Đại Nội Huế là một công trình kiến trúc cổ kính và độc đáo mà bạn không thể bỏ qua khi đến với Cố đô Huế. Đến Huế bạn không chỉ thưởng thức những cảnh đẹp thơ mộng mà còn được trải nghiệm, khám phá những vết tích cổ còn lưu lại tại Đại Nội Huế. Cùng khám phá nhiều hơn qua bài viết này nhé!
Đôi nét về Đại Nội Huế
Địa chỉ: Đường 23/8, P. Thuận Hòa, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng chính là Đại Nội Huế, một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế từ thời nhà Nguyễn. Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Huế chính vì thế không quá khó khăn để bạn có thể di chuyển tới đây. Ngoài việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì bạn cũng có thể sử dụng các phương tiện như xích lô, xe ôm hay taxi đấy nhé.
Đại Nội Huế được xây dựng từ nửa đầu thế kỉ XX, đây là một trong số các di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới từ năm 1993. Đại Nội Huế chính là nơi sinh hoạt và diễn ra các hoạt động của vua chúa Nguyễn cùng triều đình phong kiến cuối cùng của nước ta.
Khu di tích này là công trình có quy mô đồ sộ nhất lịch sử Việt Nam với thời gian xây dựng kéo dài trong nhiều năm với hàng vạn người thi công cùng các hoạt động lấp sông, đào hào, đắp thành, bên cạnh đó là khối lượng đất đá khổng lồ lên tới hàng triệu mét khối. Đến thăm quan quần thể di tích Đại Nội Huế, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình miếu thờ, đền đài và cung điện nguy nga bề thế. Với vẻ đẹp tráng lệ kết hợp với nét kiến trúc độc đáo hứa hẹn sẽ là điểm đến mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.
Xem thêm: Công viên hồ Thủy Tiên – Công viên nước mang vẻ đẹp đầy ma mị tại Huế
Nhìn từ xa Đại Nội Huế mang nét đẹp cổ kính mang đậm dấu ấn xưa cũ
Lịch sử Đại Nội Huế – Chốn tinh hoa triều đại nhà Nguyễn
Huế là vùng đất bình yên với dòng sông Hương thơ mộng, vua Gia Long đã lựa chọn nơi này để xây dựng công trình Đại Nội Huế vào năm 1803. Phải mất 30 năm, công trình này mới chính thức được hoàn thành trọn vẹn. Không chỉ là nơi in đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc, Đại Nội Huế còn được xây dựng với lối kiến trúc cung đình Huế với từng đường nét, cách thức bài trí tinh xảo. Cho đến nay, nơi đây vẫn luôn là biểu tượng cho vùng đất cố đô dưới thời nhà Nguyễn.
Đại Nội Huế được xây dựng lên với hai phần, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành là khu vực riêng biệt dành cho vua chúa và gia đình nhà vua. Bên trong mỗi khu vực lại có nhiều công trình, khu vực tham quan khác nhau. Khi tới đây, bạn có thể tham quan lần lượt các địa điểm từ cửa Ngọ Môn vào đến Tử Cấm Thành.
Đại Nội Huế nhìn từ trên cao vô cùng rộng lớn
Các điểm tham quan trong khuôn viên Đại Nội Huế
Đại Nội Huế trở thành một trong những điểm thu hút du khách khi đến tham quan cùng đất Cố đô Huế thơ mộng, hữu tình.
3.1 Khu Hoàng Thành
3.1.1 Cửa Ngọ Môn
Cổng Ngọ Môn hay Cửa Ngọ Môn là một trong số những công trình được xây dựng đồ sộ, hoành tráng nổi bật với các đường nét hoa văn hết sức tinh xảo. Đây được xem là bộ mặt đại diện cho Đại Nội Huế nên được thiết kế rất chắc chắn gồm nhiều hào nước xung quanh. Cổng Ngọ Môn của khu vực Hoàng thành có 5 cửa đặt nơi đây, trong đó cửa chính ở giữa từng dành cho vua, hai cổng bên dành cho quan văn và quan võ đi lại. Còn lại, khu vực hai cổng bên quanh là dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu vua để bảo vệ cũng như hầu hạ vua. Mặc dù đã trải qua gần 2 thế kỷ và chứng không ít thăng trầm trong các cuộc chiến tranh lịch sử thế nhưng Cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại bền vững theo thời gian và trở thành một kiệt tác kiến trúc cổ xuất sắc. Đứng tại Cổng Ngọ Môn bạn còn có thể phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn dòng sông Hương thơ mộng.
Từng đường nét điêu khắc tỉ mỉ và tinh xảo vô cùng
3.1.2 Điện Thái Hòa
Không chỉ là công trình nghệ thuật kiến trúc nổi bật, Điện Thái Hòa còn là một biểu tượng về quyền lực của hoàng triều nhà Nguyễn thời bấy giờ. Điện Thái hòa là công trình quan trọng bậc nhất trong tổng thể Đại Nội Kinh Thành Huế, nơi đây còn địa điểm diễn ra các buổi thiết triều quan trọng của triều đình nhà Nguyễn.
