tiến hành trộn đều hỗn hợp trên trong một cái thúng, dùng đôi tay chà đến khi nào bột thật xốp thì cho vào khuôn in, hai tay đè thật mạnh trên nắp khuôn. Kế đó, người thợ để khuôn cách mặt đất, hai ngón tay cái đè nắp khuôn để cho miếng cốm rơi ra ngoài. Tưởng chừng đơn giản nhưng làm cốm cũng rất công phu. Nếu người thợ rang cốm khéo thì cốm sẽ bung nở như cánh hoa và không bị vàng, cháy và khô cốm. Đường thẳng chưa tới độ, miếng cốm chống chảy nước. Quá tay một chút, cốm sẽ bị khê, đen và khét, mất đi mùi vị của hương nếp đồng quê.

Cốm Nếp Phong Hậu - Đặc sản làm quà Phú Yên nức tiếng gần xa

Cốm bắp cũng được nhiều người ưa thích

Làng cốm nếp Phong Hậu

Tuy làng Phong Hậu ngày nay chỉ còn khoảng 20 gia đình làm cốm thường xuyên, tuy nhiên nghề cốm vẫn là nghề chính được công nhận là nét văn hóa truyền thống tại địa phương này. Mỗi mùa Tết đến thì vẫn có khách đặt hàng trăm bánh cốm nếp. Đừng quên ghé thăm làng cốm này trong hành trình khám phá Phú Yên, bạn nhé!

Cốm Nếp Phong Hậu - Đặc sản làm quà Phú Yên nức tiếng gần xa

Món côm quen thuộc với tuổi thơ của bao thế hệ học sinh

Những chia sẻ về cốm nếp Phong Hậu cũng đã kết thúc bài viết này. Hy vọng những thông tin cơ bản về món đặc sản này sẽ khiến bạn thích thú và mong muốn được khám phá mảnh đất Phú Yên hơn nữa. 3vi.vn hy vọng bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời trong lịch trình khám phá Phú Yên.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.