Chất liệu để xây dựng nên Điện Thái Hòa phần lớn là bằng gỗ lim. Phần mái điện, cột… được điêu khắc hình rồng uốn lượn đầy tinh tế và tỉ mỉ. Ngai vàng của vua được đặt ngay chính giữa điện tại vị trí được coi là trang nghiêm nhất, nơi mà vua thường ngồi trong các buổi thiết triều.
Hình ảnh quen thuộc tại cung đình nhà Nguyễn thời xưa
3.2 Khu Tử Cấm Thành
3.2.1 Đại Cung Môn
Đại Cung Môn là cửa chính (hướng nam) vào Tử Cấm thành, gồm có 5 gian 3 cửa và được xây dựng vào thời vua Minh Mạng, năm 1833. Đại Cung Môn nhìn về phía trước sân chính là Điện Thái Hòa, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, phía trên lợp bằng ngói hoàng lưu ly. Công trình Đại Cung Môn đã từng bị phá hủy nhiều lần trong chiến tranh, tuy nhiên hiện nay khu vực này đã được Trung tâm bảo tồn Di tích Huế nghiên cứu để phục dựng lại.
Các bức tượng bằng đã cũng được phủ rêu phong nhìn rất ma mị nhưng không kém phần trang nghiêm
3.2.2 Tả Vu và Hữu Vu
Tả Vu và Hữu Vu là hai tòa nhà được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, nơi đây là chỗ dành cho các quan văn, quan võ chuẩn bị trước cho các nghi thức của buổi thiết triều, yến tiệc hay các cuộc thi Đình. Hai tòa nhà này là số ít công trình còn sót lại sau chiến tranh, ngày nay Tả Vu được dùng để trưng bày hiện vật, Hữu Vu trở thành nơi dành cho du khách tham quan. Ở đây được trang trí vô cùng lộng lẫy vì vậy bạn đừng quên check-in Huế nha.
3.2.3 Điện Cần Chánh
Điện Cần Chánh là điểm tham quan tại Huế nằm trong khu Đại Nội Huế. Nơi đây nằm thẳng với Điện Thái Hòa theo hướng Bắc Nam, đây là nơi để vua thiết triều. Điện Cần Chánh được xem là địa điểm đẹp nhất trong toàn bộ Tử Cấm Thành.
Bên trong di tích này có nhiều khu vực được dát vàng
3.2.4 Thái Bình Lâu
Thái Bình Lâu được vua Khải Định khởi công xây dựng vào năm 1919 và hoàn thành năm 1921. Đây là nơi để vua nghỉ ngơi lúc rảnh rỗi, đọc sách viết văn, làm thơ. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp để bạn có thể thoải mái ngắm cảnh, thư giãn.
3.2.5 Cung Diên Thọ
Trong số nhiều cung điện trong Hoàng thành Huế, Cung Diên Thọ được xem là một hệ thống kiến trúc cung điện mang tầm cỡ quy mô nhất ở Huế còn lại cho đến ngày nay. Nơi đây từng là nơi ở của Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái Hậu, những người phụ nữ quyền lực nhất bên cạnh vua.
Không chỉ là địa điểm yêu thích của du khách trong nước mà Đại Nội Huế còn thu hút một lượng lớn du khách nước ngoài
Nên tham quan Đại Nội Huế vào tháng mấy?
Huế là một tỉnh thuộc miền Trung, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Thời điểm phù hợp nhất để đến Đại Nội Huế là vào mùa xuân khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3. Đây là thời điểm tiết trời mát mẻ và dễ chịu nhất, cây cỏ cũng đâm chồi nảy lộc cho bạn tha hồ dạo mát và thưởng ngoạn cảnh đẹp.
Từ tháng 4 đến tháng 5 là khoảng thời gian cũng được nhiều du khách ưa chuộng bởi thời gian này sẽ diễn ra lễ hội Festival Huế. Festival ở Huế được tổ chức hằng năm, được biết là lễ hội lớn và đặc sắc nhất ở Huế cũng như khu vực miền Trung là một trong những lễ hội lớn nhất ở Việt Nam. Những bộ áo dài màu tím thướt tha trong lễ hội Festival Huế mang nét đẹp nàng thơ. Đây cũng là dịp quy tụ nhiều chương trình nghệ thuật văn hóa đặc sắc mà bạn không nên bỏ lỡ.
Đại Nội Huế vào mùa lễ trông vô cùng uy nghiêm
Công trình kiến trúc Đại Nội Huế vẫn luôn sừng sững oai nghiêm dù đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố của lịch sử. Nơi đây mãi là một tài sản văn hóa truyền thống quý báu của lịch sử triều Nguyễn để lại. Hy vọng bạn sẽ ghé đến điểm tham quan này trong lịch trình khám phá Huế và đừng quên bên cạnh cảnh vật tươi đẹp thì tại đây cũng có rất nhiều đặc sản Huế mà bạn không nên bỏ qua.